Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào chắc chắn nên là điều chúng ta cần quan tâm. Vì, trẻ sơ sinh còn yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nên vào mùa hè, cách chăm sóc của mẹ cũng phải phù hợp, để bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Trong bài viết này, Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ cùng các mẹ những kiến thức bổ ích và cần thiết, trong việc chăm sóc các bé vào mùa này, các hãy hãy tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè – cẩm nang dành cho các mẹ
Contents
- 1 1. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè cẩn thận là điều cực kỳ cần thiết
- 2 2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
- 3 2.8 Dinh dưỡng cho bé mùa hè
- 4 3. Mẹo giữ mát chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè
- 5 4. Một số bệnh trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa hè mẹ cần biết
- 6 5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc chăm sóc bé trong mùa hè
1. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè cẩn thận là điều cực kỳ cần thiết
Khi chào đời, do cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt nên sức đề kháng kém, không dễ thích nghi được với môi trường bên ngoài. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết oi nóng là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn phát triển, một số bệnh bùng phát mạnh, nhất là các bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp,… Vì vậy vào mùa hè, dù ít khả năng nhiễm lạnh như các mùa khác nhưng các mẹ phải chăm sóc bé rất kỹ, phải chú ý từ quần áo, da, đồ chơi,….Tất cả đều phải rất cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, và vệ sinh nhấ, để không tạo cơ hội cho các nguồn bệnh xâm nhập vào cơ thể bé nhỏ của con. Vậy chăm sóc bé cụ thể hơn sẽ cần chú ý những gì và như thế nào, mẹ hãy tham khảo tiếp chia sẻ về cách chăm sóc các bé trong mùa nóng bức chi tiết ngay dưới đây nhé.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
2.1 Chăm sóc cơ thể bé
2.1.1 Chăm sóc rốn
Mẹ cần lưu tâm với rốn trẻ sơ sinh , khi bé chưa rụng rốn, mọi việc liên quan đến chăm sóc cơ thể đều phải tỉ mẩn để không ảnh hưởng đến bộ phận quan trọng này, đặc biệt là vào mùa hè.
Sau khi sinh khoảng 5 đến 7 ngày, phần rốn còn lại sẽ bắt đầu khô và rụng. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Môi trường nắng nóng, vi trùng vi khuẩn càng có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Cách vệ sinh rốn cho bé :
- Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
- Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
- Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng.
- Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
2.1.2 Chăm sóc da
Da của trẻ sơ sinh rất mềm, tổ chức liên kết mô lỏng lẻo nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào khi bé mới sinh. Trẻ dễ mắc các bệnh về da hoặc tệ hơn nữa là bị các vi khuẩn gây nhọt, thủy đậu,…tấn công. Vì vậy, việc chăm sóc da phòng tránh các bệnh về da cho bé là một việc rất quan trọng, đòi hỏi mẹ phải tỉ mỉ, chu đáo, quan sát bé hằng ngày, để phát hiện những điểm bất thường dù là nhỏ nhất trên da bé. Một điểm khác nữa đó là vào mùa hè, hầu như mọi trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn, khiến con dễ bị cảm lạnh hoặc bị rôm sảy ngứa ngáy. Do vậy, việc chăm sóc da là việc mẹ không nên xem nhẹ.
Chăm sóc da vào mùa hè cho bé :
- Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khủy tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy.
- Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con.
- Mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, có khả năng thấp hút mồ hôi.
- Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30.
- Tránh ánh nắng cho da bé vì da bé ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng, cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải (khăn mỏng) trên miếng chắn nắng để trẻ được mát hơn.
2.2 Lựa chọn quần áo phù hợp
Bé sơ sinh cần giữ ấm nhưng không nên giữ ấm quá mức, đặc biệt vào thời tiết nắng nóng như mùa hè. Có những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè qua việc chọn quần áo như sau:
- Hạn chế quấn em bé vào mùa hè và cũng hạn chế mặc bỉm hoặc tã nếu thấy bé bị hăm ở mông, háng.
- Nên cho trẻ nằm trên chiếu, sẽ mát mẻ hơn so với nằm ngủ trên đệm.
- Nên cho trẻ mặc quần áo ngắn, rộng rãi, thoáng mát, sáng màu và thấm mồ hôi tốt. Nên chọn vải chất liệu cotton, sợi bông là tốt nhất.
- Mỗi ngày thay quần áo nhiều lần để da em bé được sạch sẽ.
- cơ thể bé cũng toát ra rất nhiều mồ hôi, cha mẹ có thể dùng khăn xô mềm lau người, sau đó thay quần áo mới cho trẻ.
