Đôi khi, trẻ bỏ nhà đi bụi chỉ vì muốn thể hiện sự chống đối của bản thân với những bất đồng liên quan đến cha mẹ, anh chị em hoặc người thân sống chung nhà. Cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu biến đổi tâm sinh lý của trẻ để xử lý hiệu quả khi trẻ bỏ nhà đi bụi.
Bạn đang đọc: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bỏ nhà đi bụi?
Contents
1. Trẻ muốn bỏ nhà đi bụi khi có những dấu hiệu nào?
Trẻ ở độ tuổi nào cũng có khả năng sẽ bỏ nhà đi bụi nếu gặp mâu thuẫn không được giải quyết thỏa đáng trong gia đình. Nhất là khi đến tuổi dậy thì, tâm sinh lý chưa ổn định, trẻ thường bỏ nhà đi lang thang vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, bất lực. Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu trẻ muốn bỏ nhà đi bụi để kịp thời xử lý, bao gồm:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ,…
- Tính khí thay đổi thất thường
- Thường gặp vấn đề với việc điểm danh hoặc có hành vi vi phạm ở trường
- Bắt đầu mang bên mình rất nhiều tiền, thậm chí có thể lén nhờ người khác giữ giùm một ít
- Cho đi bớt một số vật dụng có giá trị hoặc quần áo của bản thân
- Thường hỏi những câu như “Ba/ mẹ nghĩ xem có ai nhớ con không nếu một ngày phát hiện con không còn ở nhà nữa?”
2. Nguyên nhân khiến trẻ bỏ nhà đi bụi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bỏ nhà đi bụi, chẳng hạn:
- Trẻ đang gặp khó khăn khi giao tiếp hoặc đàm phán, thỏa thuận về những điều mình mong muốn nhưng không có được.
- Trẻ có mâu thuẫn, bất đồng gay gắt với cha mẹ về một vấn đề nào đó, và hành động bỏ nhà đi bụi là kết quả của một quá trình đã được “vặn sẵn dây cót” sau những cuộc cãi vã không hồi kết.
- Trẻ vị thành niên thường tin rằng việc bỏ nhà đi bụi sẽ khiến cha mẹ hối hận vì đã mắc sai lầm khi cư xử với trẻ theo cách trẻ không muốn. Hoặc, trẻ sợ sẽ gặp thêm rắc rối nếu vẫn còn ở cùng nhà với cha mẹ vì trong gia đình có quá nhiều nguyên tắc, giới hạn. Trẻ muốn tìm kiếm sự tự do riêng cho mình.
3. Làm gì khi trẻ bỏ nhà đi bụi?
Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ 8 tuổi tính kỉ luật không nước mắt
Điều quan trọng cần nhớ trước tiên là hãy cố gắng giữ bình tĩnh . Dù biết rằng bạn đang rất lo lắng, nhưng bạn cần giữ sự sáng suốt để tìm ra cách giải quyết vấn đề thay vì cứ nháo nhào và khóc lóc làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Bạn có thể suy luận theo hướng sau:
- Con chỉ bỏ nhà đi vì bốc đồng, tức giận nhất thời hay đã lên kế hoạch từ trước?
- Con có bỏ nhà đi với bạn bè, người quen nào khác không – kể cả họ hàng thân thiết?
- Con có lấy theo quần áo, tiền bạc hay các vật dụng có giá trị khác theo cùng hay không?
- Con có để lại mảnh giấy, tin nhắn, thông điệp hay bất kì sự nhắn nhủ nào lại với ai hay không?
Rồi sau đó, hãy lên kế hoạch tìm kiếm trẻ với những gợi ý :
- Thử liên hệ với cha mẹ của bạn bè hoặc người quen bên ngoài của trẻ để khai thác thêm thông tin mà họ biết được bằng cách gọi điện, tìm đến tận nhà nếu bạn biết địa chỉ,…
- Tiếp đến, hãy thử liên lạc với thầy/ cô, gia sư của trẻ nếu có, họ hàng, người quen của gia đình, các địa chỉ câu lạc bộ, hội nhóm mà trẻ tham gia, bảo vệ trường học, giám thị,…để hỏi xem lần cuối họ gặp/ nhìn thấy trẻ là khi nào, lúc đó trẻ có dấu hiệu gì.
