Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

Rate this post

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai là một trong các biện pháp tránh thai tự nhiên, được khá nhiều cặp vợ chồng áp dụng. Biện pháp này ngày càng được chú ý hơn khi trong cuộc sống hiện đại, nhiều cặp đôi cho rằng, đây là một trong những cách giúp họ một khi muốn có con, sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn, so với biện pháp tránh thai rất phổ biến khác cụ thể là tránh thai bằng thuốc.

Bạn đang đọc: Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tê việc thất bại và hiệu quả của biện này rất thấp – được xem là tình trạng chung. Theo các chuyên gia về sinh sản, giúp nâng cao hiệu quả của biện pháp tránh thai tự nhiên này, ngoài việc các cặp vợ chồng cần hiểu rõ về cách tính, theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể người vợ để nâng cao tính chính xác của ngày rụng trứng, nắm được ưu và nhược điểm; còn phải áp dụng kèm theo các biện pháp tránh thai an toàn khác nữa.

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

1. Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai

1.1 Nguyên tắc thụ thai và ngừa thai

Trước khi bàn về cách tính ngày rụng trứng để tránh thai, chị em cần lưu ý kỹ nguyên tắc thụ thai và ngừa thai. Dù đây là vấn đề được xem như kiến thức phổ thông bất cứ người phụ nữ nào đến tuổi sinh hoạt tình dục hay các cặp đôi bắt đầu đời sống tình dục đều đã phải nắm rõ, song thực tế cho thấy không hẳn là như thế. Do đó, việc xem lại nguyên tắc thụ thai và ngừa thai trước khi áp dụng dụng biện pháp tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng là một việc làm rất cần thiết.

Về nguyên tắc thụ thai, chúng ta hiểu đơn giản nhất là, sau khi trứng rụng trong vòng 24h nếu gặp tinh trùng thì sẽ thụ thai. Người ta chia chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn trước khi trứng rụng: không thể thụ thai
  • Giai đoạn trứng rụng: có thể & dễ thụ thai
  • Giai đoạn sau trứng rụng: không thể thụ thai.

Như vậy, qua 3 giai đoạn của chu kỳ rụng trứng này, chúng ta thấy rõ thời điểm để thụ thai và thời điểm tránh thụ thai được phân định khá rõ ràng. Vấn đề ở chỗ là việc xác định từng giai đoạn dựa vào đâu và làm sao để dự đoán chính xác nhất mốc của các giai đoạn, để có thể tránh thai an toàn và hiệu quả.

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

1.2 Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai – biện pháp tránh thai tự nhiên

Trước khi hiểu rõ nguyên tắc thụ thai hay ngừa thai, rất nhiều người đều đã biết cách tính ngày rụng trứng để tránh thai là một biện pháp tránh thai tự nhiên được áp dụng từ rất lâu. Và cho đến nay, dù có nhiều biện pháp tránh thai khác, song biện pháp này vẫn được đông đảo các cặp vợ chồng hiện đại quan tâm áp dụng. Vì đa phần họ cho rằng, biện pháp này không ảnh hưởng nhiều đến cảm giác khi yêu của họ. Thêm vào đó, cách tránh thai tự nhiên này cũng không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, một khi họ muốn có con. Điều này đặc biệt càng được lưu tâm, khi cuộc sống hiện đại với nhiều tác động, khiến cho việc thụ thai – có con ngày càng trở nên khó khăn hơn.

1.3 Làm thế nào để tính ngày rụng trứng tránh thụ thai

Để tính ngày rụng trứng tránh thụ thai, chị em phụ nữ sẽ tính toán và dự đoán ngày rụng trứng của mình dựa vào chu kỳ kinh nguyệt và các dấu hiệu liên quan đến rụng trứng. Tùy vào thể trạng mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt hay vòng kinh có thể dài ngắn khác nhau và người ta đưa ra cách tính tương đối áp dụng cho các vòng kinh phổ biến như sau:

  • Với chị em có vòng kinh 22 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 8 của chu kỳ, cần tránh giao hợp trong giai đoạn từ ngày thứ 7-ngày thứ 9 của chu kỳ.
  • Với chị em có vòng kinh 24 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 10 của chu kỳ, cần tránh giao hợp trong giai đoạn từ ngày thứ 9-ngày thứ 11 của chu kỳ.
  • Với chị em có vòng kinh 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 của chu kỳ, cần tránh giao hợp trong giai đoạn từ ngày thứ 13-ngày thứ 15 của chu kỳ.
  • Với chị em có vòng kinh 30 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 16 của chu kỳ, cần tránh giao hợp trong giai đoạn từ ngày thứ 15-ngày thứ 17 của chu kỳ.
  • Với chị em có vòng kinh 33 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 19 của chu kỳ, cần tránh giao hợp trong giai đoạn từ ngày thứ 18-ngày thứ 20 của chu kỳ.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện sắp rụng trứng với dấu hiệu có thai sớm được phân biệt như thế nào

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

2. Những điều chị em nên biết về cách tính ngày rụng trứng để tránh thai

2.1 Hiệu quả của các tính ngày rụng trứng để tránh thai

Theo các chuyên gia sinh sản, qua nhiều nghiên cứu và thu thập số liệu thống kê cho thấy, hiệu quả tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng nằm ở khoảng 75% nếu áp dụng đúng cách, chuẩn xác và với chị em phụ nữ áp dụng biện pháp này trong năm đầu tiên.

Hiệu quả của biện pháp tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng sẽ giảm ở thời gian sau sinh, cũng như với các chị em có vòng kinh không đều, hay ở những giai đoạn sức khỏe không ổn định, thậm chí ngay cả những thời điểm tâm trạng quá hưng phấn, biện pháp tránh thai này có thể là không hiệu quả.

