Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? 10 điều bà bầu cần nhớ

Rate this post

Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? Nếu liệt kê ra đầy đủ tất cả những gì cần chuẩn bị thì có lẽ sẽ khiến nhiều ông bố bà mẹ trẻ choáng váng. Trên thực tế, nếu bạn đọc tìm kiếm thông tin này ở các trang web, mạng xã hội, các diễn đàn… sẽ nhận lại rất nhiều lời khuyên, trong đó bao gồm một danh sách rất dài và rất… tốn kém. Nhưng có thực sự cần thiết chuẩn bị tất cả hay không? Làm sao để quá trình chào đón thành viên mới trở nên vui tươi, nhẹ nhàng hơn? Blogtretho.edu.vn đã chọn lọc và giới thiệu đến các bà bầu lẫn các ông bố trẻ 10 điều sau đây!

Bạn đang đọc: Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? 10 điều bà bầu cần nhớ

1. Cần lập kế hoạch trước sinh em bé

Bà bầu cần chuẩn bị những gì trước khi sinh nở? Với nhiều người cho rằng điều cần nhất là tài chính, vì chỉ cần có tiền là dịch vụ lo từ A tới Z. Tuy nhiên, theo Blogtretho.edu.vn không nên đặt quá nặng vấn đề đó, mà điều cần nhất trước khi sinh chính là kế hoạch có con .

Cụ thể, bạn hãy tâm sự với chồng để thống nhất rằng thời gian nào nên có con. Con cái là chung, không phải riêng của một ai nên sự đồng thuận sẽ giúp thấu hiểu và có trách nhiệm với nhau nhiều hơn.

Sau khi đã thống nhất, cả hai cùng bàn về hành trình vượt cạn. Cụ thể bạn dự định sinh con ở đâu (về nhà mẹ, ở nhà chồng hay trên bệnh viện), ai sẽ đưa mình đi sinh trong trường hợp chồng bận hoặc có việc khác? Sau khi sinh, chăm sóc bản thân và con cái mình như thế nào?… Tất cả những câu hỏi này đều cần được giải quyết càng sớm càng tốt để giúp bà bầu lẫn chồng bớt bỡ ngỡ khi có con .

Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? 10 điều bà bầu cần nhớ

2. Cần chuẩn bị gì trước khi sinh – Hãy tham gia lớp học tiền sinh sản

Nếu bạn vẫn còn bỡ ngỡ trước câu hỏi cần chuẩn bị gì trước khi sinh con thì tốt nhất hãy đăng ký tham gia một lớp học tiền sinh sản hay khóa học tiền sản . Tại lớp học này bạn và chồng sẽ có đầy đủ tất cả các kiến thức quý để giải đáp cho câu hỏi này.

Cụ thể, ở các lớp học tiền sinh sản, các giáo viên đứng lớp chính là những bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm về chuyện sinh nở. Tại đây các cặp đôi sẽ hiểu hơn về quá trình có con, những cơn chuyển dạ, cách thở khi sinh, cách đoán ngày sinh chính xác… Bên cạnh đó còn là nhiều kiến thức quý báu về chăm sóc sức khỏe bà bầu , chăm con sau khi sinh, cách hâm sữa…

Điều đặc biệt nhất ở các lớp học này là giúp gắn kết tình cảm vợ chồng nhiều hơn. Bà bầu nên rủ chồng cùng đăng ký lớp học này để bắt đầu cho một hành trình làm cha mẹ đầy bất ngờ lẫn thú vị nhé.

3. Hãy chuẩn bị lựa chọn hình thức sinh con thích hợp

Trước khi sinh con , bà bầu nên dành thời gian tìm hiểu để chọn đúng hình thức sinh con thích hợp. Cụ thể sinh thường hoặc sinh mổ phụ thuộc sẽ vào sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Thông thường, sinh thường sẽ tốt cho sức khỏe của em bé và bà bầu. Đây là cơ chế sinh tự nhiên được khuyến khích nhất trong trường hợp bà bầu khỏe, thai nhi phát triển bình thường. Tuy nhiên cũng có trường hợp bà bầu cần sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên ở đây là, dù lựa chọn hình thức nào thì tốt nhất gia đình và bà bầu nên lắng nghe, đón nhận các lời khuyên từ chính bác sĩ nhé.

Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? 10 điều bà bầu cần nhớ

4. Cần kiểm soát cân nặng trước khi sinh em bé

Khi đặt câu hỏi cần chuẩn bị gì trước khi sinh con nhiều người sẽ nghĩ đến những món đồ sơ sinh. Tuy nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ, rất dễ chuẩn bị. Điều cần nhất là chú ý đến sức khỏe của bà bầu mà cân nặng là yếu tố cần kiểm soát.

Vì sao trước khi sinh bà bầu cần kiểm soát cân nặng? Vì thời gian này bà bầu sẽ tăng cân một cách nhanh chóng, nếu không kiểm soát sẽ gây ra nguy cơ bị huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ…. Đó là chưa kể việc tăng cân quá nhiều sẽ khiến nhiều bà bầu rơi vào mặc cảm tự ti sau khi sinh.

Những con số cân nặng được khuyến nghị như sau:

  • Bà bầu nhẹ cân có BMI
  • Bà bầu trung bình có BMI từ 18,5 – 22,9: tăng từ 11 – 16 kg.
  • Bà bầu thừa cân có BMI từ 23 – 29,9: nên tăng khoảng 7 – 11 kg.
  • Bà bầu béo phi có BMI > 30: chỉ nên tăng từ 5 – 9 kg.

5. Bà bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? Hãy tập thể dục nhẹ

Trước khi sinh em bé bà bầu không nên ngồi yên một chỗ mà hãy tập những bài thể dục nhẹ để thoải mái, duy trì thể lực lẫn giúp quá trình sinh nở nhanh hơn. Ngoài ra, theo các chuyên gia, bà bầu tập thể dục nhẹ còn giúp giảm nhiều nguy cơ biến chứng thai kỳ.

Tùy theo sở thích, cân nặng và điều kiện mà bà bầu có thể chọn các môn thể dục khác nhau. Ví dụ gồm đi bộ, bơi, yoga hoặc khiêu vũ. Tất nhiên bà bầu không nên chọn các môn thể dục quá nặng, mệt, tốn nhiều năng lượng nhé.

Tìm hiểu thêm: Năm Ất Mùi 2015 sinh con tháng nào tốt nhất?

Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? 10 điều bà bầu cần nhớ

6. Chuẩn bị cho tình huống trẻ bú mẹ hoặc uống sữa ngoài

Trước khi sinh bà bầu sẽ không thể biết được bản thân sinh mổ hay sinh thường, có sữa cho con bú hay không… Vì vấn đề đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nên tốt nhất bà bầu hãy chuẩn bị cho tình huống con có sữa mẹ hoặc phải uống sữa ngoài nhé.

Trong trường hợp mẹ tròn con vuông, đủ sữa thì không có lý do gì để uống sữa ngoài cả. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, hãy để trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó theo khuyến nghị từ các chuyên gia hãy để trẻ tiếp tục bú mẹ kèm với bổ sung thức ăn khác.

Nhưng không phải lúc nào chuyện sinh nở cũng thuận lợi. Có trường hợp mẹ mất sữa, không đủ sữa thì cần bổ sung sữa ngoài cho bé. Hoặc một số trường hợp sau 6 tháng nghỉ thai sản mẹ phải đi làm thì cần thêm sữa ngoài hoặc tính toán cách vắt và trữ sữa (từ ngày sinh đến khi đi làm) sau đó hâm cho bé dùng hằng ngày.

7. Bố và mẹ cần chuẩn bị tâm lý đi sinh

Bố và mẹ cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? Lời khuyên từ các chuyên gia là hãy chuẩn bị tâm lý đi sinh cho cả hai.

Cụ thể, với người mẹ hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận cơn đau khi sinh nở. Hãy nhớ rằng cơn đau này hoàn toàn vượt xa các cơn đau mà mẹ bầu từng trải. Đó là chưa kể cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày tùy theo từng thể trạng bà bầu. Điều cần nhất ở các mẹ bầu lúc này là luôn trong tình trạng sẵn sàng và nghĩ về sinh linh bé nhỏ của mình chuẩn bị chào đời để có thêm sức mạnh, sự tự tin nhé.

Còn với các ông bố, đưa vợ đi sinh cũng cần chuẩn bị tâm lý. Tất nhiên cơn đau sẽ không “lây lan” như tình trạng ốm nghén dùm vợ nhưng hãy chuẩn bị tâm lý đón nhận những lời than, những tiếng kêu, sự đòi hỏi từ vợ mình. Và điều quan trọng nhất hãy luôn bên cạnh vợ để chăm sóc, giúp đỡ khi cần nhất.

Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? 10 điều bà bầu cần nhớ

8. Cần chuẩn bị đồ dùng trước khi sinh

Vào khoảng 3 tháng cuối trước ngày sinh các cặp đôi có thể đi mua sắm đồ dùng cho bé nhé. Tùy theo điều kiện mà bố mẹ có thể sắm theo nhu cầu, không nhất thiết phải mua sắm tất cả các món đồ để tránh lãng phí.

Ngoài việc mua sắm, bố mẹ cũng nên tận dụng các đồ dùng trước khi sinh cũ từ người thân, bạn bè. Đặc biệt nên để ý và chọn những đồ dùng từ các em bé hay ăn, chóng lớn để “xin vía” nha. Danh sách chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái theo 4 mùa xuân hạ thu đông Blogtretho.edu.vn đã giới thiệu trước đó bố mẹ có thể tham khảo qua nhé.

9. Cần nghĩ tên cho con trước khi sinh

Đặt tên cho con là một câu chuyện rất thú vị vì thế trước ngày bé chào đời hai vợ chồng hãy dành thời gian để nghĩ ra những cái tên yêu thích nhất. Có rất nhiều gợi ý về việc đặt tên cho con trai, con gái, nhưng theo Yêu trẻ, bố mẹ nên nghĩ đến những cái tên mà cả hai cùng đồng thuận.

Nếu vần còn áy náy, chưa tìm ra được cái tên nào hay cho con mình, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến ông bà nội ngoại. Hoặc cũng có thể lên mạng internet để tìm hiểu về cách đặt tên cho bé để phù hợp nhất nhé.

Cần chuẩn bị gì trước khi sinh em bé? 10 điều bà bầu cần nhớ

>>>>>Xem thêm: Hiện tượng rụng trứng và 10 dấu hiệu tiêu biểu liên quan chị em cần biết

10. Cần lên kế hoạch chăm bé sau sinh

Khi nói đến chuyện cần chuẩn bị gì trước khi sinh nhiều người quên việc lên kế hoạch chăm sóc em bé sau sinh. Vì sao kế hoạch này cần được bàn luận trước ngày em bé chào đời? Vì lý do sau khi sinh bố mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi, không có thời gian để lên kế hoạch tốt nhất cho con cái mình.

Ví dụ, trong 6 tháng đầu đời mẹ còn nghỉ thai sản nhưng bố đi làm thì cần ai chăm sóc cùng mẹ? Có thể nhờ ông bà nội ngoại hay phải thuê dịch vụ bên ngoài? Bên cạnh đó là các tình huống bé uống sữa ngoài, dùng sữa mẹ hay cần bổ sung gì khác hay không? Sau 6 tháng mẹ đi làm trở lại thì ai sẽ chăm sóc bé, có nên vắt sữa trữ hay không?… Tất cả những điều này bố mẹ cần lên kế hoạch trước khi sinh để tránh bỡ ngỡ bố mẹ nhé.

Cuối cùng, để liệt kê hết những gì cần chuẩn bị gì trước khi sinh sẽ còn khá nhiều điều. Nhưng điều cần nhất có lẽ là tinh thần sẵn sàng chào đón một thành viên mới trong gia đình. Khi cả bố và mẹ sẵn sàng bằng một tình yêu thương thì không còn gì là quá trở ngại, khó khăn nữa!

Đức Lộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *