Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc cần sự chú ý, tỉ mỉ và cẩn thận rất cao từ người lớn. Điều này càng nên được tuân thủ chặt chẽ khi dịch bệnh COVID-19 đang lan tràn như hiện nay. Ngoài những điều cơ bản cần thực hiện khi chăm sóc con, các cha mẹ còn cần lưu ý những điểm gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa dịch bệnh bạn cần lưu ý những gì
Contents
Trong những ngày qua, số người cũng như số quốc gia có người nhiễm virus corona vẫn đang tăng lên. Mặc dù cùng với đó, tỷ lệ người mắc bệnh được chữa khỏi cũng tăng, nhưng căn bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra này vẫn đang tiếp tục làm cho người dân toàn cầu lo sợ. Tờ New York Times online đã điểm qua một số thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh như sau:
1.1. Tại Hàn Quốc
Đến thời điểm này, Hàn Quốc đã có 602 trường hợp nhiễm bệnh và 6 ca tử vong.
Tổng thống Moon Jea In hôm Chủ nhật đã đưa Hàn Quốc vào tình trạng báo động cao nhất có thể trong cuộc chiến chống virus corona chủng mới. Một động thái trong đó là trao quyền cho chính phủ khóa chặt các thành phố và thực hiện các biện pháp sát sao khác để ngăn chặn dịch bệnh.
Bằng cách nâng mức cảnh báo lên cấp 4 hay mức nghiêm trọng, ông Moon đã ủy quyền cho chính phủ thực hiện các bước như cấm du khách từ một số quốc gia cụ thể và hạn chế giao thông công cộng, cũng như phong tỏa các thành phố, như Trung Quốc đã làm.
1.2. Tại Iran
Iran xác nhận đã có 43 người nhiễm bệnh và 8 trường hợp tử vong do COVID-19.
Thủ đô Tehran tuyên bố sẽ đóng cửa các trường học, trường đại học và trung tâm văn hóa trên khắp 14 tỉnh trong nỗ lực kiềm chế coronavirus. Trong khi Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời đóng cửa biên giới với nước này.
Sự gia tăng đột ngột số người bị nhiễm bệnh tại Iran đã làm dấy lên mối lo ngại rằng nước này có thể đang trải qua một đợt bùng phát dịch đáng kể.
1.3. Tại Ý
Số trường hợp được xác nhận bị nhiễm bệnh tại Ý đã tăng 89 người, nâng tổng số trường hợp nhiễm virus tại ý lên 132 người. Trong đó có 26 người đang được chăm sóc đặc biệt và 2 trường hợp tử vong.
Những người nhiễm virus tại Ý phần lớn đều ở khu vực Veneto và Lombardy. Do vậy, nhiều lễ hội ở vùng Veneto đã bị hủy bỏ cũng như nhiều vùng thuộc Lombardy đã bị phong tỏa. Sau khi các trường hợp nhiễm virus mới phát sinh ở các thành phố khác, nội các Ý đã thông qua các biện pháp khẩn cấp áp dụng trên toàn quốc. Theo đó, tại những khu vực nhạy cảm, các trường học, doanh nghiệp, trạm xe buýt và xe lửa tạm thời bị đóng cửa. Các sự kiện công cộng bao gồm hoạt động thể thao và nghi lễ tôn giáo cũng bị cấm diễn ra.
1.4. Liên quan đến du thuyền Diamond Princess
Hiện tại, số lượng 55 thủy thủ đoàn và 2 hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 đã nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh trên tàu Diamond Princess lên 634 người. Bên cạnh đó, trường hợp tử vong thứ ba – một cụ già 80 tuổi được đưa từ con tàu này đến bệnh viện ngày 5/2 – cũng đã được xác nhận.
Phần lớn các trường hợp mới bị nhiễm virus không thể hiện triệu chứng, nhưng thông tin họ bị cách ly trên tàu hay đã được đưa đến bệnh viện vẫn không được tiết lộ.
Du thuyền Diamond Princess đã phải chịu sự kiểm dịch bắt buộc của chính phủ trong hai tuần tại thành phố Yokohama của Nhật Bản. Tuy vậy, cách xử lý vụ dịch trên tàu – nơi tập trung nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất ngoài lãnh thổ Trung Quốc – vẫn là đề tài bị mọi người chỉ trích gay gắt.
1.5. Tại Mỹ
Số người bị nhiễm virus được xác nhận là 35 người, 34 trong số đó đã hồi phục.
Mặc dù số người được xác định nhiễm virus tại Mỹ còn thấp và tỷ lệ hồi phục khá cao nhưng các quan chức y tế của Mỹ vẫn đang chuẩn bị cho những gì mà một số người lo sợ có thể là một ổ dịch lớn hơn nhiều.