2.2 Ưu và nhược điểm của các tính ngày rụng trứng để tránh thai

Ưu điểm

Chỉ dựa vào tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ, tránh được sự phiền toái như lịch uống thuốc (với biện pháp dùng thuốc tránh thai), không sử dụng các dụng cụ phức tạp, chi phí cao hay phải làm thủ tục rườm rà hoặc cần sự theo dõi của bác sỹ sản khoa ( với các biện pháp như tránh thai bằng bao cao su, đặt vòng, cấy que tránh thai,….)

Nhược điểm
  • Hiệu quả tương đối, chỉ khoảng 75%
  • Không thể chắc chắn về chu kỳ rụng trứng chuẩn xác 100% cho mọi thời điểm.
  • Không sinh hoạt tình dục vào những thời điểm nhất định trong tháng.
  • Không phòng tránh được nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

3. Tăng hiệu quả tránh thai của cách tính ngày rụng trứng

Nhằm tăng hiệu quả của biện pháp tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng, các chuyên gia sinh sản có nhiều đề xuất khác để các cặp vợ chồng áp dụng, nhằm tránh tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn hay vỡ kế hoạch. Cụ thể thông qua 2 đề xuất chính như dưới đây.

3.1 Tính chính xác của ngày rụng trứng

Trước hết, chị em phụ nữ cần phải lưu ý tính chính xác chu kỳ rụng trứng của bản thân thông qua việc:

Theo dõi tình trạng sức khỏe và căn cứ vào tâm trạng : Sức khỏe và tâm trạng có ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ rụng trứng. Với chị em có sức khỏe tốt tâm trạng ổn định, chu kỳ rụng trứng diễn ra bình thường và đều đặn. Ngược lại, khi sức khỏe giảm sút hoặc tâm trạng có nhiều biến động hay thay đổi, dễ khiến chu kỳ rụng trứng bị đảo lộn, có thể diễn ra muộn hơn hoặc sớm hơn.

Xác định tính ổn định của chu kỳ và vòng kinh : Chị em cần nắm bắt được vòng kinh của mình là bao nhiêu ngày và tính ổn định của vòng kinh này kéo dài bao lâu. Vì thực tế, có chị em vòng kinh ban đầu là 22 ngày kéo dài một vài năm, sau đó xê dịch dần chuyển thành vòng kinh dài hơn. Do đó, để nâng cao tính chính xác của chu kỳ rụng trứng, chị em cần ghi chú và theo dõi kỹ lưỡng về chu kỳ kinh nguyệt của mình ít nhất trong vòng 6 tháng.

Đo nhiệt độ cơ thể và theo dõi dịch tiết âm đạo : Ngoài việc nắm bắt theo dõi vòng kinh hay tính ổn định của chu kỳ, theo dõi nhiệt độ cơ thể và tình trạng dịch tiết âm đạo là 2 nhiệm vụ không thể thiếu trong việc nâng cao tính chính xác của chu kỳ rụng trứng. Vì, thường vào trước ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể chị em thường ở 36,1 độ C-36,4 độ C. Ngày rụng trứng nhiệt độ cơ thể tăng cao và nằm ở khoảng 36.4 độ C-37 độ C. Và sau ngày trứng rụng, nhiệt độ sẽ giảm xuống, trở lại bình thường. Việc theo dõi nhiệt độ, chị em cần lưu ý chọn một mốc thời gian vào các buổi sáng để có tính chính xác.

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

>>>>>Xem thêm: Làm sao để dễ thụ thai – Vợ chồng bạn đừng bỏ qua 5 tư thế quan hệ này

Liên quan đến dịch tiết âm đạo, thường vào ngày rụng trứng, dịch tiết âm đạo sẽ ra nhiều nhất và ẩm ướt nhất. Trạng thái của dịch tiết lúc này thường trong, trơn và ướt dính như lòng trắng trứng gà. Hiện tượng này rất dễ nhận biết nếu chị em theo dõi kỹ kể từ thời điểm kết thúc kỳ kinh trước. Khi kết thúc kỳ kinh thường âm đạo sẽ khô ráo, sau thời gian khô ráo, dịch tiết bắt đầu xuất hiện từ lượng ít rồi tăng dần đến đỉnh điểm là lượng nhiều và rất ẩm ướt – đây chính là thời điểm trứng rụng.

3.2 Kết hợp các biện pháp tránh thai an toàn khác

Cũng theo các chuyên gia sinh sản, để tăng hiệu quả của biện pháp tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng, nhất thiết các cặp vợ chồng phải kết hợp với biện pháp tránh thai tự nhiên khác, nếu là biện pháp tránh thai tự nhiên nên kết hợp biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo. Tuy nhiên, cách tốt nhất, các cặp đôi được khuyên nên dùng bao cao su. Vì, sự kết hợp này sẽ bảo đảm hơn ngoài việc tránh có thai ngoài ý muốn, còn phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục hiệu quả.

Có thể nói rằng, cách tính ngày rụng trứng để tránh thai là lựa chọn tốt và đem lại hiệu quả thực sự chỉ khi các cặp vợ chồng hiểu rõ về nó và áp dụng đúng cách. Thêm vào đó, để bảo đảm hơn về hiệu quả, cũng như bảo đảm sức khỏe, các cặp đôi nên chủ động trong việc kết hợp các biện pháp tránh thai an toàn khác. Có như thế, đời sống chăn gối sẽ thêm phần thăng hoa và không phải lo lắng quá nhiều về chuyện “vỡ kế hoạch” hay ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mình.

Cát Lâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *