Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

Rate this post

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh là một vấn đề quan trọng cần các bậc cha mẹ phải lưu tâm cẩn thận, đặc biệt là việc giữ ấm cho bé. Chúng ta thường cho rằng, cho bé mặc quần áo ấm thật dày, hay ủ ấm bé thật kỹ mới giúp bảo vệ bé khỏi cái lạnh được. Tuy nhiên, điều đó không hẳn là đúng mà đôi khi còn có thể khiến bé khó chịu. Vậy làm sao để giữ ấm cho bé đúng cách, chúng ta hãy tham khảo một số cách sau nhé. 

Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

1. Hãy mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo thay vì một lớp thật dày

Nếu bạn cảm thấy thoải mái với một lớp áo khoác bên ngoài quần áo thông thường thì cũng nên cho bé mặc áo khoác hoặc áo lạnh và quấn khăn/ chăn bên ngoài. Việc mặc nhiều lớp quần áo cho bé giúp bạn dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu của bé cũng như môi trường xung quanh (như một nơi nào đó bạn định đưa trẻ đến).

Lớp quần áo đầu tiên nên là những bộ đồ ôm khít người bé (như quần legging hay bộ đồ liền), tiếp theo là áo sơ mi dài tay và một lớp quần khác, và cuối cùng là áo khoác, găng tay, vớ, mũ và giày cao cổ cùng với một chiếc khăn quấn ở ngoài.

Bạn hãy chọn quần áo có chất liệu thoáng khí như cotton và muslin để bạn có thể mặc và cởi quần áo cho bé một cách dễ dàng và nhanh chóng khi cần thiết.

Khi chuẩn bị mặc quần áo cho bé, bạn hãy kiểm tra nhiệt độ cũng như không gian ở địa điểm bạn định đưa bé đến để “trang bị” cho bé thật phù hợp.

Thông thường, bạn mặc cho bé nhiều hơn một lớp quần áo so với số lớp bạn đang mặc là hợp lý nhất. Đừng vì thời tiết lạnh mà mặc đồ quá dày hoặc quá nhiều lớp cho bé vì chúng sẽ làm cho con khó cử động và đôi khi có thể khiến con khó thở hay khó chịu. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

2. Cởi bỏ áo khoác cho bé khi ở trong xe hơi

Cởi áo khoác của bé khi đi xe hơi có lẽ không phải là việc bạn thường làm, vì nó có thể khá mất thời gian cũng như khiến bạn không yên tâm vì sợ bé bị lạnh.

Tuy nhiên nếu có quá nhiều vật cản giữa em bé và dây an toàn, bé có thể gặp nguy hiểm nếu một tai nạn xảy đến. Vì lớp áo dày sẽ khiến bạn phải nới lỏng dây an toàn để chứa chúng dẫn đến không gian an toàn của em bé không được bảo đảm, và làm tăng khả năng chấn thương cho bé nếu có tai nạn.

Việc bạn nên làm đó là hãy cho trẻ ngồi vào ghế, cài dây an toàn trước sau đó hãy khoác áo lạnh cho bé. Nếu bạn muốn dùng tấm phủ ghế/ nôi của bé, hãy sử dụng loại phủ phần thân dưới của con, giống như một chiếc chăn vậy.

Bạn cũng có thể dùng một chiếc áo lạnh hay một chiếc chăn ấm để phủ bên ngoài cho bé, như vậy sẽ dễ dàng cởi bỏ khi xe ấm lên.

Hoặc bạn hãy làm ấm xe trước khi đưa bé lên để tránh làm con bị lạnh. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

3. Hãy che phủ bé cẩn thận khi ra ngoài trời lạnh

Nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh hoặc không quá lạnh nhưng kèm theo gió hay mưa, bạn nên hạn chế đưa bé ra ngoài trừ khi cần thiết. Và nếu bé phải ở ngoài trời (khi di chuyển từ nhà ra xe và từ xe vào nhà), bạn hãy che phủ bé thật cẩn thận bằng áo khoác mùa đông, mũ che tai, găng tay và chăn quấn.

Bạn cũng cần kiểm tra bé thường xuyên để nhận biết khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra hoặc khi bé khó chịu. Nếu mặt bé đỏ, da ấm và tỏ ra khó chịu, có thể bé đang bị quá nóng, bạn hãy cởi bớt quần áo hoặc nới lỏng khăn quấn cho bé. Nếu bé quấy khóc, chảy nước mắt và da lạnh khi chạm vào nghĩa là bé chưa được che phủ đủ ấm. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

4. Hãy mang/ địu bé để giúp con được giữ ấm

Địu bé trên người bạn là một cách tuyệt vời để giữ ấm cho con trong thời tiết lạnh. Vì khi bạn địu bé, bạn sử dụng chính nhiệt độ cơ thể mình để ủ ấm cho con. Ở trong địu thì bé không cần thêm một chiếc áo khoác mùa đông nhưng bạn nên lưu ý luôn giữ đầu và chân bé được che phủ kĩ càng, vì đó là những nơi bé có thể bị mất nhiệt.

Bạn cũng nên đảm bảo mặt bé không áp qua sát vào ngực hay quần áo bạn (đặc biệt khi bạn đang mặc áo khoác mùa đông) để giữ cho đường thở của con được thông thoáng.

