Cận thị có di truyền không gần như là mối bận tâm của hầu hết phụ huynh có con mắc phải tật khúc xạ về mắt này. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình can thiệp và điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Không những thế, mối quan hệ giữa cận thị và khả năng di truyền còn giúp ích rất nhiều cho khâu phòng ngừa. Để trả lời câu hỏi này, mời bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cận thị có di truyền không nếu cha mẹ cũng mắc tật khúc xạ mắt này?
Contents
1. Tật cận thị có di truyền không?
1.1. Cận thị là gì?
Muốn biết tật cận thị có di truyền không thì trước tiên phải tìm hiểu cận thị là gì với khái niệm chính xác nhất. Theo đó, cận thị là tình trạng khi nhìn xa thấy mờ, nhưng nhìn rõ hơn những vật ở gần. Với mắt của trẻ bình thường khi quan sát hình ảnh của vật sẽ hiện đúng trên võng mạc. Còn đối với mắt của trẻ cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc.
1.2. Cận thị có di truyền không?
Có hai nguy cơ dẫn đến cận thị ở trẻ là do di truyền và môi trường. Vậy nên, với câu hỏi cận thị có di truyền không nếu cha mẹ cũng mắc tật khúc xạ này, thì có thể khẳng định ngay là có. Tuy nhiên, mức độ di truyền như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này cũng được BS. Lê Nguyễn Thảo Chương – Trung tâm Mắt Hải Yến khẳng định.
Ông cho biết “ Cận thị do đường đi của tia sáng vào mắt bị bẻ cong nhiều, có nghĩa là ánh sáng hội tụ ở một điểm nằm trước võng mạc. Nguyên nhân do chiều dài trước – sau của nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc (là cấu trúc trong suốt nhô ra phía trước của mắt, hay được gọi là tròng đen) quá cong. Khi di chuyển lại gần vật hơn, điểm hội tụ sẽ về gần võng mạc hơn nên nhìn rõ hơn .” Do đó, độ cận thị nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: chiều dài của trục nhãn cầu, độ cong của giác mạc, công suất của thủy tinh thể (thấu kính hội tụ nằm trong mắt).
Theo như lời bác sĩ, thì cận thị có thể chia thành các mức độ khác nhau. Cận thị nhẹ dưới 3 Diop (Diop là đơn vị đo độ công của mắt kinh. Diop càng cao tình trạng cận càng nặng, mắt kính cũng càng dày.), cận thị trung bình khoảng 3-6 Diop, trên 6 Diop được xem là trẻ cận thị nặng. Dựa theo những chỉ số này, có thể chia những người mức độ cận dưới 6 Diop là cận thị thông thường, còn trên 6 Diop là cận bệnh lý.
Nhiều nghiên cứu cũng được thực hiện để xác định xem cận thị có di truyền không từ cha mẹ sang con cái. Kết quả là, cha mẹ cận thị dưới 3 Diop thì khả năng di truyền sang con rất nhỏ. Nhưng nếu trên 6 Diop thì khả năng di truyền sang con là 100%. Tiếp đó, nếu trẻ có cả cha và mệ đều bị cận thì khả năng con bị cận thị từ 33-60%. Nếu cha hoặc mẹ bị cận thì tỷ lệ này là 23-40%. Trong trường hợp cha mẹ đều không cận thị thì khả năng con cận thị chỉ rơi vào khoảng 6-15%.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có hơn 24 gen có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị. Những trẻ cận thị do di truyền thường có độ cận cao, thậm chí có thể trên 20 Diop. Nếu một người cận bình thường đến tuổi trưởng thành, độ cận sẽ không tăng thêm nữa. Nhưng đối với trẻ cận di truyền, độ cận vẫn tăng nhanh ngay cả khi ở tuổi trưởng thành.
Cận thị ở trẻ có những biến chứng nguy hiểm như: thoái hóa võng mạc, rách hay bong võng mạc, bong hoặc xuất huyết thể pha lê,…Một điều đáng nói là sau khi được chữa trị, khả năng phục hồi thị lực vẫn kém hơn trẻ cận thị không do di truyền. Cận thị di truyền thường đến một độ tuổi nhất định mới có thể phát hiện, phổ biến là ở độ tuổi từ 8 đến 12. Cận thị có đặc điểm tăng độ nhanh từ 10 – 20 tuổi nếu cơ thể trẻ cũng phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Từ 20 – 40 tuổi, độ cận thị sẽ ngừng tăng hoặc ít tăng thêm.
2. Cách nhận biết dấu hiệu cận thị ở trẻ em
Một số dấu hiệu thường thấy khi bé có vấn đề về mắt dễ nhận biết nhất gồm:
- Trẻ hay nheo mắt, dụi mắt khi quan sát vật gì đó. Cha mẹ cần chú ý điều này, vì có thể mắt trẻ có thể đang cố gắng điều tiết để nhìn thấy rõ vật nên mới có biểu hiện như vậy.
Tìm hiểu thêm: Men vi sinh cho trẻ biếng ăn nên sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
- Trẻ cúi đầu gần quyển sách khi học bài hay khi tập viết, làm bài tập. Hoặc, bé ngồi sát màn hình khi xem tivi.
- Bé nói với bạn ở lớp rằng mình đau đầu, mỏi mắt hay thậm chí buồn nôn. Đây cũng có thể là dấu hiệu cận thị hoặc các tật khúc xạ khác ở mắt mẹ cần lưu ý.
- Bé đột nhiên không thích, hoặc làm không tốt những hoạt động cần tập trung quan sát như vẽ, tô màu,…
- Hãy nhờ thầy cô quan tâm biểu hiện bé khi ở trường. Nếu thấy bé hay nghiêng đầu hay chồm người về phía trước để nhìn rõ chữ trên bảng, hoặc thấy bé thường xuyên nhìn bài của bạn để ghi chép,…Những điều này đều có thể cảnh báo tật cận thị ở trẻ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh u máu ở trẻ em – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Hãy thường xuyên chú ý, thăm hỏi con cái của mình để nhận biết tình trạng của bé. Trẻ nhỏ không có nhiều hiểu biết và cũng không thể nhận thức được vấn đề mình đang gặp nên cha mẹ hãy chú ý giúp con nhé. Phát hiện càng sớm thì càng dễ phòng tránh, và áp dụng hiệu quả các biện pháp giảm độ cận thị tự nhiên cho con mà không cần đến bệnh viện.
Đến đây, hẳn bố mẹ đã biết rõ cận thị có di truyền không rồi. Điều này rất quan trọng, giúp bố mẹ thực hiện tốt khâu phòng ngừa, rèn luyện những thói quen sinh hoạt tốt ngay từ sớm để giảm nguy cơ mắc tật cận thị nặng hơn. Bố mẹ cũng cần lưu ý, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất cận thị thì hãy cho con đi kiểm tra sớm để có cách chữa cận thị kịp thời nhé.
Nguyên Bình tổng hợp