Cháo tôm cho bé có thể nói là một trong các món cháo ăn dặm với hải sản đầu tiên, mà mẹ có thể chế biến cho con đồng thời hoặc sau thịt cá trắng và cá hồi. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ thất bại khi cho con ăn món cháo này. Để giúp mẹ khắc phục, Blogtretho.edu.vn chia sẻ cùng mẹ một vài lưu ý hữu ích liên quan, đến việc chế biến món cháo tôm cho trẻ, ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm ngay sau đây. Các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Cháo tôm cho bé và cách nấu ngon cực dễ để mẹ đổi vị cho con thành công
Contents
1. Khi nào bé có thể ăn cháo tôm
Khi nào con có thể ăn cháo tôm chắc chắn là câu hỏi đầu tiên mà các mẹ đặt ra, khi bắt đầu muốn cho con ăn các loại cháo bổ dưỡng hơn từ thịt và hải sản. Dù vậy, thực tế cũng không có nhiều mẹ thực sự quan tâm về điều này, mà chỉ đơn giản là cho con ăn khi…bé nhà hàng xóm cũng đã ăn. Việc chọn đúng thời điểm cho con ăn món cháo tôm khá quan trọng, vì nó liên quan đến việc, hệ tiêu hóa của con đã có thể tiêu hóa được thực phẩm này hay chưa, con có dị ứng với tôm không.
1.1 Độ tuổi trung bình có thể ăn cháo tôm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi đã có thể tiếp nhận một số loại hải sản phù hợp như thịt cá trắng và cá hồi. Bên cạnh đó, tôm và một số loại cá đồng lành tính như cá lóc (cá quả) hay lươn – cũng có thể cho bé dùng. Lượng các loại hải sản này các bé có thể tiêu thụ từ 15g/ ngày, tăng dần đến 30g tùy theo độ tuổi và khả năng tiếp nhận, hấp thu, cũng như nhu cầu của từng bé.
1.2 Độ thô của cháo tôm
Trong quá trình ăn dặm, việc tăng dần từ nhuyễn mịn sang thô là một bước rất quan trọng, chuẩn bị cho con sang giai đoạn tập nhai một cách uyển chuyển. Độ thô của cháo tôm cho bé cũng rất cần lưu ý. Mặc dù trẻ từ 7 tháng tuổi đã có thể ăn cháo tôm, song cách chế biến làm sao, độ nhuyễn hay thô như thế nào để trẻ có thể tiếp nhận và tiêu hóa tốt, một cách phù hợp, cũng là điểm đáng quan trọng cần bàn tới.
Với các bé ăn dặm muộn, chuyển độ thô chậm thì món cháo tôm này phải đảm bảo có độ nhuyễn phù hợp ở thời điểm bé đang ăn dặm. Với các bé ăn dặm đúng lộ trình bắt đầu tăng độ thôi, thì có thể tăng dần độ thô của cháo sao cho thích hợp. Như vậy, tùy vào bé nhà mẹ đang ở mức độ nào của hành trình ăn dặm, mẹ cần lựa chọn cách chế biến thật phù hợp, mới đảm bảo con tiếp nhận món ăn này một cách hứng thú.
2. Cách nấu cháo tôm cho bé vừa dễ vừa ngon trẻ không thể chối từ
Cụ thể hơn về cách nấu cháo tôm cho bé sao cho thơm ngon, mẹ có thể tham khảo chi tiết như dưới đây:
2.1 Nguyên liệu
- 1/2 nắm gạo tẻ ngon
- 2 con tôm tươi cỡ vừa, 1 miếng chanh
- 1 củ hành tím
- 1 tép tỏi
- 1+1/2 thìa cà phê dầu ăn cho bé (loại dùng để nấu)
Tìm hiểu thêm: Biện pháp tránh thai lâu dài có ưu và nhược điểm gì?
2.2 Cách làm
- Bước 1 : Mẹ vo sạch gạo, cho vào nồi nấu với nước ấm để gạo nhanh bung hạt. Trong thời gian chờ cháo chín nhừ, mẹ chuẩn bị tôm và hành tỏi.
- Bước 2 : Tôm tươi mẹ rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch lại với nước cốt chanh pha loãng nếu muốn hạn chế cao nhất mùi tanh của tôm, rồi tiến hành băm thật nhuyễn. Hành tím bóc vỏ rửa sạch, băm nhuyễn. Tỏi cũng bóc vỏ rửa sạch và băm nhuyễn.
- Bước 3 : Bắc chảo lên bếp cho hành tỏi vào phi thơm. Hành tỏi phi thơm sẽ góp phần làm cho món cháo tôm thơm ngon và hấp dẫn bé hơn.
- Bước 4 : Cháo đã bung hạt, mẹ dùng thìa nghiền sơ qua. Kế đến, mẹ cho một thìa canh nước lạnh vào tôm băm nhuyễn, khuấy cho tôm tan đều ra, rồi cho tôm vào cháo, vừa cho vừa khuấy đều. Mẹ nấu thêm 5 phút để tôm chín hẳn. Tiếp đến, mẹ gạn dầu hành tỏi cho vào cháo, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Bước 5 : Nếu bé nhà mẹ đang ở cuối tháng thứ 6 và vẫn đang ở giai đoạn ăn thức ăn nhuyễn mịn, mẹ có thể nghiền cháo qua rây, hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi cho bé dùng. Khi rây hoặc xay, mẹ có thể cho luôn phần hành tỏi phi vào làm nhuyễn cùng, cháo sẽ hấp dẫn bé ăn nhiều hơn. Trường hợp bé nhà mẹ đã quen với các món cháo và đã tăng độ thô, mẹ không cần rây hoặc xay mà chỉ cần nghiền sơ để cháo đủ nát vừa cho bé ăn là được. Với các bé cá tính, thường cháo có độ thô tăng dần sẽ dễ thuyết phục con ăn hơn, con sẽ cảm thấy thú vị hơn và không cảm thấy ngán như cháo nhuyễn mịn. Vì vậy, mẹ cần chú ý khâu này, đây cũng là cách cải thiện việc ăn cháo của bé, bởi nhiều bé qua một thời gian ngắn, là không thích cháo nhuyễn mịn nữa.
3. Lưu ý cho mẹ khi nấu cháo tôm cho bé
- Mẹ cần bảo đảm tôm dùng để nấu cháo phải là tôm tươi, sơ chế sạch (bỏ hoàn toàn vỏ cùng chỉ đen). Mẹ cần sơ chế tôm kỹ để hạn chế cao nhất vị tanh của tôm.
- Tùy vào độ tuổi và tình trạng ăn dặm của con, mẹ nên cho bé theo đúng lộ trình từ lỏng đến đặc từ nhuyễn mịn đến nhuyễn nhỏ – nát và tăng dần độ thô. Lượng cháo cũng bắt đầu từ lượng nhỏ phù hợp rồi mới tăng dần, không ép bé ăn.
- Với bé đang ở cuối tháng thứ 6, cháo tôm cho bé cần ở độ lỏng và nhuyễn mịn phù hợp thời điểm bé đang ăn dặm. Lượng cháo cho bé khoảng 1-3 thìa canh (60-80g) / bữa / ngày hoặc tùy theo nhu cầu của con.
- Với bé đã sang tháng thứ 7 , cháo chỉ cần nghiền nhuyễn có độ nát phù hợp, không cần quá mịn. Mẹ cũng tăng dần độ thô để bắt đầu cho giai đoạn tập nhai của con. Lượng cháo tôm cho bé ở thời điểm này trung bình khoảng 80-120-150g/ bữa/ ngày hoặc tùy nhu cầu và sức ăn của bé.
- Cho bé dùng cháo tôm ít nhất 3 ngày để con làm quen và để giúp mẹ theo dõi con có dị ứng với tôm hay không.
- Nếu bé không có biểu hiện dị ứng với tôm và đã quen với món cháo tôm cơ bản này, mẹ bắt đầu có thể kết hợp với các loại rau củ để đổi vị và tăng chất xơ cho con.
- Mẹ có thể thêm phô mai kem cho bé ăn dặm (từ 6 tháng tuổi) vào cháo tôm cho bé. Lượng phô mai sử dụng khoảng 8-12g/ ngày.
- Không nêm muối, nước mắm vào cháo tôm cho bé, vì lượng muối tự nhiên trong thực phẩm đã đủ cho nhu cầu của con.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 4 tháng biết làm gì và những điều mẹ nên lưu ý
Đến đây, Blogtretho.edu.vn tin rằng, với sự kỹ lưỡng của mẹ, thì món cháo tôm cho bé mà mẹ chuẩn bị không những chinh phục được con, còn giúp con ăn ngon hơn. Bên cạnh đó, mẹ còn đảm bảo được cả những yêu cầu cần thiết khác, mà nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đòi hỏi. Chúc bé của mẹ ăn ngoan, luôn vui khỏe và mẹ thì không phải vất vả mỗi khi cho con ăn cháo tôm nữa nhé.
Cát Lâm