Thai nhi vẫn nằm trong túi ối khi đi qua cổ tử cung của người mẹ. Trường hợp này khá hiếm, chiếm tỷ lệ 1/80.0000.
Bạn đang đọc: Cận cảnh ca sinh dưới nước em bé vẫn còn nằm trong túi ối
Lisa, sống ở Santa Cruz (Mỹ) cho biết, cô lựa chọn phương pháp sinh con dưới nước (water birth) vì cô gặp vấn đề khi xét nghiệm sàng lọc trước sinh. “Tôi dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B và sinh con bằng phương pháp này sẽ giảm ảnh hưởng cho con”, Lisa chia sẻ.
Cô con gái 2 tuổi đầu lòng của Lisa là Finley động viên mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh em bé.
Khi được hỏi về ưu điểm của phương pháp sinh con này, Lisa cho biết, nước ấm giúp cô cảm thấy thoải mái và cảm giác “bồng bềnh” khi thả người trong nước xoa dịu cơn đau, giảm áp lực.
Chồng của Lisa là Stephen (42 tuổi) còn vào hẳn bồn nước để chăm sóc và động viên tinh thần cho vợ khi lâm bồn.
Phương pháp này khá phổ biến ở các nước phương Tây, cho phép thực hiện tại nhà và với sự giúp đỡ của người đỡ đẻ.
Tìm hiểu thêm: Thực hư chuyện mẹ vừa mang bầu vừa cho con bú, thai nhi sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng
Lisa nói rằng cô ấy có thể cảm nhận từng chuyển động của em bé khi chào đời. Em bé ra ngoài cùng với túi ối. Trường hợp bé chào đời mà vẫn nằm trong túi ối như con của Lisa là một ca hiếm, tỷ lệ chỉ khoảng 1/80.000.
Túi nước ối được làm vỡ để quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Người mẹ sẽ đưa tay đỡ lấy đầu của bé trước.
Lisa mô tả cảm giác sinh con rất “nhẹ nhàng, êm ái” và khi người đỡ đẻ làm vỡ túi ối cũng khá dễ dàng.
Sinh con dưới nước là một trải nghiệm đầy “kinh ngạc” với Lisa.
>>>>>Xem thêm: 9 bệnh viện phụ sản tốt nhất tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Dù bất thường nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới em bé vì nó sẽ nhanh chóng được bác sĩ, người đỡ đẻ xử lý.
Theo ngoisao
Ảnh: M&B