Cân nặng thai nhi tuần 36 khá quan trọng và cần quan tâm đặc biệt. Vì, cân nặng lúc này quyết định khá nhiều đến trọng lượng của bé lúc chào đời. Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào? Mẹ cần làm gì nếu muốn giúp con tăng tốc cân nặng để đủ ký khi sinh. Và nếu sinh bé ở tuần 36 này thì có sao không? Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng theo dõi giải đáp chi tiết liên quan như dưới đây.
Bạn đang đọc: Cân nặng thai nhi 36 tuần quyết định cân nặng của bé lúc chào đời
Contents
1. Cân nặng thai nhi 36 tuần quyết định cân nặng của bé lúc chào đời
Thai 36 tuần là khi con đang ở tháng cuối của thai kỳ. Lúc này bé phát triển tương đối hoàn chỉnh và tăng cân tối đa để đạt cân nặng chuẩn khi ra đời.
Từ tuần 36 tuần, các bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Đây là lý do, cân nặng của bé từ tuần 36 của thai kỳ, liên quan mật thiết đến cân nặng của con khi được sinh ra.
Như chúng ta cũng biết, cân nặng của bé khi đạt chuẩn so với tuổi thai, thì thường con sẽ khỏe mạnh hơn. Ngược lại cân nặng thấp hơn nhiều so với chuẩn hay nhiều hơn so với chuẩn với sự chênh lệch lớn, đều không tốt cho sức khỏe của bé. Cụ thể, nếu bé thiếu cân, khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp cao, nếu bé quá thừa cân mẹ sinh khó và khả năng mắc bệnh tiểu đường hay béo phì khá cao.
2. Cân nặng thai nhi 36 tuần cần đạt chuẩn là bao nhiêu
Cân nặng thai nhi 36 tuần khoảng 2.6kg-2.9kg, trung bình phổ biến là 2.6kg. Bé có chiều dài khoảng 46-48cm, trung bình phổ biến là 47cm. Ở tuần thai này, con to cỡ quả dưa gang dài hay quả đu đủ dài.
So với cân nặng thai nhi 35 tuần , con tăng cân rất rõ rệt, thể hiện đúng việc tăng tốc cân nặng ở những tuần cuối của thai kỳ. Điều này nhằm bảo đảm cho con khỏe mạnh, khi ra đời có thể ổn định thân nhiệt tốt và nhanh chóng.
3. Mẹ là gì để giúp con tăng tốc về cân nặng
Mặc dù cân nặng chuẩn thai nhi 36 tuần như đã đề cập trung bình khoảng 2.6kg-2.9kg, tuy nhiên cũng không hiếm gặp trường hợp con có cân nặng nhẹ hơn so với chuẩn này.
Nếu là mức độ chênh lệch không lớn thì mẹ không cần phải quá lo lắng, chúng ta hoàn toàn có thể giúp con tăng cân nhanh chóng, trong tuần này và các tuần còn lại.
Cách lưu ý để mẹ giúp bé tăng cân tốt hơn ở tuần thai 36 và các tuần còn lại cụ thể như:
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức và dành thời gian để nghỉ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Không căng thẳng hay quá lo lắng.
- Vận động thường xuyên.
- Tăng cường các thực phẩm có lợi cho việc tăng cân của thai nhu như dùng khoai lang, sữa tươi không đường, bột ngũ cốc, nước cam, trứng gà luộc, dùng thêm hải sản nhất là tôm và cá, dùng nhiều rau xanh cùng trái cây.
Tìm hiểu thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu đa thai mẹ cần lưu ý gì
4. Sinh bé ở tuần 36 có sao không
Như đề cập, kể từ khi thai nhi 36 tuần tuổi , bé có thể ra đời bất cứ lúc nào, nên bất cứ mẹ bầu nào cũng không khỏi băn khoăn về việc em bé ra đời trong tuần 36 này có sao không.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, thai kỳ từ 39 tuần mới được xem là đủ tháng. Nếu bé được sinh vào tuần 37 hay 38 thì được xem là sinh sớm. Còn trường hợp sinh bé ở tuần 36 vẫn được xem là sinh non muộn (so với sinh non sớm là ở tuần 34 hay 35).
Mặc dù, trẻ sinh non ở tuần 36 giảm được nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với sinh non ở các tuần trước đó, nhưng giảm không có nghĩa là chúng ta có thể an tâm. Trẻ sinh non ở tuần 36 cũng có thể gặp những biến chứng như:
- Nhiễm trùng huyết
- Vàng da
- Cân nặng thấp khi sinh
- Khó cân bằng thân nhiệt
- Suy hô hấp
- Khó khăn khi bú
- Chậm phát triển
Trong đó, suy hô hấp vẫn được xem là rủi ro cao nhất với các bé sinh sớm ở tuần 36 này.
So với các bé sinh đủ ngày đủ tháng đương nhiên trẻ sinh non ở tuần 36 cũng vẫn gặp nhiều vấn đế trong sự phát triển của mình hơn. Điều này không thấy rõ ở giai đoạn mới sinh, nhưng lại thể hiện rõ ở giai đoạn phát triển sau khi con đến tuổi mẫu giáo. Cụ thể:
- Bé sinh ở tuần 36 có thể có trí nhớ kém hơn các bé sinh đủ tuần đủ tháng
- Kết quả học tập của bé sinh ở tuần 36 cũng có thể kém hơn bạn cùng tuổi nhưng sinh đủ tháng đủ ngày.
- Các bé sinh non cũng dễ gặp vấn đề về tâm lý và hành vi hơn.
5. Mẹ cần làm gì nếu thấy xuất hiện các cơn gò
Khi bước sang tuần 36, thường các mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các cơn gò nhiều hơn. Cơn gò cứng bụng có thể xuất hiện với tần xuất nhiều cho đến các tuần thai sau. Đây là điều bình thường khi tử cung đang chuẩn bị cho thời điểm con sắp ra đời.
Do vậy, mẹ cần nắm rõ sự khác biệt giữa cơn gò cứng bụng tức cơn chuyển dạ giả so với với dấu hiệu sinh thật sự.
Thông thường, cơn gò cứng bụng chỉ diễn ra khoảng 30 giây đến 2 phút. Các cơn gò này không làm mẹ đau đớn. Khi mẹ nằm nghỉ hay thay đổi tư thế thì các con gò này sẽ biến mất.
Ngược lại, nếu cơn gò kéo dài, không thuyên giảm, không thay đổi mức độ ngay cả khi mẹ thay đổi tư thế, thì đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non.
Chính vì thế, ở tuần 36, mẹ đặc biệt cần lưu ý về đặc điểm cơn gò mà mình trải qua. Nhờ đó, mẹ có thăm khám kịp thời nếu phát hiện bất thường, bác sỹ sẽ có hướng giải quyết phù hợp để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.
>>>>>Xem thêm: Canh trứng để sinh con và những hiểu lầm không phải ai cũng biết
Có thể nói rằng cân nặng thai nhi 36 tuần là một phần quan trọng cần mẹ quan tâm. Vì cân nặng tuần này liên quan nhiều đến cân nặng của bé khi sinh. Do đó, mẹ dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống khoa học đủ chất, tăng cường dưỡng chất trong trường hợp cần thiết, vận động hợp lý để đảm bảo cân nặng của bé phát triển đủ và tốt. Ngoài ra, mẹ hãy nắm rõ về các cơn gò, dấu hiệu chuyển dạ để biết khi nào thì mình cần gặp bác sỹ hay đi bệnh viện, nhằm tránh sự lo lắng thái quá không tốt cho sức khỏe, cũng như bảo đảm để tuần thai này diễn ra an toàn tốt đẹp.
Cát Lâm tổng hợp