- Nếu con bạn có sử dụng thẻ giao dịch ngân hàng – nhất là ở độ tuổi vị thành niên – hoặc bạn bị mất thẻ tín dụng cá nhân sau khi trẻ bỏ đi, hãy tìm đến các điểm đặt trụ ATM và kiểm tra lịch sử giao dịch vì những nơi này có khả năng sẽ cung cấp thêm cho bạn một số đầu mối.
- Truy tìm những số điện thoại liên lạc gần nhất trong lịch sử cuộc gọi điện thoại bàn trong gia đình xem có số nào được lặp lại nhiều lần gần đây không.
- Nếu trẻ có dùng internet, hãy kiểm tra các tài khoản thư điện tử – email – của con, Facebook, lịch sử web… để tìm thêm manh mối hữu ích.
- Hãy nhờ đến công an hoặc các đơn vị an ninh có liên quan nếu con bạn đi bụi và gia đình không thể tìm thấy cũng như không biết con có đang an toàn hay không. Đừng nên lãng phí thời gian hay cố gắng trông chờ con tự quay về nhé.
Trong trường hợp bạn biết con đang ở đâu nhưng không thể tiếp cận, hãy tìm cách nhắn nhủ cho con hiểu rằng bạn thật sự đang rất lo lắng và mong muốn thảo luận với thái độ tôn trọng trẻ, chứ đừng đe dọa hay dùng bất cứ từ ngữ mang tính chất đe dọa nào để tiếp cận con. Vì như thế bạn chỉ làm con sợ và rối bời, càng chạy trốn xa hơn mà thôi! Bạn cũng có thể nhờ đến một người thứ ba – người gần gũi và khiến trẻ tin tưởng để gửi gắm những điều mình muốn nói với trẻ trong không khí “hòa bình”. Hãy là những bậc cha mẹ nhạy bén và thấu hiểu con cái nhé!
4. Làm thế nào để phòng tránh việc trẻ bỏ nhà đi bụi?
>>>>>Xem thêm: Sữa non Colos Mom dành cho trẻ biếng ăn có những công dụng nào?
- Hãy cố gắng nuôi dưỡng lại mối quan hệ với con mỗi khi xảy ra bất đồng hay mâu thuẫn gì đó chưa được giải quyết ổn thỏa trước khi tình hình chuyển biến tồi tệ hơn.
- Hãy giúp con hiểu rằng dù có xảy ra bất cứ chuyện gì thì tình cảm cha mẹ dành cho con vẫn là trên hết.
- Hãy kiên nhẫn và cố gắng lắng nghe những quan điểm, suy nghĩ riêng của con với thái độ tôn trọng, khuyến khích.
- Hãy nói chuyện với con về nhiều thứ khác nữa chứ không chỉ nhắm đến những rắc rối, lỗi sai của con, tập khen ngợi con nhiều hơn, nhất là với những nỗ lực hoặc thành công nhỏ của con.
- Việc cha mẹ “chiến thắng” trong các cuộc cãi vã sẽ khiến con cảm thấy bất lực, thất vọng về chính bản thân mình, yếu đuối, dễ đi đến những hành vi phản ứng thái quá và tiêu cực, do đó, hãy tìm những điểm chung có thể dung hòa với con, không nên phản ứng thái quá hay thậm chí thách con bỏ nhà đi.
Con trẻ bỏ nhà đi lang thang sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khó lường, do đó, trước khi mọi chuyện quá muộn, cha mẹ chúng ta cần lưu ý nhiều hơn, kiên nhẫn nhiều hơn mỗi khi xảy ra bất đồng với con. Nhờ vậy, bạn sẽ phòng ngừa được việc con bỏ nhà đi bụi, hơn thế nữa là xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái tốt đẹp, tôn trọng, tạo tiền đề cho sự trưởng thành toàn vẹn của con sau này đó!
Trúc Nguyễn