Cách tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng, và mẹ cần chuẩn bị những gì,…là những câu hỏi phổ biến của các mẹ, khi chăm sóc con mới sinh. Đặc biệt là với những mẹ có con lần đầu, những thắc mắc nho nhỏ liên quan cũng khá nhiều. Thực tế, việc tắm cho bé sơ sinh không hề đơn giản, mẹ cần có sự chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ. Để giúp các mẹ không còn lo lắng khi tắm cho bé sơ sinh, Blogtretho.edu.vn chia sẻ cùng mẹ các kinh nghiệm tắm cho trẻ dưới đây, mẹ cùng xem qua nhé.
Bạn đang đọc: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học mà mẹ cần biết
Contents
1. Những đồ dùng cần thiết để tắm cho trẻ sơ sinh
1.1 Chậu tắm
- Mẹ nên chuẩn bị chậu tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để thuận tiện trong việc tắm cho bé. Nên lựa chọn cậu tắm có kích thước phù hợp, đúng tiêu chuẩn.
- Nên chuẩn bị 2 cái (một cái để tắm, một cái để xả sạch sau khi tắm).
1.2 Khăn tắm
Mẹ nên chuẩn bị cho bé 2 cái khăn tắm, 1 chiếc dùng để lau người cho bé, một chiếc dùng để bọc trẻ sau khi tắm.
1.3 Xà phòng tắm
Mẹ nên lựa chọn loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh vì sẽ không làm tổn thương đến làn da mỏng manh của bé do các hóa chất có trong sữa tắm, dầu gồi đó. Mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như nước chanh, nước dừa, nước trà xanh… để tắm cho bé. Vừa sạch lại vừa an toàn cho con.
1.4 Nước tắm
- Tốt nhất là mẹ cần chuẩn bị nước ấm khoảng (36 – 37 độ C). Mẹ có thể dùng dụng cụ đo nước tắm hoặc dùng tay để kiểm tra ở phần da tay mỏng nhất của mình.
- Mực nước cần trong khoảng từ 5 – 8cm, không nên quá nhiều sẽ gây khó cho quá trình tắm.
- Nước phải sạch, mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh như lá chè xanh, lá khế, lá trầu không để làm nước tắm cho trẻ sơn sinh.
1.5 Các thứ cần chuẩn bị khác
- Chổ tắm cho bé có không gian có nhiệt độ phòng ấm áp và kín gió để trẻ không bị lạnh. Nên lựa chọn những nơi bằng phẳng, rộng rãi.
- Tăm bông và bông gòn vô trùng, băng rốn.
- Quần áo hoặc tã/bỉm.
- Cồn 70 độ.
- Tấm lót chống trượt và đáy thau tắm để định vị vị trí khi đặt bé ngồi vào.
- Bạn cũng có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ khi tắm cho bé. Nếu bé vẫn chưa tự ngồi được, máng tắm có thể đỡ bé trong nước. Nếu bé đã tự ngồi được rồi thì mẹ có thể dùng thêm ghế tắm.
2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh
2.1 Đặt bé vào thau
- Khi mẹ đã chuẩn bị chậu tắm, đổ nước tắm vào thau.
- Mẹ sẽ cởi đồ cho bé thật nhẹ nhàng, không nên cởi toàn bộ đồ trên cơ thể bé cùng một lúc, tắm tới đâu cởi tới đó hoặc quấn khăn vào vùng chưa tắm của bé.
- Nên đặt bé vào tấm miếng lót đã chuẩn bị cho khỏi trơn trợt. Giữ bé ở tư thế đầu cao hơn chân khoảng 30 độ, lưng trẻ tựa vào tay mẹ (với trẻ đã rụng rốn ).
- Bế bé trên cánh tay trái hoặc phải, đầu nằm gọn trong lòng tay mẹ, và lưng nằm trên cánh tay, mông bé đặt trên đùi của người mẹ (với trẻ chưa rụng rốn).
2.2 Làm sạch mặt, mắt, tay, chân,…
- Dùng bông gòn lau mắt, mũi, tai, mặt,… nên sử dụng 1 miếng bông cho 1 lần lau cho bé.
- Mẹ nên sử dụng bông đã thấm nước để lau mí mắt cho bé, vì thời điểm này, mắt bé sẽ thường xuyên xuất hiện nhiều ghèn.
- Mẹ cũng có thể dùng một chiếc khăn bông sạch, khăn sữa sạch, thấm nước và vắt khô. Sau đó lau từ từ nhẹ nhàng phần mặt rồi đến phần cổ, tai.
- Tuyệt đối không để nước thấm vào tai con nhé.
- Chú ý làm sạch những nếp gấp, ngấn ở tay, chân của trẻ.
2. 3 Làm sạch các bộ phận khác
- Làm sạch phần lưng, bụng trên cơ thể bé rồi đến phần ngực, sau lưng.
- Tiến hành gội đầu, xả sạch, lau khô đầu, tránh để móng tay dài làm đau bé.
- Dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh thoa đều nhẹ nhàng lên đầu và xuống đến thân bé, lưu ý tránh không để sữa tắm vào mắt sẽ gây khó chịu cho bé.
- Mẹ cần cẩn thận không để nước vào rốn của bé, nước sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn rốn nếu rốn của bé chưa rụng.
- Mẹ cần chú ý lau nơi bộ phận sinh dục, cần lau từ trước ra sau.
Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón, làm thế nào để trẻ hết táo bón nhanh và an toàn?
2.4 Gội đầu
- Sau khi làm sạch hết các bộ phận của bé rồi thì mẹ nên bế bé ra và lau khô người bằng khăn đã chuẩn bị sẵn.
- Bế bé trên cánh tay trái hoặc phải, đầu nằm gọn trong lòng tay mẹ, và lưng nằm trên cánh tay, mông bé đặt trên đùi của người mẹ.
- Khi gội đầu cho bé, mẹ bế bé ngửa vừa phải, dùng tay nâng phần đầu để tránh nước vào mặt, mắt, tai, mũi của bé.
- Gội đầu cho bé thật nhẹ nhàng, kèm theo massage cho bé thoải mái, rồi xả sạch bằng nước ấm.
- Lấy khăn khô mềm lau đầu cho bé để tránh việc bé bị nước ngấm.
- Mặc quần áo, bỉm, tã,… cho bé sau khi người bé đã được lau khô.
2.5 Chăm sóc rốn cho bé
Theo như thông thường thì rốn sẽ tự rụng 1 đến 3 tuần sau khi sinh, trong thời gian này các mẹ cần hết sức vệ sinh an toàn rốn cho bé để tránh trường hợp rốn bị nhiễm khuẩn.
Cách vệ sinh rốn :
- Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
- Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn trẻ bằng cồn 70 độ.
- Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng.
- Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
3. Những kinh nghiệm khi tắm cho trẻ sơ sinh dành cho mẹ
- Khi tắm, các mẹ tránh để nước ướt phần rốn. Trường hợp bé chưa rụng rốn, tốt nhất chỉ nên lau người bằng nước ấm nhẹ nhàng.
- Khi tắm bé, mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế nhỏ, thấp khoảng 40cm.
- Dùng bông gòn hoặc tăm bông vô trùng để lau rốn và mỗi miếng bông hay tăm chỉ dùng 1 lần.
- Tắm xong cần dùng khăn khô, vải mềm mại quấn bé lại cho ấm trước khi mặc tã và áo vào.
- Mẹ hãy đảm bảo bồn tắm của bé đặt ở vị trí an toàn, không quá gần cửa sổ hoặc nơi có nhiều đồ đạc dễ vỡ
- Mẹ chỉ cần tắm bé 1-3 lần mỗi tuần. Đây cũng là điều các mẹ lưu ý nhé, vì nhiều mẹ cũng thường hay thắc mắc, có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không. Tắm cho bé quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.
- Không nên sử dụng xà phòng thường xuyên, vì da của trẻ sơ sinh rất dễ bị khô.
- Không sử dụng sữa tắm tạo bọt cho trẻ sơ sinh vì sản phẩm có thể gây kích ứng cho niệu đạo, nguy hiểm cho đường tiểu sau này của bé.
- Thời điểm mẹ tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất chính là lúc có ánh nắng mặt trời từ 10 đến 11 giờ sáng hoặc 3 đến 4 giờ chiều.
- Không nên tắm bé quá lâu trong nước, thời gian lâu nhất là 4 đến 5 phút. Khi ngoài 3 tháng tuổi mẹ có thể tắm bé đến 10 phút để bé có thể làm quen được với nước lâu hơn.
- Chúng ta nên sử dụng vài giọt tinh dầu tràm để giúp cho da của trẻ sạch sẽ, thơm tho và không bị khô da, ngoài ra nó còn giúp cho hệ thống hô hấp của trẻ được sạch sẽ, kháng được virus cảm cúm, chống cảm lạnh,…
- Không bao giờ để trẻ sơ sinh một mình trong bồn tắm.
- Chuẩn bị mọi thứ cần thiết đầy đủ trước khi tắm cho trẻ.
- Nếu bé phản kháng và khóc khi tắm, bạn hãy thử tắm cùng bé (hai tháng tuổi trở lên). Hoặc có 2 người để tắm trẻ sơ sinh, để thao tác được thực hiện nhanh chóng hơn.
- Quần áo mặc cho trẻ sau khi tắm phải giữ ấm thân nhiệt, tránh trường hợp trẻ bị rùng mình, ớn lạnh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh giãn thất não ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
Cách tắm cho trẻ sơ sinh là điều mẹ cần trau dồi để có thể chăm sóc bé sau sinh một cách khoa học. Với những chia sẻ của Blogtretho.edu.vn trên đây hy vọng bố mẹ sẽ cảm thấy việc tắm cho bé sơ sinh sẽ dễ dàng hơn để bảo vệ làn da bé và bé có thể khỏe mạnh, phát triển mỗi ngày.
Chi Lê tổng hợp