Cân nặng và chiều cao của trẻ thay đổi trong từng giai đoạn và trong từng độ tuổi khác nhau. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi các chỉ số này để xem con cưng của mình có phát triển bình thường. Và theo các chuyên gia, sự phát triển của bé trai và bé gái là hoàn toàn khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc mà cân nặng và chiều cao của các bé sẽ thay đổi nhiều hay ít.
Bạn đang đọc: Cân nặng và chiều cao của trẻ nhà bạn đã đạt chuẩn chưa?
Contents
- 1 1. Cân nặng chiều cao của trẻ như thế nào là chuẩn?
- 2 2. Một số lưu ý khi đo cân nặng và chiều cao của trẻ
- 3 3. Mẹ cần làm gì khi con không đạt chuẩn cân nặng và chiều cao?
- 4 5 bài tập vận động cực tốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
- 5 Gợi ý 5 thực đơn ăn dặm cả tuần dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
- 6 Các loại thực phẩm giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ suy dinh dưỡng
- 7 9 cách giảm bớt áp lực nuôi con một mình trong gia đình đơn thân
- 8 Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
- 9 Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
- 10 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 11 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 12 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 13 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 14 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 15 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 16 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 17 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 18 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 19 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Cân nặng chiều cao của trẻ như thế nào là chuẩn?
Hiện nay, tình trạng bé thiếu cân, thấp còi xảy ra thường xuyên. Dù bố mẹ cố gắng chăm sóc con nhưng vẫn không thấy con lớn như các bé cùng trang lứa. Do đó, mẹ nên thường xuyên đo cân nặng và chiều cao của trẻ để nắm được sự phát triển của bé có tốt không để có biện pháp nuôi dạy tốt hơn.
Cân nặng của một bé sơ sinh bình thường đạt từ 3000 gram – 4500 gram và đạt chiều cao khoảng 50 cm – 60 cm. Các chỉ số này sẽ tăng lên theo số tháng tuổi của bé, đặc biệt là giai đoạn bé bắt đầu quá trình ăn dặm. Để các mẹ nắm được thế nào cân nặng và chiều cao chuẩn của trẻ, chúng tôi xin chia sẻ bảng chuẩn theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới.
Bảng chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh – Ảnh Internet
2. Một số lưu ý khi đo cân nặng và chiều cao của trẻ
2.1 Khi đo cân nặng cho trẻ
Cân nặng của bé nên được đo thường thường xuyên để biết được với cách chăm sóc con của mình đã hợp lý hay chưa? Bé có tăng cân hay sút cân không? Việc theo dõi cân nặng của bé còn giúp mẹ biết được bé bị suy dinh dưỡng hay béo phì hay không?
Khi đo cân nặng cho bé, mẹ nên đo mỗi tháng ít nhất 1 lần. Trước khi đo, mẹ nên cho bé đi đại tiện, tiểu tiện trước. Đặt bé nằm ngay ngắn và đọc chỉ số cân nặng trên bàn cân. Mẹ nên trừ đi khối lượng áo quần và tã để biết được cân nặng đúng của trẻ.
2.2 Khi đo chiều cao của trẻ
Đo chiều cao của trẻ, mẹ nên đo vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất. Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên cho bé nằm ngửa và dùng thước đo từ phần đỉnh đầu đến phần bàn chân. Khi đo, mẹ nên bỏ giày và mũ của bé ra để đúng chiều cao.
3. Mẹ cần làm gì khi con không đạt chuẩn cân nặng và chiều cao?
3.1 Trường hợp bé thiếu cân và thấp còi
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và đặc biệt quan trọng. Nếu bé bị thiếu cân và thấp còi, mẹ nên cho con bú sữa nhiều hơn để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho con. Nếu trẻ từ 6 tháng trở lên và có thể ăn dặm được, mẹ nên cân đối lại thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé. Ngoài ra nên kết hợp các trò chơi vận độngvà luyện tập thể dục thể thao để tiêu hao phần năng lượng mà bé đã hấp thu cũng như giúp xương chắc khỏe và phát triển. Nếu tình trạng của bé kéo dài và không cải thiện được, nên cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
3.2 Trường hợp bé thừa cân
Trái với trường hợp trên, có nhiều trẻ lại mắc chứng béo phì và cao lớn vượt trội so với các bé cùng trang lứa. Với nhiều mẹ có thể đây là tín hiệu vui nhưng nó lại chứa nhiều nhân tố cảnh báo tình hình sức khỏe của con không tốt.
Nguyên nhân là do hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé quá nhiều, bé lười vận động khiến cho năng lượng không tiêu hao được và tích tụ thành mỡ. Do đó biện pháp cần thiết đó chính là điều chỉnh lại chế độ ăn của con, cho ăn nhiều rau xanh và ít đạm, ít béo. Đồng thời mẹ nên tăng cường cho bé tham gia các trò chơi vận động và thể thao để giảm cân.
Những chia sẻ của Blogtretho.edu.vn về cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh ở trên hẳn đã giúp mẹ biết được thêm những thông tin bổ ích trong việc nuôi dạy con trẻ. Chúc các mẹ chăm con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Hoài Nguyễn tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
5 bài tập vận động cực tốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Gợi ý 5 thực đơn ăn dặm cả tuần dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
Các loại thực phẩm giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ suy dinh dưỡng
9 cách giảm bớt áp lực nuôi con một mình trong gia đình đơn thân
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Lượng sữa cho trẻ 2 tháng tuổi và 6 lưu ý quan trọng dành cho bố mẹ
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Chỉ ra 8 quan niệm ở cữ – chăm con lỗi thời mẹ không cần phải áp dụng theo