- Ban đêm, trời có thể lạnh xuống, bạn có thể cho bé mặc quần áo dài tay.
2.3 Tăng cường hệ miễn dịch
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa phát triển rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, nhất là trong mùa hè, môi trường tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi. Mùa hè là mùa của dịch bệnh như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não Nhật Bản, tiêu chảy, bệnh ngoài da,… vì vậy các bé cần được chăm sóc chu đáo hơn để chống lại những bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bé.
Mẹ cần tìm hiểu thêm thông tin để nhận diện chính xác dấu hiệu trẻ bị bịnh, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhất để kịp thời điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé. Đối với những trẻ không bú mẹ, nên chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp bé tăng sức đề kháng.
2.4 Chú ý nhiệt độ cơ thể của trẻ
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Vào mùa hè, thân nhiệt của bé thường cao hơn nên mẹ cần kiểm tra, xác định nhiệt độ cơ thể trẻ bằng cách như luồn bàn tay vào bên trong quần áo bé hoặc đặt mu bàn tay lên gáy của bé. Nếu cảm thấy ấm (không nóng, không lạnh) là bình thường. Mẹ không nên sờ chân, tay của con vì chân, tay của trẻ thường hơi lạnh hơn so với các phần khác của cơ thể. Giữ nhiệt độ phòng ở nhiệt độ tối thiểu là 25-26 độ. Nhiệt độ này giúp bé hồi phục thân nhiệt và duy trì thân nhiệt ở mức bình thường.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao mẹ có biết?
2.5 Đừng để bé bị mất nước
- Việc bé ra mồ hôi vào mùa hè là không thể tránh khỏi. Để bù lại số nước đã mất cho bé do toát mồ hôi bạn nên cho bé bú để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống thêm nước lọc, nước sôi để nguội để bé đỡ khát nước.
- Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ không cần phải cho trẻ uống thêm nước mà chỉ cần tăng cường cho trẻ bú mẹ , vì thành phần chính của sữa mẹ là nước. Trẻ từ 6 tháng trở xuống mẹ nên ghi nhớ là không cho trẻ uống nước nhé.
- Trong trường hợp bé đã lớn hơn 8 tháng tuổi, bạn có thể cho con uống nước ép trái cây bổ dưỡng và giải khát cho con.
2.6 Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Mẹ có thể tắm cho con mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tắm cho bé quá nhiều lần trong một ngày là không cần thiết. Tắm cho bé quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da. Khi tắm cho bé, bạn chú ý không nên cho bé tắm nước quá lạnh, nhiệt độ lý tưởng nhất là 38 độ C, bằng với nhiệt độ cơ thể bé.Thời gian thích hợp nhất là 10h – 10h 30 và tắm khoảng 10 phút/lần. Trong khi tắm, cần đảm bảo rằng đầu bé luôn được nâng đỡ. Không bao giờ để bé một mình khi tắm dù chỉ một giây. Sau khi tắm xong cũng phải ủ ấm cho trẻ bằng khăn để trẻ không bị lạnh. Các mẹ cũng nên chọn những loại xà phòng dành riêng cho bé tránh cho da bé bị kích ứng cho da.
Cách tắm, vệ sinh và quấn tã cho bé :
- Khi bé đổ mồ hôi, mẹ nên dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm và lau mình cho bé. Nếu mồ hôi tiết ra nhiều mà không được làm sạch, các lỗ chân lông bị tắc thì bé sẽ dễ bị cảm lạnh.
- Vì em bé sơ sinh còn nhỏ, khi tắm cho trẻ cần nhanh, tránh để bé ngâm mình trong nước quá lâu cũng không nên tắm quá nhiều lần. Sau khi tắm xong, cần nhanh chóng lau khô, vệ sinh rốn cho trẻ cẩn thận, đúng cách và quấn tã cho bé nhé.
- Lau rửa kỹ bộ phận sinh dục, vùng mông, bẹn sau khi đi vệ sinh và thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Không đóng bỉm cho bé cả ngày mà thỉnh thoảng cần để bé “khỏa thân” khoảng 10-15 phút cho thoải mái.
2.7 Khi cho trẻ ra ngoài trời nắng
Các mẹ cẩn thận là cố tránh cho con chịu ánh nắng gay gắt chiếu vào người. Tránh ánh nắng cho da bé vì da bé ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng, cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải (khăn mỏng) trên miếng chắn nắng để trẻ được mát hơn.
2.8 Dinh dưỡng cho bé mùa hè
Các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp với thời tiết nóng bức của mùa hè, giúp trẻ giải nhiệt cơ thể và có tính mát. Có những lưu ý về khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh mùa hè sau đây.
- Hãy cho trẻ ăn nhiều hơn những nhóm thực phẩm có tính giải nhiêt cao ngay trong bữa ăn hàng ngày như: rau muống, bí, rau giền,… cung cấp cho cơ thể trẻ những vitamin cần thiết tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
- Thường vào mùa nóng chính bản thân chúng ta cũng không muốn ăn quá nhiều, bạn hãy giảm khẩu phần ăn của bé ở bữa chính mà thêm vào đó một bữa phụ, bổ mát như : chè đỗ đen, chè hạt sen, sữa chua, caramel hay váng sữa,…
- Bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất, không nên cho bé sơ sinh uống nước, nước ép hay loại chất lỏng khác.
- Sữa bột, sữa công thức thường dễ bị hư hỏng vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm. Do vậy hãy bảo quản sữa theo đúng quy định.
- Nếu trẻ đã biết ăn thức ăn đặc, hãy đảm thực phẩm tươi ngon và được nấu chín kỹ. Thức ăn cũng dễ bị hư hỏng nếu để ngoài không khí lâu, do đó bạn cũng cần bảo quản nó thật tốt.
- Với những món ăn vặt cho bé , hãy cho trẻ ăn sữa chua và các loại trái cây mềm như bơ, chuối, táo.
- Tránh ăn quá nhiều một lúc những thực phẩm có tính nóng như : nước ngọt, bánh kẹo, mỡ lợn, xoài, mận, vải, mít, đào,…
3. Mẹo giữ mát chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè
- Cho trẻ chơi bồn nước dành trẻ sơ sinh là một cách chống nóng hiệu quả. Để bồn nước trong bóng râm hoặc nơi không có nắng chiếu trực tiếp vào và quan sát, theo dõi bé cẩn thận.
- Giữ phòng ngủ mát mẻ suốt cả ngày bằng cách đóng màn cửa và bật máy quạt để không khí lưu thông đều trong phòng, nhưng không để máy quay hướng thẳng vào người bé.
- Mặc trang phục nhẹ nhàng bằng vải cotton hút mồ hôi cho trẻ khi ở trong nhà và khi đi ngủ. Tránh các loại quần áo từ vải tổng hợp vì loại vật liệu này sẽ làm nóng làn da bé, gây bí hơi và làm đổ nhiều mồ hôi hơn.
- Hạn chế dùng tã giấy cho trẻ vào mùa hè vì khi sử dụng quá thường xuyên sẽ làm trẻ bí bách, khó chịu và rất dễ bị hăm tã. Mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo bình thường hoặc tã vải, và lót một lớp ga chống thấm ở giường.
4. Một số bệnh trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa hè mẹ cần biết
4.1 Tiêu chảy cấp
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh thì các mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để được chữa trị.
Để phòng bệnh : Các mẹ cần chú trọng đến việc chế biến, bảo quản thức ăn và sử dụng nguồn nước sạch.
4.2 Viêm đường hô hấp
Nếu trẻ có những biểu hiện như đau ngực, khó thở, khóc quấy vì đau, bị nôn khi ăn và sốt – đây có thể là dấu hiệu của viêm đường hô hấp , các mẹ nên đưa trẻ đi khám nhanh nhất.
Để phòng bệnh : các mẹ nên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé thường xuyên và đúng cách. Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách cho bé uống nhiều nước trái cây. Ngoài ra, tuyệt đối không nên để quạt hướng thẳng vào bé cho dù trời nóng đến đâu.
4.3 Bệnh tay chân miêng
Đây là một loại bênh chủ yếu chủ mắc ở trẻ em, nó có thể lây lan rất nhanh và trở thành dịch chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu không kịp thời điều trị cho bé thì có thể biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong.
Cách phòng tránh : Vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên. Nếu phát hiện những triệu chứng của bệnh tay chân miệng thì cần phải mang trẻ đến bệnh viện để chữa trị.
4.4 Bệnh sởi
Đây là một trong các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè. Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, lây lan qua đường hô hấp với tốc độ trở thành dịch rất cao. Những triệu trứng của bệnh sởi là: phát ban, sốt, kem theo các biểu hiện khác: ho, chảy mũi. Sau khi trẻ bị mắc sởi thì sức đề kháng của trẻ suy giảm nhanh và có thể biến chứng nguy hiểm trong một thời gian ngắn.
Cách phòng bệnh : Thực hiện việc tiêm chủng phòng bệnh sởi theo đúng kế hoạch của bộ y tế và vệ sinh cho trẻ thường xuyên.
4.5 Nóng phát ban
Vào mùa hè, trẻ sơ sinh thường bị nổi mề đay, bị hăm, nổi mụn nhọt.
Cách phòng bệnh : Cần phải được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, lau mồ hôi cho bé thường xuyên đặc biệt là những vùng có nhiều nếp nhăn như cổ, mông, háng, nách,… cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi tốt và giữ môi trường xung quanh khô thoáng.
5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc chăm sóc bé trong mùa hè
5.1 Có nên cho trẻ dùng quạt máy hay điều hòa?
Quạt máy nếu phả thẳng vào trẻ sơ sinh có thể làm trẻ cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Khi dùng quạt, cần để quạt tản gió khắp phòng và đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng ở ngang bụng.
Dùng điều hòa vào mùa hè thường tốt hơn so với quạt máy vì cha mẹ có thể kiểm soát được nhiệt độ phòng. Nhiệt độ thích hợp nhất là 26 – 28 độ C. Tuy nhiên nếu nhiệt độ phòng ban đầu trên 30 độ C, cha mẹ cần giảm từ từ để trẻ không bị sốc. Trong phòng có điều hòa không khí thường bị khô, dùng một chiếc máy phun sương làm ẩm sẽ giúp trẻ sơ sinh dễ chịu hơn.
5.2 Có nên mặc quần áo cộc cho trẻ sơ sinh?
Mùa hè nắng nóng, nên cho em bé mặc quần áo cộc để cơ thể thoáng mát hơn. Tuy nhiên, để tránh bị cảm lạnh thì buổi tối bạn nên cho bé mặc quần áo dài hơn một chút nhưng vẫn đủ rộng rãi, thấm mồ hôi.
Khi ra ngoài trời nắng không được mặc quần áo cộc, bởi vì tác hại từ ánh nắng Mặt trời là rất lớn đối với trẻ sơ sinh.
5.3 Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè: Cần thiết hay không?
Vào mùa hè bé cũng cần giữ ấm vì trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời đang ở ngưỡng nắng nóng. Đôi khi trẻ sơ sinh còn có thể bị cảm lạnh trong mùa hè. Do đó, việc giữ ấm cho trẻ trong thời gian này là hoàn toàn cần thiết. Bên cạnh đó mẹ nên lưu ý:
- Tắm cho trẻ vào thời gian thích hợp, Sau khi tắm xog cần mặc quần áo ngay cho trẻ khi đã lau khô người.
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè bằng những bộ quần áo mỏng, rộng và thoáng mát.
- Thứ trẻ cần là một nơi kín gió.
- Vào ban đêm, đừng quên đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng.
- Khi đưa trẻ ra ngoài, cần đội mũ và khăn để trẻ không bị sốc nhiệt.
5.4 Trẻ có bị sốt khi trời nóng hay không?
Hệ thống điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa phát triển đầy đủ, trẻ sơ sinh có ít tuyến mồ hôi hơn người lớn nên vai trò thải nhiệt qua mồ hôi bị hạn chế, tốc độ tăng thân nhiệt của trẻ cũng lớn gấp 3-5 lần người lớn. Tăng thân nhiệt khác với sốt (nhiệt độ cơ thể tăng lên do phản ứng viêm với các tác nhân vi khuẩn hay virus gây bệnh) về cơ chế nhưng có điểm chung là làm thân nhiệt của trẻ tăng lên. Khi thân nhiệt trẻ lớn hơn 37, 50 độ C cần đưa trẻ đến bác sỹ khám để tìm nguyên nhân và được hướng dẫn xử trí một cách hợp lý.
Để phòng việc tăng thân nhiệt, mẹ nên giữ phòng thật thoáng mát, cho trẻ mặc những loại áo quần mát mẻ và thấm mồ hôi tốt, hạn chế đưa trẻ ra ngoài trong những ngày nóng bức.
>>>>>Xem thêm: Trị tàn nhang sau sinh với 4 cách an toàn nhất tại nhà
Bài viết của Blogtretho.edu.vn trên đây đã tổng hợp những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè, mà Blogtretho.edu.vn tin rằng bất cứ bà mẹ nào cũng cần phải biết. Hiểu rõ, chăm sóc kỹ và biết cách phòng tránh bệnh theo mùa – thực hiện được những điều này, chắc chắn mẹ cùng con hoàn toàn an tâm trải qua một mùa hè khỏe mạnh và thật vui tươi.
Chi Lê tổng hợp