Câu đố vui cho trẻ em được hầu hết các trường học sử dụng như một cách để giải trí, rèn luyện kỹ năng tư duy cho trẻ. Ở nhà, phụ huynh cũng có thể áp dụng các câu đố đơn giản dưới đây để phát triển trí tuệ, trí thông minh cho con.
Bạn đang đọc: Câu đố vui cho trẻ em giúp bé phát triển trí thông minh
Contents
1. Lợi ích của các câu đố vui cho trẻ em
Câu đố vui là một hình thức để trẻ giải trí – Ảnh Internet
- Rèn luyện tư duy
Nếu tư duy theo lối thông thường, thì trẻ không thể được các dạng câu đố dân gian. Khi trẻ cố gắng suy nghĩ để tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi – đây là yếu tố kích thích bộ não trẻ làm việc, liên tưởng nhiều hơn đến các sự vật và hiện tượng xung quanh mình. Nếu được định hướng rõ ràng, trẻ sẽ học được cách tư duy tiến bộ, sáng tạo, tạo tiền đề học tập ở các cấp độ cao hơn.
- Gia tăng vốn kiến thức về cuộc sống xung quanh
Các câu đố chứa đựng kiến thức về cuộc sống xung quanh. Bé càng biết nhiều thì càng biết cách giải câu đố. Sau mỗi câu đố vui như vậy, các em sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức mới bổ sung vào kho tàng hiểu biết của mình.
- Phát triển trí sáng tạo
Nếu không có “bẫy” thì không gọi là đố được, do đó, nếu không tinh ý, trẻ sẽ dễ sập “bẫy” và không tìm được câu trả lời. Thông thường, các câu đố sẽ dẫn các em đến những lối suy nghĩ khác với kiểu tư duy bình thường. Để giải được câu đố, các em bắt buộc nhìn vấn đề trên nhiều bình diện và khía cạnh khác nhau, tìm thấy điều mới mẻ từ những hiện tượng bình thường. Đây là kỹ năng tư duy cần thiết để phát triển khả năng sáng tạo cho các em sau này.
Trẻ khám phá những điều mới thông qua những câu đố vui – Ảnh Internet
- Giải trí
Các câu đố vui cho trẻ em thường có pha lẫn yếu tố hài hước, giúp cho các em cảm thấy thư giãn, thoải mái, thích chú, đặc biệt là cảm giác tự hào khi khám phá ra lời giải cho một câu đố nào đó.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp
Cũng như lợi ích của trò chơi dân gian hoặc hoạt động tập thể ngoài trời, các câu đố vui giúp trẻ rời xa những chiếc điện thoại, ipad, màn hình tivi, để được “mặt đối mặt” nói chuyện với một người khác. Các em sẽ được nghe, phản hồi, tranh luận, trải qua nhiều cảm xúc thú vị cùng với những người tham gia vào hoạt động đố vui đó.
- Nâng cao tinh thần thi đua, học hỏi
Tính thử thách từ những câu đố luôn kích thích sự tò mò của trẻ, khiến các em muốn nỗ lực hết mình, suy nghĩ theo nhiều cách để giải cho bằng được. Đặc biệt, khi trẻ tham gia giải câu đố theo đội, nhóm, tập thể, thì tinh thần chiến thắng và không muốn thua kém bạn bè sẽ càng thúc đẩy các em tư duy và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn.
2. Nên sử dụng câu đố vui cho trẻ vào trường hợp nào?
Câu đố vui cho trẻ em có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Tổ chức giải câu đố tập thể trong giờ sinh hoạt lớp ngoài trời – Ảnh Internet
- Trong giờ nghỉ giải lao
Các câu đố có thể giúp trẻ giải trí trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học, vừa giúp các em giải tỏa căng thẳng, vừa là một cách để các em phát triển óc sáng tạo.
- Trong các sinh hoạt tập thể
Sử dụng câu đố vui cho trẻ em trong các giờ sinh hoạt tập thể cũng là một lựa chọn phù hợp. Các em sẽ được cùng nhau thảo luận để tìm ra câu trả lời cho các câu đố, đồng thời, bầu không khí vui chơi tập thể cũng trở nên thoải mái, gắn kết hơn.
- Khi đi cắm trại
Là một hoạt động mang tính giáo dục, các câu đố vui thường được sử dụng trong các giờ sinh hoạt trại như một hình thức để giúp trại sinh vừa được giải trí, vừa có cơ hội kết bạn, học hỏi lẫn nhau.
- Sinh hoạt gia đình
Trong giờ sinh hoạt gia đình, ba mẹ có thể sử dụng các câu đố vui để cùng giải trí, học hỏi và trau dồi kiến thức với con. Đó cũng là cách để ba mẹ gắn kết tình cảm với các con yêu của mình. Không những thế, thông qua các câu đố dân gian, ba mẹ có thể lồng ghép nhiều bài học hay dạy con hiệu quả.
3. Phân loại và gợi ý các câu đố vui cho trẻ em
3.1. Câu đố vui cho trẻ mầm non
Các câu đố vui dành cho trẻ mầm non cần theo đi theo chủ đề về các sự vật cụ thể, gắn bó hàng ngày với bé, sờ được, nếm được, nhìn thấy được. Theo sự phát triển tâm lý trẻ mầm non, bé chưa phát triển rõ rệt tư duy hình tượng, nếu dùng những hiện tượng mơ hồ vào câu đố, trẻ khó hình dung được câu trả lời. Ở nhà, ba mẹ có thể kết hợp các câu đố với tranh ảnh hoặc vật dụng mô phỏng liên quan, vừa giúp bé học từ vựng, vừa có thể dạy màu sắc và một số đặc tính khác của đồ vật cho con.
Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ biết vâng lời bạn có thể thử áp dụng ngay
Câu 1:
Cây gì không lá, không hoa
Sáng đêm sinh nhật cả nhà vây quanh? (Đáp án: Cây nến)
Câu 2:
Quả gì không phải để ăn
Mà dùng để đá, để lăn để chuyền? (Đáp án: Quả bóng)
Câu 3:
Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lí cho bé ngồi lên
Là cái gì? (Đáp án: Cái ghế)
Câu 4:
Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn
Là quả gì? (Đáp án: Quả mít)
Câu 5:
Con gì không thích ăn cơm
Mà lại ăn lửa, ăn nước, ăn than (Đáp án: Con tàu)
3.2. Câu đố vui cho cho học sinh tiểu học
Tâm lý trẻ tiểu học bắt đầu phát triển tư duy hình tượng, do đó, ngoài các trò chơi dân gian mang tính giáo dục , các câu hỏi đố cho bé trong độ tuổi này cũng trở nên đa dạng hơn, bao gồm cả các chủ đề về xã hội, con người, các nguyên tắc,…
Câu 1:
Con gì nhỏ bé
Mà hát khỏe ghê
Suốt cả mùa hè
Râm ran hợp xướng
(Đáp án: Con ve)
Câu 2:
Không là thợ dệt
Chăng tơ bừa bãi
Là con gì? (Đáp án: Con nhện)
Câu 3:
Khi đi đội cả nhà đi
Khi về đóng cửa từ bi mà nằm
Là con gì? (Đáp án: Con ốc)
Câu 4:
Bàn gì tưởng nhớ ông cha? (Đáp án: Bàn thờ)
Câu 5:
Xã nào đông nhất từ trước đến nay? (Đáp án: Xã hội)
3.3. Một số câu đố về chủ đề đồ dùng gia đình
[caption-5]Câu 1:
Sừng sững mà đứng giữa trời
Giở vây, giơ cánh, suốt đời như không?
Là cái gì? (Đáp án: Cái nhà)
Câu 2:
Nghĩa tình đủ cả âm dương
Ngồi ngay trên mái từ đường từ xưa
Ngày ngày đội nắng che mưa
Giữ yên tổ ấm, sáng trưa chẳng hề?
Là cái gì? (Đáp án: Ngói âm dương)
Câu 3:
Có miệng mà chẳng nói chi
Bụng phình như chửa, bỏ gì cũng ăn?
Là cái gì? (Đáp án: Cái chốt cửa)
Câu 4:
Miệng đồng, ruột thép thẳng băng
Vặn tai, miệng nhả nước trong tràn trể?
Là cái gì? (Đáp án: Cái vòi nước)
Câu 5:
Nóng, lạnh xem ra khéo chọn ghê
Tây, Tàu, Mỹ, Nhật, chẳng hề chê
Không kể mưa rơi đêm tháng giá
Mặc cho đổ lửa những trưa hè?
Là cái gì? (Đáp án: Máy điều hòa)
3.4. Câu đố về con vật
[caption-6]Câu 1:
Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi
(Đáp án: Con trâu)
Câu 2:
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o…
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc?
(Đáp án: Con gà trống)
Câu 3:
Bốn cột tứ trụ
Người ngự lên trên
Gươm bạc hai bên
Chầu vua thượng đế
Là con gì? (Đáp án: Con voi)
Câu 4:
Thân em nửa chuột nửa chim
Ngày trèo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù
Là con gì? (Đáp án: Con dơi)
Câu 5:
Con gì cứ mải táp ruồi?
Là con gì? (Đáp án: Con cóc hoặc con ếch)
3.5. Câu đố về đồ vật, sự vật, cây cối
>>>>>Xem thêm: 9 cách giảm bớt áp lực nuôi con một mình trong gia đình đơn thân
Nhiều câu đố lấy hình ảnh chiếc quạt giấy để dạy bé – Ảnh Internet
Câu 1:
Cái gì đánh cha đánh má đánh anh đánh chị đánh em? (Đáp án: Bàn chải đánh răng)
Câu 2:
Một mẹ mà đẻ bốn con
Con thời ba tuổi, mẹ còn có hai
Là gì? (Đáp án: Chân tay)
Câu 3:
Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra.
Là cái gì? (Đáp án: Quạt giấy)
Câu 4:
Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì? (Đáp án: Bắp ngô)
Câu 5:
Cây gì nhỏ nhỏ
Hạt nó nuôi người
Chín vàng nơi nơi
Dân làng đi hái
(Đáp án: Cây lúa)
3.6. Các câu đố mẹo (dành cho các bé từ 6 tuổi trở lên)
[caption-8]Câu 1:
Bệnh gì bác sĩ bó tay? (Đáp án: Bệnh gãy tay)
Câu 2:
Tại sao có người đi taxi nhưng lại không trả tiền? (Đáp án: Tài xế taxi)
Câu 3:
Nơi nào có đường sá, nhưng không có xe cộ; Có nhà ở, nhưng không có người; Có siêu thị, công ty nhưng không có hàng hóa? (Đáp án: Trong bản đồ).
Câu 4:
Nhà Hùng có 3 anh em, người anh đầu tên là Nhất, người thứ hai tên là Nhị. Hỏi người thứ 3 tên là gì? (Đáp án: Tến Hùng)
Câu 5:
Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật? (Đáp án: Hôm qua, hôm nay, ngày mai)
Những câu đố vui cho trẻ em có thể thỏa mãn được trí tò mò và niềm hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ. Ba mẹ có thể lồng ghép các bài học đa dạng dạy bé với nhiều chủ đề khác nhau như gia đình, con vật,…tùy từng độ tuổi, vừa giúp con tăng vốn từ vựng, vừa tạo liên kết giữa lý thuyết và ứng dụng vào thực tế để trẻ nhớ lâu hơn, ổn định kiến thức nền tảng hơn, đồng thời, biết cách ứng xử phù hợp khi bước ra môi trường xã hội rộng lớn hơn.
Nguyễn Oanh tổng hợp