Phát hiện sớm các biểu hiện tiểu đường thai kỳ luôn quan trọng. Điều này nhằm giúp các mẹ bầu phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Với những lưu ý mà Blogtretho.edu.vn chia sẽ dưới đây, sẽ phần nào giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý không dễ được phát hiện, nhưng biến chứng mà nó mang lại vô cùng nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Vậy mẹ bầu đừng bỏ qua việc tham khảo nội dung hữu ích này, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và con yêu nhé.
Bạn đang đọc: Cảnh báo các biểu hiện tiểu đường thai kỳ và cách điều trị mẹ bầu nên lưu ý
Contents
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là triệu chứng rối loại lượng đường trong máu chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và bệnh có thể sẽ khỏi sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ có lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cao, do khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị ức chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.
2. Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ
- Âm đạo bị nhiễm trùng : Do lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến các loại nấm men cũng như vi khuẩn phát triển nhanh. Chính vì thế, nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cũng cao hơn bình thường. Khi có những dấu hiệu sau: ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay.
- Xuất hiện nhiều tưa lưỡi : Lượng đường dư thừa sẽ là nguồn dinh dưỡng cho nấm candida sinh sôi, phát triển dẫn đến tưa lưỡi xuất hiện dày và liên tục. Vì vậy, nếu mẹ bị tưa lưỡi thì khả năng mắc tiểu đường là rất cao.
3. Khi nào thì bệnh tiểu đường thai kỳ được phát hiện?
Vào tuần thứ 20, sự gia tăng các hormone thai kỳ làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin. Đây là lí do tại sao thai phụ được yêu cầu kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm phát hiện bệnh tốt nhất là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28, tuy nhiên vẫn có thể có những trường hợp xuất hiện triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
4. Cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ nhanh nhất
4.1 Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho thai phụ bị tiểu đường
- Đối với thai phụ bị béo phì bị tiểu đường thai kỳ thì nên bắt đầu với chế độ ăn 30kcal/kg/ngày.
- Hạn chế thức ăn chưa nhiều tinh bột xuống còn 40-50 % trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ dưới dạng trái cây, rau xanh, gạo nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì…
Tìm hiểu thêm: Mỹ phẩm an toàn cho bà bầu đến từ Hàn Quốc giúp chị em xinh đẹp rạng ngời
- Bổ xung thực phẩm giàu canxi và sắt.
- Tránh ăn nhiều đồ ngọt và các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Chia nhỏ bữa ăn và kèm theo từ 1 – 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày
- Duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng từ các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội…khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn 1 giờ là biện pháp rất tốt giúp mẹ giảm đường huyết.
4.2 Tiêm insulin
Tiêm insulin chỉ được dùng trong trường hợp chế độ ăn đơn thuần không mang lại hiệu quả. Insulin là lưa chọn an toàn và được khuyến cáo với phụ nữ mang thai dưới sự theo dõi của bác sĩ.
4.3 Trị tiểu đường thai kỳ bằng các bài thuốc dân gian
Ngoài chế độ ăn uống và luyện tập trên mẹ nên kết hợp với các loại thảo dược sẽ giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn.
- Xào 150g khổ qua với dầu lạc, xào lửa to đến khi gần chín thì thêm 100g đậu phụ, nêm chút muối. Sau đó, tiếp tục xào cho đến khi khổ qua chín. Mỗi ngày ăn một lần. Dùng cho thai phụ bị tiểu đường ăn nhiều.
- Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, thái nhỏ thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng cho bà bầu bị tểu đường ăn nhiều uống nhiều
- Râu bắp 50g và 1,5 lít nước, sắc đến khi còn một nửa, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, uống nhiều.
>>>>>Xem thêm: 7 loại sữa mẹ bầu nên dùng trong thai kỳ
Biểu hiện tiểu đường thai kỳ thực tế không phải tất cả các mẹ bầu đều chú ý và tự phát hiện sớm được. Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra không ít nỗi ám ảnh cho bà bầu. Cũng như nhiều bệnh khác, việc phát hiện sớm những biểu hiện tiểu đường thai kỳ sớm sẽ giúp mẹ chăm sóc thai kỳ tốt hơn, cũng như có hướng điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Bùi Phường tổng hợp