Căng thẳng và lo lắng có là “thủ phạm” gây sinh non, sẩy thai?

Rate this post

Nhiều ý kiến cho rằng căng thẳng chính là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai. Điều này có đúng hay không, hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Căng thẳng và lo lắng có là “thủ phạm” gây sinh non, sẩy thai?

Căng thẳng là một trong những “thủ phạm” gây sẩy thai khiến nhiều người người bàn luận nhiều nhất. Phần lớn mọi người đều cho nó thực sự tác động và gây ra sẩy thai nhưng số khác lại không.

Mức độ căng thẳng là vấn đề lớn nhất

Căng thẳng và lo lắng có là “thủ phạm” gây sinh non, sẩy thai?

Căng thẳng hàng ngày thực chất không thể gây ra sẩy thai

Căng thẳng hàng ngày thực chất không thể gây ra sẩy thai. Các nghiên cứu khoa học cũng không tìm thấy bất cứ mối liên hệ nào giữa căng thẳng trong thai kỳ và việc sẩy thai. Trên thực tế, những căng thẳng do các vấn đề của cuộc sống hiện đại như áp lực công việc hay bị kẹt xe… không thể khiến một thai phụ bị sẩy thai. Cũng vậy, giật mình do tiếng động lớn và đột ngột không thể gây ra sẩy thai.

Phần lớn các nguyên nhân gây sẩy thai có thể do không biết hoặc vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hơn 50% trường hợp sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên được cho là do bất thường nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình trứng thụ tinh. Nguyên nhân có thể là do trứng hoặc tinh trùng có sai số nhiễm sắc thể và khiến cho trứng đã thụ tinh không thể phát triển bình thường.

Tuy nhiên, mức độ căng thẳng đỉnh điểm từ các vụ ly hôn, rắc rối tài chính nghiêm trọng hoặc cái chết của một thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một thai nhi. Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, năm 2008, trên 19.000 phụ nữ mang thai cho thấy những người mang tâm lý căng thẳng cực độ có nguy cơ thai chết lưu đến 80% so với những phụ nữ căng thẳng ở mức độ trung và thấp.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy căng thẳng đỉnh điểm có thể dẫn đến nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân, thậm chí còn dẫn đến căn bệnh dị ứng và hen suyễn trong cuộc sống sau này của trẻ.

Cách đối phó với căng thẳng trong thai kỳ

1. Nghỉ ngơi 5 phút khi nhận thấy mình đang căng thẳng đỉnh điểm

Tìm hiểu thêm: Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì và 5 lưu ý quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ

Căng thẳng và lo lắng có là “thủ phạm” gây sinh non, sẩy thai?

>>>>>Xem thêm: Đọc sách cho thai nhi nghe giúp bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ

Khi căng thẳng hãy tìm cách để nghỉ ngơi ít nhất 5 phút

Đây là cách đơn giản để bạn tìm thấy mô hình tự nhiên của hơi thở. Hãy nhắm mắt lại và dành ra 5 phút để hít thở sâu. Khi thở, bạn sẽ cảm nhận lồng ngực được nâng lên, cơ mặt và hàm đều hoàn toàn thả lỏng. Bạn có thể thực hành bài tập này bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Nó sẽ làm dịu hệ thống thần kinh của bạn và tạo ra một cảm giác thư giãn tức thì để giúp bạn kiểm soát được trạng thái tâm lý của mình.

2. Thư giãn khi bị kẹt xe

Đầu tiên, hãy bật đài phát thanh hoặc mở một đĩa CD âm nhạc để làm dịu trạng thái tinh thần. Sau khi lấy lại cảm giác, bạn tiếp tục đặt tay trên vô lăng. Lúc này, hít một hơi thật sâu qua mũi và thở dài bằng miệng. Hoặc trong lúc hít vào, bạn nâng vai cao lên gần sát tai và tự nhủ “không sao cả”. Khi thở ra, hãy hạ vai và tiếp tục lặp lại cho đến khi bạn thấy mọi thứ qua đi.

3. Giải tỏa áp lực công việc

Đầu tiên, bạn nâng cao hai vai và hạ xuống. Lặp lại một vài lần, sau đó cuộn vai vòng về phía trước, lên trên và xuống dưới. Với động tác này cũng lặp lại một vài lần. Tiếp theo, xoay nhẹ đầu qua trái, qua phải và lặp lại. Cuối cùng gập đầu trước, sau và lặp lại. Bài tập này sẽ giúp đầu óc và các cơ thư giãn để lấy lại tinh thần.

4. Xua tan nỗi phiền muộn do tăng cân

Khi ngồi hoặc nằm, đặt hai bàn tay lên ngực để cảm nhận sự ấm áp của đôi bàn tay và như một cách để kết nối với cơ thể. Động tác đơn giản này có thể làm thay đổi cảm xúc tiêu cực của bạn về việc tăng cân. Song song đó, hãy cố gắng chọn thực phẩm lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

5. Dẹp bỏ lo lắng về việc chuẩn bị đồ đi sinh

Thiền có thể giúp bạn dễ dàng sắp xếp các công việc phải chuẩn bị trước sinh. Sau khi thiền khoảng 5 phút, bạn hãy lấy giấy viết ghi ra danh sách việc phải làm và từ từ hoàn thành từng bước một.

6. Chuẩn bị tâm lý đón ngày chuyển dạ

Đầu tiên, hãy luôn nhớ rằng phụ nữ nào cũng phải trải qua cơn đau chuyển dạ. Điều đó, sẽ giúp bạn có thêm động lực. Sau đó, trong tư thế thoải mái, dùng các đầu ngón tay di chuyển từ các ngón chân lên đến khuôn mặt để làm thư giãn từng khu vực.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Nguồn: BC, FP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *