Trẻ ho nhiều không sốt cần phải làm gì là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ, khi con mình gặp tình trạng này. Biểu hiện ho không sốt có thể là triệu chứng của các bệnh khác nhau, nên thực tế cũng không dễ dàng để cha mẹ xác định được nguyên nhân. Vì thế, sẽ càng khó để cha mẹ định hình được ngay phải làm gì để xử lý, khi con trẻ bị ho nhiều. Với những thông tin hữu ích và lưu ý cần thiết dưới đây, Blogtretho.edu.vn tin rằng, cha mẹ sẽ có đủ câu trả lời cần thiết cho mình.
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ ho nhiều không sốt và những lưu ý dành cho cha mẹ
1. Sai lầm thường gặp của cha mẹ khi chăm sóc trẻ ho nhiều không sốt
Trẻ nhỏ rất hay mắc các bệnh lý về đường hô hấp với các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi,… và khi trẻ ho, không ít cha mẹ thường cho trẻ uống kháng sinh. Hoặc, dù chưa có đơn kê của bác sỹ, nhiều phụ huynh vẫn tự mua thuốc ho hay si-rô ho cho trẻ uống. Các cách trên đây đều là sai lầm rất thường gặp mà mọi phụ huynh đều cần tránh, để không gây ra hậu quả nghiêm trọng cho trẻ sau này.
Cha mẹ nên biết rằng, ho không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của bệnh. Và biểu hiện ho có thể là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Trẻ ho nhiều không sốt có thể do các bệnh lý: viêm hô hấp trên, hen suyễn, hoặc đôi khi chỉ là ho do dị ứng thời tiết, môi trường sống xung quanh…
Nếu tình trạng ho của trẻ không kèm sốt, trẻ không quấy khóc mà vẫn ăn, chơi đùa và ngủ tốt, thì có thể đây là biểu hiện bệnh nhẹ, cha mẹ không phải quá lo lắng. Lúc này, cha mẹ chỉ cần chăm sóc con kỹ hơn, theo dõi kỹ tình hình của con để đánh giá tình hình của trẻ.
Thực tế, ho cũng là phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp trẻ tống được dịch nhày, đàm nhớt ra ngoài. Từ đó giúp trẻ mau lành bệnh hơn. Vì vậy, ba mẹ cũng không cần cố gắng dùng thuốc cắt cơn ho khi trẻ chỉ vừa húng hắng ho vài cái.
Tìm hiểu thêm: Xông hơi sau sinh và những điều lưu ý bạn tránh mắc phải!
2. Chăm sóc trẻ ho nhiều không sốt và những lưu ý
Như đề cập ở trên, nếu trẻ ho nhiều không sốt, vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường, thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Vì, đây có thể là tình trạng bệnh hô hấp nhẹ, do dị ứng với môi trường sống. Thông thường, những bệnh hô hấp do vi rút sẽ tự khỏi từ 3 đến 7 ngày. Và khi chăm sóc con ho nhiều không sốt, cha mẹ chỉ cần lưu ý những điều sau đây:
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để tăng sức đề kháng giúp trẻ mau chóng lành bệnh.
- Cho trẻ ăn những món ăn loãng, nhiều nước giúp bớt đàm nhớt ở họng trẻ và giảm triệu chứng ho.
- Cho trẻ bú nhiều sữa, uống nhiều nước.
- Trẻ ho nhiều không sốt nhưng mệt mỏi, ăn ngủ kém thì đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc điều trị triệu chứng ho giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Áp dụng mẹo dân gian khi trẻ ho nhiều không sốt như: dùng củ hành đắp ở bàn chân và mang vớ cho trẻ khi đi ngủ để giúp trẻ giảm ho.
- Vệ sinh lau chùi nhà cửa cho sạch bụi, để tránh trẻ ho nhiều vì dị ứng với bụi.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá. Nhắc nhở người trong nhà không nên hút thuốc khi gần trẻ, để trẻ không bị ảnh hưởng.
- Giữ ấm cho trẻ khi ngủ để cổ họng không bị kích ứng gây ho nhiều hơn.
- Ba mẹ cần quan tâm theo dõi tình trạng biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ ho nhiều không sốt nhưng lại bắt đầu bỏ bú, biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc, và tình trạng ngày càng nặng hơn, thì tốt nhất lúc này nên đưa bé đến gặp bác sĩ, để kịp thời tìm nguyên nhân chính xác điều trị cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Mách mẹ 7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông để con khỏe mạnh, không ốm vặt
Trên đây là các cách chăm sóc trẻ ho nhiều không sốt, với những lưu ý rất cụ thể mà Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cha mẹ thật nhiều, trong việc bình tĩnh chăm sóc trẻ đúng cách nếu trẻ bị ho không sốt. Chúc bé yêu của các cha mẹ luôn phát triển khỏe mạnh nhé.
Thanh Ngân tổng hợp