Khác với ba tháng đầu, ba tháng giữa là thời gian bé phát triển mạnh mẽ để hoàn thiện cơ thể. Lúc này mẹ cần bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất. Đây cũng là thời gian mẹ bầu thường tăng cân vượt bậc trong suốt cả thai kỳ.
Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với mẹ bầu trong 3 tháng giữa
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Chế độ dinh dưỡng thời kỳ này có thể tăng gấp 2 đến 3 lần bình thường và mẹ thường tăng khoảng 4kg.
3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên ăn nhiều để bé có đủ dưỡng chất phát triển
Tháng thứ 4
Mức calo mẹ bầu nên bổ sung từ tháng tư sẽ tăng lên 300 -350 calo thay vì 200-300 calo như ba tháng đầu. Mỗi tháng mẹ bầu cũng tăng từ 2 đến 2,5 kg.
Sắt, canxi, vitamin A, C là những thành phần dinh dưỡng mẹ không nên để thiếu trong ba tháng giữa này.
Mẹ nên ăn khoảng sau 4 giờ một lần, tránh bỏ bữa. Lúc này mẹ đã không còn những cơn ốm nghén tập kích nên cứ vô tư ăn uống. Nhưng mẹ vẫn nên hạn chế các loại thứ ăn nhanh, nhiều đường và có chất kích thích.
Tháng thứ 5
Canxi trong giai đoạn này là cực kỳ cần thiết vì thời điểm này bé phát triển mạnh khung xương. Các dấu hiệu cho thấy mẹ bị thiếu canxi và cần bổ sung là tê ngón tay, thốn gót… Mẹ nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn uống viên tổng hợp bổ sung.
Mẹ cũng nên uống các viên tổng hợp để bổ sung dưỡng chất cho bé theo đơn của bác sĩ
Thời điểm này lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên. Do đó mẹ cần uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình điện giải được xảy ra thuận lợi. Mẹ có thể uống một số loại nước khác bổ sung như nước mía, nước dừa nhưng không nên uống quá nhiều.
Tháng thứ 6
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất là điều mẹ nên tiếp tục duy trì. Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung chất béo để giúp bé hoàn thiện hệ thần kinh. Các chất béo có nguồn gốc thực vật thì tốt hơn có nguồn gốc động vật.
Sắt và vitamin A cũng là những dưỡng chất trong thời điểm này mẹ nên chú trọng bổ sung để phát triển thị giác cho bé và tránh thiếu máu. Khi cung cấp sắt mẹ cũng nên bổ sung vitamin C để cơ thể dễ hấp thụ nhé.
Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm cơ thể mẹ bầu ổn định. Nhưng đừng vì thế mà mẹ lơ là việc chăm sóc cho bản thân.
Các nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho mẹ bầu trong ba tháng giữa
Bổ sung axit folic, sắt, canxi và kẽm
Canxi là dưỡng chất quan trọng có nhiều trong các sản phẩm từ sữa mẹ nên bổ sung trong ba tháng giữa.
Nhóm dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ cho quá trình phát triển xương mạnh mẽ của bé trong ba tháng giữa. Đây cũng là lúc bé phát triển khuôn mặt, tay chân và não bộ. Mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có thể cung cấp sắt, kẽm, canxi, axit folic hợp lý cho cơ thể.
Thực phẩm giàu sắt là gan động vật, thịt bò, rau lá xanh… Thực phẩm giàu kẽm là hàu, thịt, gan, trứng, hải sản… Mẹ nên bổ sung vitamin C để cơ thể hấp thu tốt sắt và mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 20mg kẽm.
Thực phẩm giàu canxi là sữa, đậu nành, tôm, rong biển… Nếu uống sữa, mỗi ngày mẹ bầu nên uống 300 đến 500ml.
Tinh bột
Tinh bột nếu ăn quá nhiều có thể gây ra tăng cân mất kiểm soát, tiểu đường… Thế nhưng nếu thiếu tinh bột thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ. Do đó, mẹ nên duy trì cung cấp tinh bột vừa phải từ bánh mì, cơm, ngũ cốc…
Tìm hiểu thêm: Sinh mổ có nên đặt vòng tránh thai hay không?