Ngoài ra, hãy cẩn thận khi di chuyển để không bị té ngã. 

Tìm hiểu thêm: Dạy con tập nói cùng những điều mẹ nên làm mỗi ngày

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

5. Hãy cẩn thận khi che phủ xe đẩy của bé

Với mong muốn bảo vệ bé khỏi cái lạnh khi đặt con trong xe đẩy, bạn có thể muốn dùng chăn hay những lớp bọc nhựa kiểu cũ để bao bọc bên ngoài. Tuy nhiên việc này có thể ảnh hưởng đến luồng khí lưu thông đến em bé nằm trong xe.

Để giữ ấm cho bé khi con ở trong xe đẩy, bạn có thể dùng những loại xe có lớp bọc đi kèm phù hợp hoặc cho bé mặc áo khoác, đội mũ, mang găng tay và giày cao cổ sau đó phủ một chiếc chăn ngang ngực bé và đặt con vào xe đẩy.

Nếu có thể, bạn hãy cố gắng đi ngược chiều gió. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

6. Hãy điều chỉnh nhiệt độ trong nhà một cách phù hợp

Bạn có thể lo lắng về việc em bé bị lạnh, nhưng trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh , nhiệt độ cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Hệ thống sưởi trong nhà có độ ẩm thấp và thiếu độ ẩm trong không khí có thể làm khô làn da mỏng manh của bé. Để tránh điều đó, hãy duy trì nhiệt độ trong nhà ở mức bạn thấy dễ chịu. Tùy khu vực địa lý mà khoảng nhiệt độ này là khác nhau. Trong khi ở những nơi có khí hậu lạnh đến rất lạnh (nhiệt độ xuống dưới âm và trời có tuyết) thì nhiệt độ từ 20-22oC (68-72oF) là thích hợp, thì ở những vùng có khí hậu ấm áp hơn, nhiệt độ có thể dao động từ 25-27oC (77-81oF).

Tuy nhiên khi bé ngủ, bạn hãy đặt nhiệt độ thấp hơn một chút. Việc này vừa có lợi cho da bé vừa giảm nguy cơ bé bị hội chứng SIDS (hội chứng đột tử sơ sinh). Bạn cũng nên mặc đồ ngủ ấm và dùng loại chăn mặc được cho bé thay vì đắp các loại chăn hoặc khăn. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

7. Hãy ngăn ngừa tình trạng khô da cho bé

Nhiệt độ lạnh, thiếu độ ẩm và không khí không được lưu thông là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô, ngứa, bong vảy ở bé. Việc tiếp xúc thường xuyên với nước cũng góp phần làm tình trạng này thêm nghiêm trọng. Vì vậy bên cạnh việc giữ không khí trong nhà được thông thoáng (bằng cách mở cửa sổ 1-2 lần trong ngày), dùng máy làm ẩm không khí bạn có thể tắm nước ấm cho bé và thời gian tắm không nên quá lâu. Bạn giữ nhiệt độ nước ở khoảng 38 độ C (100 độ F) là được, hoặc bạn có thể dùng khuỷu tay nhúng vào nước để kiểm tra, bạn thấy nước ấm áp dễ chịu là có thể tắm cho bé.

Một điều bạn nên lưu ý là trẻ sơ sinh không cần phải tắm hàng ngày, đặc biệt khi thời tiết lạnh, mà chỉ cần 2-3 lần một tuần mà thôi.

Ngoài ra việc thoa kem dưỡng ẩm (loại dành riêng cho trẻ sơ sinh) hoặc thuốc mỡ cũng giúp duy trì độ ẩm làn da cho bé. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được tư vấn loại phù hợp với em bé của bạn. Nếu da bé có dấu hiệu bị kích ứng hay nổi mẩn đỏ bạn hãy đưa bé đến gặp bác sỹ để được kiểm tra. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

8. Hãy chú ý những biểu hiện bất thường của bé

Nếu bạn thấy bé bắt đầu run rẩy, hoặc bàn tay chân của bé bị lạnh và đỏ, hoặc trở nên tái nhợt và cứng hãy đưa bé vào nhà ngay.

Khi da bé bị lạnh, bạn tuyệt đối không được chà xát để làm bé ấm lại vì việc này có thể làm tổn thương thêm làn da lạnh. Thay vào đó, hãy dùng khăn ấm để làm ấm nhẹ da, sau đó mặc quần áo ấm và khô cho bé. Nếu tình trạng của bé không cải thiện sau vài phút, hãy liên lạc với bác sỹ.

Một số dấu hiệu khác cho thấy em bé của bạn đã quá lạnh và cần được chăm sóc y tế đó là cơ thể không có phản ứng cùng với môi hoặc mặt bé chuyển màu xanh. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh – Bạn đã giữ ấm cho bé đúng cách?

>>>>>Xem thêm: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh đặc biệt là vấn đề giữ ấm cho bé, đòi hỏi bạn phải chú ý thực hiện đúng cách mới giúp bé được ấm áp và dễ chịu. Bạn hãy áp dụng những nguyên tắc trên trong quá trình chăm sóc em bé mới sinh của mình, để cùng con vượt qua mùa thời tiết khắc nghiệt đầu tiên một cách thoải mái, an toàn và khỏe mạnh nhé.

Theo Parents

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *