Cáu khóc là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, thậm chí có những giai đoạn trẻ “quấy khủng khiếp” khiến mẹ bất lực, căng thẳng. Đó là những giai đoạn nào, cách xử lý ra sao, các mẹ cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Cách ứng phó với 5 giai đoạn nổi loạn nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1. Tuần thứ 5 sau sinh
Giai đoạn này trẻ sơ sinh đặc biệt sẽ hay quấy vào thời điểm 17h – 22h – 23h nếu chưa được ngủ. Đây còn được là khoảng thời gian “ma thuật” vì vào tầm thời điểm này là bé khóc. Nguyên nhân có thể do bé buồn ngủ, đói hoặc cảm thấy nóng nực, lạnh, ướt tã.
Việc mẹ cần làm là: Kiểm tra xem bé có đói không, tã có ướt và nhiệt độ phòng thế nào. Nếu đây là giờ bé cần ngủ, mẹ hãy dành thời gian ru bé ngủ trước khi muốn làm việc khác.
2. Tuần thứ 8 sau sinh
Bé đã được 2 tháng tuổi và có những thay đổi vượt bậc trong việc nhận thức, kỹ năng vận động. Giai đoạn này bé thích khám phá, tập lẫy, khua tay chân, nhắc lại những âm thanh trong miệng… Chính sự tò mò của bé dẫn tới việc khó ngủ và dễ cáu gắt, hay khóc. Giai đoạn này, mẹ nên giữ yên tĩnh khi bé ngủ để bé ngủ thật lâu và sâu giấc.
3. Trẻ tập lẫy
Giai đoạn tập lẫy từ 12 tháng trở đi có vẻ gây nhiều khó khăn cho bạn. Đôi khi mẹ còn mệt mỏi vì bé đi ngoài (đi tướt – theo dân gian), bé lẫy thành công và có nguy cơ bị lăn ngã xuống giường, bé bực bội vì chưa trườn được…
Có rất nhiều vấn đề khiến bé khó chịu nên sẽ khóc nhiều hơn, lịch ngủ cũng bị xáo trộn hẳn.
Mẹ nên làm: Luôn theo dõi bé để bé không bị té khi lật và có thể hỗ trợ bé lật, trườn, để bé không cáu gắt. Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng cho bé đi ngủ đúng giờ giúp bé ổn định lịch ngủ và tránh mè nheo.
4. Giai đoạn ăn dặm
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mọi cha mẹ đều cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bé ngủ nằm sấp có sao không và lời khuyên dành cho bố mẹ
Từ tháng thứ 6 trở đi, bé bắt đầu ăn dặm. Đây là giai đoạn mà mẹ sẽ phải vật lộn với việc ăn uống của bé. Với những bà mẹ thiếu kiên nhẫn, quát mắng ép con ăn là chuyện xảy ra thường xuyên. Đó là lí do vì sao trẻ thường hay khóc lóc, mè nheo, sợ ăn và thậm chí chậm phát triển não bộ, thể chất vì cả ngày bị mẹ nạt nộ.
Tốt nhất mẹ nên tuân theo nhu cầu cơ thể con. Mẹ chỉ giới thiệu thức ăn cho con, ăn bao nhiêu hãy để con quyết định. Đừng biến bữa ăn thành cuộc chiến, hãy biến nó thành niềm vui của trẻ.
5. Giai đoạn từ 18 tháng – 24 tháng
Đây có thể coi là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Mẹ sẽ vất vả thêm một chút thời gian nữa về việc thay đổi tính nết của trẻ. Lúc này, sở thích của trẻ là khóc, ăn vạ, mè nheo. Trẻ đã nhận thức được thế giới xung quanh và muốn làm theo ý mình. Tuy nhiên, cha mẹ lại thường xuyên không cho phép trẻ làm điều đó dẫn tới việc trẻ bực tức và khóc lóc ăn vạ.
Ở giai đoạn này, mẹ cần phải thật kiên trì để giải thích cho trẻ hiểu chuyện đúng – sai. Dành thời gian chơi và vui vẻ với con nhiều hơn để trẻ được lấp đầy khoảng trống tình cảm. Mẹ cũng không nên vội vàng gửi trẻ đi học giai đoạn này vì có thể khiến con bị hụt hẫng và tổn thương, sợ hãi.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)