Hiện tại, lượng người trở về Mỹ từ Trung Quốc vẫn tiếp tục mỗi ngày, trong khi những người đã hoàn thành thời hạn 14 ngày tự cách ly được thoát khỏi sự giám sát. Các cơ sở y tế tại khắp các bang của Mỹ vẫn đang nỗ lực phối hợp và thực thi các biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh bùng nổ tại nước này.
Bên cạnh các nguồn tin chính thống về dịch bệnh viêm phổi cấp do COVID-19 gây ra, những thông tin sai lệch từ nhiều nguồn cũng được chia sẻ một cách chóng mặt trên các mạng xã hội. Các thông tin sai lệch này – dù được chia sẻ có chủ đích hay vô tình – đầy rẫy đến nỗi Tổ chức Y tế Thế giới đã gọi nó là một bệnh dịch truyền nhiễm, không thua kém gì so với mức độ lây lan của virus corona . Các chuyên gia của WHO đã làm việc với các công ty công nghệ lớn để cố gắng dập tắt cơn lũ tin đồn và sự giả dối đang lan tràn khắp nơi này.
Tìm hiểu thêm: Trị rạn da sau sinh với các nguyên liệu đơn giản giúp mẹ lấy lại sự tự tin
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa dịch bệnh – bạn cần lưu ý những gì
Chúng ta hãy cùng điểm lại những điều cơ bản về COVID-19:
COVID 19 lây lan qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm virus
- Tiếp xúc gần với dịch tiết từ mũi, miệng do người bệnh hắt hơi hoặc ho
- Chạm vào đồ vật có chứa dịch tiết do người bệnh hắt hơi hoặc ho bám vào, sau đó chạm vào mặt hoặc miệng của mình
Triệu chứng khi nhiễm COVID 19:
Những trường hợp đã được xác nhận nhiễm COVID 2019 biểu hiện những triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng bao gồm:
- Sốt
- Ho
- Khó thở
- Đau nhức cơ thể
- Mệt mỏi
- Đau họng
- Đau đầu
- Tiêu chảy
- Viêm phổi
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi bạn phải thường xuyên tiếp xúc gần gũi với bé. Do vậy bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh như rửa tay thường xuyên trước và sau khi tiếp xúc với bé, đặc biệt khi cho bé bú. Và bạn cần yêu cầu những người khác cũng thực hiện như vậy. Bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Nếu bạn ở trong khu vực bị ảnh hưởng của dịch bệnh hay trong khu vực có nguy cơ cao mà xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho và khó thở thì nên đến cơ sở y tế ngay, cũng như làm theo hướng dẫn của các cán bộ y tế.
- Nếu bạn đang cho con bú trực tiếp : xem xét lợi ích giữa việc cho bé bú mẹ với nguy cơ bị lây truyền các virus đường hô hấp khác, bạn có thể tiếp tục cho con bú trong khi áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
- Nếu bạn có triệu chứng bệnh nhưng đủ khỏe để cho con bú : bạn cần đeo khẩu trang khi ở gần trẻ (kể cả trong khi cho bé bú), rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với trẻ (kể cả khi cho bé bú), và làm sạch, khử trùng tất cả các bề mặt có khả năng bị dính virus.
- Nếu bạn có triệu chứng bệnh và quá yếu : bạn được khuyến khích vắt sữa ra ly, bình sạch, và cho bé bú bình hoặc uống bằng thìa sạch – trong khi vẫn tuân theo các phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng cần thiết.
- Bạn vẫn cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch để trẻ được bảo vệ chống lại các loại virus và vi khuẩn gây bệnh khác
- Nếu bạn nhận thấy trẻ có triệu chứng bệnh:
+ Hãy báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất về triệu chứng của trẻ để được hướng dẫn
+ Gọi xe cấp cứu nếu thấy trẻ có biểu hiện khó thở, và thông báo cho nhân viên y tế trên xe về tình trạng của trẻ
+ Tiếp tục tuân theo các hướng dẫn về vệ sinh cho bản thân và cho trẻ
Ngoài bệnh do COVID 19, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cúm, viêm phế quản hay viêm phổi cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm nếu trẻ có triệu chứng của những căn bệnh này. Đồng thời nên cố gắng tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng như công sở, trường học, phương tiện giao thông công cộng,…để tránh lây lan bệnh cho người khác.
>>>>>Xem thêm: Hút thai bị sót và những điều lưu ý chị em cần nắm kĩ
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa dịch bệnh là việc đòi hỏi các bậc cha mẹ và những người lớn khác xung quanh phải tăng cường sự chú ý và cẩn thận lên gấp nhiều lần so với thông thường. Vì chúng ta đều biết trẻ ở độ tuổi này có hệ miễn dịch còn rất non nớt. Bên cạnh đó, mẹ mới sinh cũng đang trong quá trình hồi phục nên khả năng bị nhiễm bệnh có thể cao hơn bình thường. Do vậy, mọi người trong gia đình cần nỗ lực để bảo vệ giúp hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh cho cả mẹ và bé.
Theo The New York Times & UNICEF
Lily Nguyễn lược dịch