Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Rate this post

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh không hẳn là chuyện dễ dàng đối với các bà mẹ, nhất là với những ai lần đầu sinh con. Để đảm bảo rốn không bị nhiễm trùng, mau rụng và nhanh lành lặn không để sẹo, mẹ phải vệ sinh đúng cách, chú ý kỹ nhằm phát hiện, cũng như xử lý kịp thời nếu rốn bị nhiễm trùng.

Bạn đang đọc: Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Trong tử cung của mẹ, dây rốn đóng vai trò vận chuyển ô xy và các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ để bé phát triển. Sau khi sinh, dây rốn sẽ được kẹp lại và cắt đi, chỉ chừa lại phần cuống rốn. Phần cuống rốn này cũng sẽ dần khô, rụng đi và lành lại hình thành nên rốn (belly button). Trong quá trình rốn của bé lành lại, có thể có nhiều vấn đề liên quan mẹ nên quan sát, theo dõi để đảm bảo sức khỏe cho bé.

1. Chuyện gì xảy ra với dây rốn ngay sau khi bé được sinh ra

Sau khi bé được sinh ra, bác sỹ hoặc bà đỡ sẽ cắt dây rốn khỏi nhau thai và dùng kẹp kẹp phần cuống rốn để thắt nó lại. Sau vài ngày, khi phần cuống rốn đã khô, bạn có thể lấy kẹp ra.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

2. Bao lâu thì cuống rốn sẽ rụng

Thông thường, trong vòng 5-15 ngày, cuống rốn của bé sẽ khô dần, co lại và chuyển sang màu đen, sau đó cuống rốn sẽ tự rụng đi. Khi cuống rốn rụng có thể có sự rỉ dịch hoặc máu (rất ít), và có thể để lại vết trên quần áo của bé.

Ba mẹ tuyệt đối không nên giật cuống rốn mặc dù trông nó có vẻ như rất dễ dàng để lấy ra, việc này có thể kéo dài thời gian tự lành ở gốc rốn, cũng như có thể để lại sẹo cho bé. Hãy để cuống rốn tự rụng đi khi đến thời điểm.

3. Chăm sóc cuống rốn

  • Hãy rửa dây rốn như một phần của việc tắm cho bé.
  • Bạn hãy đảm bảo đã rửa tay trước. Hãy chỉ dùng nước và gạc cotton, và hãy lau khô cuống rốn thật cẩn thận. Nếu cuống rốn bị dính phân hay nước tiểu của bé, bạn có thể dùng xà phòng nhẹ dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh phần bị dơ. Bạn không cần phải dùng đến chất khử trùng hay cồn để vệ sinh rốn cho bé.

Tìm hiểu thêm: 6 dấu hiệu bé muốn ăn dặm và cách nhận biết mẹ nên ghi nhớ

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

  • Bạn hãy để phần cuống rốn được khô thoáng và tiếp xúc với không khí bằng cách gập phần rìa trên của tã xuống. Bạn cũng không cần dùng bất ứ loại băng cá nhân hay băng gạc nào để băng phần cuống rốn lại vì điều này sẽ ngăn cản không khí lưu thông quanh cuống rốn.
  • Nếu bạn không rửa phần cuống rốn thì nên cố gắng không đụng vào nó và chỉ vệ sinh khi cần thiết (khi cuống rốn bị dính bẩn).

4. Sau bao lâu thì rốn sẽ lành hẳn

Sau khi dây rốn rụng, phần gốc rốn (rốn) của bé có thể rỉ một ít dịch hoặc máu, nhưng nó sẽ lành trong vài ngày. Nếu rốn của bé vẫn tiếp tục bị ẩm dính hoặc chảy mủ, có thể nó đã bị nhiễm trùng, lúc này bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ.

Thỉnh thoảng, phần rốn và xung quanh không lành hẳn mà vẫn ẩm ướt và rỉ ra loại mô màu đỏ, kèm theo u cục, tình trang này được gọi là “u hạt” và có thể cần được điều trị vì vậy bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ để được khám và tư vấn thêm.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Bơ cho bé ăn dặm và 2 cách chế biến cơ bản

5. Làm thế nào để biết cuống rốn bị nhiễm trùng

  • Nhiễm trùng rốn có thể gồm các biểu hiện:

– Rốn bị sưng, đỏ, ẩm ướt và có mùi khó chịu

– Bé bị sốt, ăn uống kém và mệt mỏi

  • Nếu bé bị nhiễm trùng rốn, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho mẹ liên quan đến việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh . Mẹ hãy chú ý kỹ vệ sinh đúng cách cho trẻ, để rốn mau rụng, khô ráo, lành nhanh và không nhiễm trùng nhé.

Theo Pregnancy, Birth and Baby

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *