Cách quấn khăn tắm cho bé nghe qua chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc quấn một chiếc khăn quanh người bé khi tắm xong. Tuy nhiên, đây cũng là một cách nói để chỉ kỹ thuật tắm cho bé trong khi con vẫn đang được quấn khăn trên người. Nghe có vẻ lạ nhưng kì thực đây là cách tắm đem lại cho bé sự thoải mái mà nhiều mẹ không ngờ tới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem quấn khăn tắm cho bé như thế nào nhé.
Bạn đang đọc: Cách quấn khăn tắm cho bé quen mà lạ
Contents
1. Quấn khăn tắm cho bé thực hiện như thế nào
Tắm cho bé khi đang còn quấn khăn dường như được các bé rất yêu thích. Vì trong những “cuộc” tắm như thế này, bé tỏ ra khá thoải mái, thư giãn, ít (hoặc không) khóc, thậm chí có bé còn ngủ trong suốt thời gian tắm. Vậy kỹ thuật tắm này có gì đặc biệt mà có thể làm được điều này.
Rất đơn giản, như cách gọi, bạn cho bé tắm khi đang được quấn khăn trên người. Cụ thể các bước như sau:
- Bạn cởi đồ cho bé và quấn một chiếc khăn quanh người bé. Bạn hãy dùng một chiếc khăn vừa về cả độ dày lẫn độ rộng. Bạn không cần quấn khăn quá chặt vì khi tắm, nước sẽ ngấm vào tạo độ nặng và ôm người bé hơn.
- Bạn đặt bé vào chậu tắm, dùng khăn sạch rửa mặt cho bé trước. Bạn rửa mặt bé từ trong ra ngoài và dùng khăn riêng cho mỗi bên mắt. Điều này giúp phòng ngừa sự lây lan nếu mắt bị nhiễm trùng.
- Bạn lần lượt mở từng phần khăn trên người bé để tắm (hoặc lau), trong khi phần khăn quấn những khu vực khác vẫn giữ nguyên. Mỗi khi tắm xong một phần trên cơ thể bé, bạn quấn khăn lại, tưới nước ấm và chuyển sang khu vực khác. Nước chảy qua lớp khăn sẽ giúp làm sạch người bé cũng như giữ bé được ấm áp liên tục. Đối với phần lưng, bạn có thể đẩy người bé hơi nghiêng qua và dùng chính phần khăn quấn lưng làm khăn tắm bé. Hoặc bạn cũng có thể nâng bé lên tư thế ngồi để tắm sạch khu vực này.
- Sau khi người bé đã được tắm sạch, bạn hãy gội đầu cho bé. Sở dĩ phần gội đầu bạn nên để cuối cùng vì việc này sẽ giúp cơ thể bé duy trì được nhiệt độ. Đồng thời, trong trường hợp bé ị khi tắm và bạn cần thay nước thì bé sẽ không bị lạnh vì đầu chưa bị ướt.
- Cuối cùng, bạn tưới nước ấm cho bé lần nữa và đưa bé ra ngoài để lau khô và mặc quần áo.
2. Phản ứng của bé khi được quấn khăn và tắm
Dưới đây là câu chuyện quấn khăn tắm cho bé của một số bà mẹ trẻ có tâm trạng khá lo lắng trong việc tắm cho em bé mới sinh.
Annike, một bà mẹ trẻ của bé gái sơ sinh Elizabeth tả lại quá trính quấn khăn tắm cho bé:
- Khi Elizabeth được đưa vào chậu tắm với khăn vẫn quấn trên người, miệng bé tạo hình một chữ o hoàn hảo. Như thể là bé vừa bắt được hơi thở của mình vậy. Toàn bộ cơ thể bé thả lỏng trong khi tắm, bé thực sự đang tận hưởng thời gian tắm táp của mình với đôi mắt nhắm nghiền. Thật tuyệt vời, Annika không nghĩ em bé của mình lại tỏ ra dễ chịu như vậy.
Crimando, một bà mẹ khác với cô con gái nhỏ Alexa:
- Crimando và chồng cô đã khá lo lắng về việc chăm sóc, đặc biệt là tắm cho cô con gái mới sinh của mình. Vì họ được biết là trẻ sơ sinh rất dễ trở nên khó chịu và hay khóc. Điều này đặc biệt đúng với em bé Alexa của họ. Tuy nhiên, khi áp dụng kĩ thuật quấn khăn tắm cho bé Alexa, bé đã ngủ liền 2 tiếng sau khi được tắm. Một trải nghiệm.
Tìm hiểu thêm: Chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh dựa vào 5 yếu tố mẹ nên nắm rõ
3. Vì sao quấn khăn tắm cho bé lại giúp con thấy dễ chịu hơn
Như tắm cho bé theo cách truyền thống, trẻ sơ sinh sẽ được lau sạch bằng khăn ướt hoặc miếng bọt biển mà không ngâm người trong nước. Việc bị “phơi trần” ra không khí mà không có gì bao bọc khiến trẻ sợ và thấy không an toàn. Từ đó cảm giác căng thẳng ở trẻ sẽ gia tăng khiến trẻ khóc. Và điều này cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bố mẹ.
Đối với kĩ thuật tắm khi trẻ vẫn đang được quấn khăn, không gian tắm sẽ tạo cảm giác gần với môi trường trong tử cung của mẹ. Bên cạnh đó, bé được tắm từng phần cơ thể, trong khi những khi vực khác vẫn được nằm trong khăn một cách ấm áp. Điều này giúp bé thấy an toàn và dễ chịu hơn.
Phần lớn bé được quấn khăn khi tắm tỏ ra bình tĩnh hơn, ít khóc hơn. Tỷ lệ các bé khóc thường là do đói và tình trạng khóc này cũng không nghiêm trọng, vì bé khóc khá “nhẹ”.
Điều quan trọng là việc bé tận hưởng thời gian tắm một cách thoải mái sẽ hình thành nên cảm giác hài lòng. Từ đó gây ra hiệu ứng domino đối với cha mẹ của bé. Lúc này, các bậc cha mẹ sẽ giảm được sự căng thẳng đối với việc chăm con. Đặc biệt là các bà mẹ sẽ thấy tự tin hơn. Điều này rất có lợi vì làm gia tăng chất lượng giấc ngủ cũng như khả năng sản xuất sữa mẹ.
4. Bạn cần lưu ý những gì khi quấn khăn tắm cho bé
Tuy khác nhau về hình thức thực hiện và tác động tích cực khi tắm đối với cách tắm bé truyền thống, nhưng phần lưu ý thì bạn không thể bỏ qua những điều quan trọng sau:
- Bạn cần luôn kiểm tra nhiệt độ nước bằng mặt trong cổ tay. Nước chỉ nên ấm, không nóng.
- Bạn nên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cũng như quần áo để thay cho bé ngay ở khu vực tắm.
- Bạn không bao giờ được để trẻ một mình trong chậu tắm.
- Bạn nên thực hiện việc tắm bé một cách cẩn thận, luôn hỗ trợ, nâng đỡ bé trong suốt quá trình tắm nhưng trong thời gian nhanh nhất có thể.
- Không tắm bé thường xuyên. Liên quan đến số lần tắm cho bé sơ sinh , bạn chỉ cần tắm một lần 1 tuần là đủ hoặc chỉ cần 2-3 lần một tuần.
>>>>>Xem thêm: 6 thực phẩm giúp mẹ sau sinh da dẻ hồng hào, sữa về dồi dào đừng ai bỏ qua nhé!
Cách quấn khăn tắm cho bé tưởng chừng phức tạp nhưng lại khá dễ thực hiện. Kĩ thuật tắm này sẽ tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cũng như tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và bé. Khi việc tắm táp tạo cảm giác thoải mái dễ chịu, bé có thể tận hưởng khoảng thời gian này như một lần mát xa. Việc này đem lại ích lợi không những cho bé mà còn cho cha mẹ, những người lớn đang học cách chăm sóc em bé của mình một cách tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Hopkins All Childrens, UC Health & Fueling Mamahood
Lily Nguyễn tổng hợp và lược dịch