Nên duy trì cung cấp tinh bột cho cơ thể từ bánh mì, cơm…
Chất xơ trong tinh bột còn hỗ trợ mẹ bầu quá trình tiêu hóa và chuyển hóa một số chất quan trọng.
Protein và vitamin
Thịt chứa nhiều protein và rau quả chứa nhiều vitamin. Do đó để bổ sung nhóm dưỡng chất này mẹ chỉ cần hài hòa bữa ăn đủ món mặn và rau.
Protein là nguồn dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên các tế bào. Do đó, sự thiếu hụt chất này khiến bé bị nhẹ cân hay thậm chí khiếm khuyết.
Thực phẩm mẹ không nên ăn
Gia vị mang tính nóng và cay
Ớt tiêu, quế, nghệ, gừng…khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu có thể gặp trục trặc và làm cho cơ thể dễ mất nước. Từ đó, phát sinh ra một số bệnh trongt thau kỳ như đau dạ dày, trĩ, táo bón… Nhất là bệnh táo bón có thể gây ra những nguy cơ như sinh non hay làm động thai nhi.
Gia vị cay nóng không tốt cho mẹ bầu.
Đồ uống kích thích
Chất cafein được khuyến cáo chỉ dùng dưới 200mg mỗi ngày cho mẹ bầu để đảm bảo an toàn. Nếu vượt số này thì chúng có khả năng gây sẩy thai.
Một số phản ứng mẹ bầu có thể gặp khi dùng đồ uống có cồn hay chứa nhiều caffein là đau đầu hay buồn nôn, tăng huyết áp…
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu hãy tránh nhóm thực phẩm này.
Đồ ngọt
Đồ ngọt không chỉ gây nên béo phì ở người dùng mà còn khiến cho cơ thể tiêu tán một lượng canxi rất lớn. Điều này là những tác động nguy hại đến cho mẹ bầu và sự phát triển của bé. Hơn nữa, ăn đồ ngọt có thể khiến mẹ đầy bụng nhưng lượng chất dinh dưỡng lại vô cùng thiếu hụt.
Các loại bánh ngọt cũng không được khuyến khích dùng cho mẹ bầu
Mì chính
Với thành phần chính là sodium glutamate có thể kết hợp với kẽm và khiến cả hai bị đào thải qua đường nước tiểu, mì chính gây nên sự thiếu hụt kẽm cho mẹ bầu. Trong khi đó kẽm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Tốt nhất, mẹ nên hạn chế mì chính trong nêm nếm món ăn của mình.
Nhân sâm
Nhân sâm là loại thuốc bổ và quý nhưng với phụ nữ mang thai thì nó chỉ có hại không có lợi. Bởi vì nhân sâm khi dùng cho thai phụ sẽ khiến cho âm khí bị hao tổn, sưng phù và tăng huyết áp. Thai nhi dễ bị động hay bị sẩy khi mẹ sử dụng nhân sâm. Điều này cũng đúng với lại long nhãn, mẹ cũng không nên sử dụng.
Đồ hộp
>>>>>Xem thêm: Vì sao thai phụ không nên leo cầu thang vào tháng cuối?
Thức ăn hộp cũng là một trong những thứ chống chỉ định với mẹ bầu
Đồ hộp nằm trong danh sách này vì chúng chứa chất phụ gia với những thành phần có thể khiến mẹ bị sẩy thai.
Không chỉ với đồ hộp mà với nhiều thực phẩm chế biến sẵn khác như xúc xích, thịt nguội, nem, chả… nếu không xác định được thành phần của chúng thì mẹ nên tránh xa.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp với mẹ bầu trong 3 tháng cuối
- Danh sách thực phẩm vàng mẹ nên ăn trong 3 giai đoạn thai kỳ
- Thực phẩm giúp mẹ giữ dáng chon tăng cân
- Giúp mẹ bầu lên kế hoạch ăn uống chuẩn 6 bữa/ngày
- 5 loại thực phẩm màu đỏ cực tốt cho mẹ bầu