Cân nặng thai nhi 34 tuần là yếu tố rất quan trọng mà hầu hết mọi mẹ bầu đều quan tâm. Vì con đủ ký theo tuần thai mẹ mới yên tâm. Hơn nữa kể từ tuần 34, con chỉ còn vài tuần nữa là đến thời điểm ra đời rồi. Vậy ở 34 tuần, bé nặng bao nhiêu thì đủ chuẩn? Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn theo dõi chủ đề này chi tiết hơn ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Cân nặng thai nhi 34 tuần khoảng bao nhiêu?
Contents
1. Cân nặng thai nhi 34 tuần khoảng bao nhiêu?
1.1. Cân nặng thai nhi 34 tuần
Bước sang tuần 34, thai nhi nặng khoảng 2,1kg đến 2,5kg, trung bình khoảng 2,2kg. Bé dài khoảng 45cm-46cm, trung bình khoảng 45cm.
Con to cỡ quả dưa hấu hay quả bí ngô rồi, hình hài đã rất rõ ràng. Nếu chúng ta nhìn thấy, thì chắc chắn trông con vô cùng đáng yêu.
1.2. Cải thiện cân nặng của bé
Có thể nhiều em bé phát triển bình thường cho đến tuần thai 34 này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé chưa đủ cân nặng so với tuổi thai. Trong trường hợp này, mẹ có thể áp dụng một số cách để tăng tốc về cân nặng cho con như sau:
1.2.1. Tăng cường dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày
Mặc dù chế độ dinh dưỡng cho bà bầu luôn được chú ý kỹ lưỡng, song cũng có thể vì nhiều lý do mà chế độ này bị thiếu hụt hoặc chưa cân bằng. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc thai nhi nhẹ cân hơn so với tuổi thai. Việc nhẹ cân hơn so với tuổi thai nếu có, thường cũng có chênh lệch thường không đáng kể. Mẹ có thể cải thiện bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu đạm trong khẩu phần ăn như:
- Hải sản an toàn nhất là tôm và cá trắng
- Thịt bò
- Sữa tươi và các chế phẩm sữa phù hợp
- Trứng gà
- Đậu phụ
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tăng cường rau củ quả, các loại hạt với các loại rất tốt cho sức khỏe như:
- Rau bina
- Rau kale
- Bông cải xanh
- Măng tây
- Cà chua
- Đậu bắp
- Khoai lang
- Nấm
- Cải thìa
- Ớt chuông
- Đậu Hà Lan
- Hạt chia
- Hạt hạnh nhân
- Hạt óc chó
- Các loại quả mọng: dâu tây, việt quất,…
- Cam và họ cam chanh bưởi nói chung
- Chuối
1.2.2. Tăng cường thức uống tốt cho sức khỏe thai kỳ
Bên cạnh các thực phẩm giàu đạm, rau củ quả, các thức uống có lợi cho sức khỏe thai kỳ mẹ cũng cần quan tâm. Thức uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe, còn đảm bảo góp phần giúp mẹ duy trì lượng nước ổn định cần thiết, không lo bị thiếu ối.
Các loại nước mẹ có thể bổ sung như:
- Nước hoa quả tươi
- Các loại sữa hạt
- Các loại nước/ bột ngũ cốc
- Nước mía (2-3 lần/ tuần, mỗi lần 1 ly)
- Nước dừa (2-3 lần/ tuần, mỗi lần 1 quả)
2. Sự phát triển của thai nhi 34 tuần có đặc điểm chính nào?
Ở tuần 34 của thai kỳ, sự phát triển của bé diễn ra nhanh chóng, tăng tốc để chuẩn bị cho ngày ra đời không còn xa nữa. Điều này có thể thấy rõ qua việc cân nặng của con thay đổi nhanh, diễn ra từng ngày.
Trong tuần thai 34, ngoài sự phát triển cân nặng nhanh chóng của con, có những điểm đáng lưu ý khác như dưới đây:
2.1. Hầu hết các cơ quan của bé đã hoàn tất quá trình phát triển
- Thận của con : lúc này đã phát triển đầy đủ, gan có thể sản xuất thải.
- Ruột của con : đã chứa đầy phân. Phân của bé lúc này là một hợp chất dính có màu đen. Ruột con hoạt động. Có một số trường hợp, bé sẽ thải phân này ngay trong bụng mẹ. Nếu tình trạng này xảy ra, nước ối sẽ chuyển sang màu xanh. Trong trường hợp rỉ hay vỡ ối và nhận thấy đặc điểm này, mẹ cần nhập viện ngay và báo cho bác sỹ ngay.
- Hệ tiêu hóa đã được hoàn thiện : Điều này giúp bé sẵn sàng tiếp nhận sữa mẹ khi con ra đời
Tìm hiểu thêm: Khả năng sinh con sau phẫu thuật thai ngoài tử cung và điều trị ung thư
2.2. Đầu của em bé đã quay xuống vùng xương chậu của mẹ
Việc dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra này đã diễn ra ở tuần 34 của thai kỳ. Vì, khi con lớn hơn nữa ở các tuần thai sau, sẽ không còn đủ không gian để bé quay đầu. Cho nên, trong tuần thai này, nếu em bé chưa quay đầu, có thể bác sỹ sản khoa có những can thiệp để giúp thai nhi quay đầu .
2.3. Cơ thể sản xuất hormone giới tính
Sang tuần thai 34 của thai kỳ, cả bé trai và bé gái đều sản xuất hormone giới tình. Ở bé trai, tinh hoàn của bé đã di chuyển đến bìu.
2.4. Con đã có móng tay
Móng tay con ở tuần này phát triển, chạm đến đầu ngón tay. Đây cũng là điều khá thú vị. Và chỉ vài tuần nữa khi con ra đời mẹ sẽ thấy móng tay xinh xinh của bé cũng dài ra nhiều.
3. Mẹ bầu trải qua điều gì ở tuần thai này?
Do thai nhi ngày càng phát triển nhanh về trọng lượng, nên kèm theo mẹ bầu sẽ gặp phải một số triệu chứng khá khó chịu như:
- Mẹ đi tiểu thường xuyên hơn : Do thai nhi ngày càng lớn chèn ép bàng quang sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn trước. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ giảm bớt lượng nước tiếp nhận hàng ngày nhé.
- Chứng ợ nóng có thể nghiêm trọng hơn : Cũng do thai nhi lớn chèn ép hệ tiêu hóa của mẹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trước đó. Chứng ợ nóng , đầy bụng, mau đói, nhạy cảm với một số thức ăn, táo bón…là điều mẹ có thể gặp nhiều ở tuần 34 này. Mặc dù khá phiền toái nhưng mẹ có thể làm giảm nhẹ chúng bằng việc chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều rau củ quả và thực phẩm dễ tiêu nhé.
- Mất ngủ : Có thể do bụng bầu ngày càng to nhanh và những lo lắng cho ngày sinh nên mẹ dễ bị mất ngủ. Hãy cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi và đừng để mình căng thẳng, mẹ sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể gặp các thay đổi điển hình khác như:
- Tăng dịch tiết âm đạo : Dịch tiết âm đạo tăng do hormone thai kỳ gây ra. Mẹ lưu ý mặc đồ lót có chất liệu cotton thoáng, tránh rửa nhiều hay sâu bằng các dung dịch vệ sinh mạnh.
- Thị lực giảm : Nhiều mẹ có thể sẽ trải qua tình trạng này, mắt có vẻ khô và nhìn mờ hơn một chút so với thường. Đây là tình trạng có khả năng diễn ra ở các tháng cuối thai kỳ nên mẹ cũng không cần lo lắng. Giữ sức khỏe thị lực và tăng cường rau củ nhiều vitamin A là được.
- Chuột rút : Đây là triệu chứng khó chịu mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thời gian mang thai . Mẹ hãy tập thể dục nhẹ nhàng, massage cơ thể và dùng thực phẩm giàu canxi để giảm sự khó chịu này.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể gặp một số tình trạng khó chịu khác như sưng phù chân tay, đau lưng, khó thở, rạn da hay rỉ sữa non,…Mẹ hãy bình tĩnh chăm sóc sức khỏe tốt, nghỉ ngơi, thư giãn và vận động phù hợp, mặc đồ thoáng mát,…Các cách này đều góp phần hữu hiệu làm giảm các triệu chứng khó chịu ấy.
4. Lưu ý quan trọng dành cho mẹ khi ở tuần thai 34
- Chăm sóc răng miệng : Viêm lợi hay các bệnh khác về răng miệng đều không tốt cho bà bầu, cũng như có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và em bé. Do đó, hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ càng và nếu cần thiết, mẹ bầu cần đi nha sỹ.
- Nghỉ ngơi hợp lý : Nghỉ ngơi là việc cần thiết với mọi mẹ bầu nhất là ở giai đoạn từ sau 30 tuần trở đi. Nhiều mẹ càng về cuối càng tranh thủ làm việc nên không có thời gian thư giãn cần thiết dễ dẫn đến căng thẳng, thậm chí có thể là nguyên nhân gây trầm cảm thai kỳ. Mẹ hãy tranh thủ nghỉ trưa, ngủ khoảng 30 phút rất tốt cho cơ thể.
- Chăm sóc sức khỏe đôi mắt : Nhiều mẹ bầu cũng cảm thấy mắt khô hơn, nhạy cảm hơn. Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt an toàn để làm dịu mắt. Nếu đi ra ngoài hãy nhớ mang kính râm nhé.
- Chia nhỏ bữa ăn và tăng cường rau củ quả : Như đề cập ở trên kể từ khi thai 34 tuần trở đi, càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu càng dễ trải qua cảm giác đầy bụng khó tiêu phần lớn vì thai lớn chèn ép các cơ quan nội tạng trong đó có cả dạ dày. Vì thế, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày để cảm thấy dễ chịu nhưng vẫn đảm bảo đủ chất. Tăng cường rau xanh và trái cây cũng rất cần, góp phần giúp mẹ giảm tình trạng táo bón khi mang thai.
- Tập thể dục : Vận động luôn cần thiết với mẹ bầu vì điều này không chỉ giúp mẹ khỏe khoắn hơn, ngủ ngon, thư giãn, còn giúp thời gian sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Mẹ có thể đi bộ, tập yoga hay bơi lội,..tùy chọn bộ môn phù hợp để tăng cường vận động cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu rụng trứng giúp chị em mang thai dễ dàng và nhanh chóng hơn
Có thể nói rằng, cân nặng thai nhi 34 tuần sẽ thay đổi nhanh hơn tuần trước đó. Kèm theo, mẹ bầu có thể cũng sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu hơn vì kích thước của con ngày càng lớn, tăng tốc để chuẩn bị ra đời. Mẹ hãy chú ý giữ sức khỏe, thư giãn và quan tâm đến dinh dưỡng cũng như vận động. Như thế, mẹ vừa giảm được những khó chịu có thể xuất hiện trong tuần thai, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giúp con đạt cân nặng chuẩn so với tuổi thai của mình.
Cát Lâm tổng hợp