Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ bột gạo dinh dưỡng rất dễ thực hiện, dễ kết hợp đa dạng nguyên liệu, lại đảm bảo được lượng dưỡng chất cần thiết hàng ngày cho bé. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về bột gạo, cũng như cách nấu, để mẹ chuẩn bị được các món ăn dặm tuyệt vời nhất cho con nhé.
Bạn đang đọc: Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ bột gạo giàu dinh dưỡng, mẹ chớ nên bỏ qua
Cách nấu bột cho bé ăn dặm từ gạo hiện nay được rất nhiều các bà mẹ sử dụng. Một phần vì bột gạo có thể tự xay tại nhà, phần khác vì an toàn cho bé và nhiều dinh dưỡng. Mẹ cũng có thể linh động thêm các loại rau củ thích hợp, giúp đa dạng hương vị món ăn cho con, vì cháo từ bột gạo rất dễ kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau.
Contents
1. Lưu ý về bột gạo dùng để chế biến món ăn dặm cho bé
Bột gạo nấu ăn dặm cho bé là bột gạo xay nhuyễn mịn. Mẹ hoàn toàn có thể tự tay chế biến bột gạo cho con rất dễ dàng.
Bên cạnh đó, còn có các loại bột chất lượng đóng gói sẵn, mẹ có thể mua về chuẩn bị món ăn dặm cho con, nếu không có đủ thời gian để tự tay xay bột cho bé.
Thực tế, mẹ cũng không nhất thiết phải sử dụng bột gạo, bởi mẹ cũng có thể nấu cháo thật nhừ rồi rây nhuyễn. Đây cũng là một “giải pháp” mà nhiều mẹ áp dụng thay thế, khi không sử dụng bột khô.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc vàng cho trẻ ăn dặm là:
- Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ nhuyễn mịn đến tăng dần độ thô.
- Làm quen từng loại thực phẩm, ăn đa dạng.
- Chỉ cho trẻ ăn gạo tẻ trắng khi mới bắt đầu.
- Không nêm gia vị trước 1 tuổi.
- Sang tháng thứ 7 – 8 mới cho bé tập ăn hải sản.
Dù mẹ sử dụng bột gạo hay cháo rây nhuyễn thay thế, thì nguyên tắc về việc ăn dặm như trên không hề thay đổi. Hơn thế, một lưu ý gắn liền với nguyên tắc trên, khi sử dụng bột gạo để chuẩn bị món ăn dặm cho bé, mẹ luôn nhớ, nguyên liệu để xay bột cho bé chỉ cần gạo tẻ truyền thống.
Nhiều mẹ thường kết hợp xay bột ăn dặm với nhiều loại hạt như đậu xanh, đậu đen, hạt sen… vì nó chứa nhiều dưỡng chất và các vitamin thiết yếu cho bé, điều này khá tốt. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho kết hợp thường xuyên, chỉ cần lượng vừa đủ cho bé yêu. Hơn nữa, khi kết hợp các loại hạt, mẹ cần chú ý theo dõi con khi ăn, để phát hiện những loại hạt bé có thể dễ dị ứng, để loại bỏ khỏi thực đơn của bé.
Thêm vào đó, để bổ sung đa dạng dưỡng chất cho bé, cũng như thay đổi vị thức ăn, mẹ có thể thêm từng loại rau củ quả mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bé có thêm nhiều trải nghiệm về đa dạng loại thực phẩm qua vị thức ăn bé thưởng thức.
2. Xay bột ăn dặm từ bột gạo cho bé
Nguyên liệu : Gạo tẻ
Cách thực hiện : Gạo nhặt sạch sạn, vo sạch để ráo, sau đó mẹ có thể phơi khô hoặc sấy khô. Khi gạo đã khô, mẹ cho vào máy xay trong khoảng từ 2 đến 4 phút cho bột được mịn. Tiếp tục rây bột và xay lại thêm một lần nữa để bột mịn hơn.
3. Thực đơn món ăn dặm cho bé từ bột gạo
Với bột gạo, mẹ dễ dàng kết hợp các thành phần nguyên liệu rau, củ quả, thịt, cá,…Từ đây, mẹ có thể tạo cho con một thực đơn vừa cân đối về dinh dưỡng, vừa phong phú về vị. Đây cũng là một trong các bí quyết, giúp bé yêu thích việc ăn dặm hơn.
Dưới đây sẽ là một trong những công thức khá phổ biến, với món ăn dặm cho bé, sử dụng bột gạo, thịt gà và rau cải xanh. Sử dụng các nguyên liệu khác, mẹ cũng có thể áp dụng tỉ lệ khối lượng nguyên liệu và cách nấu tương tự.
Nguyên liệu : 10gram bột gạo, 200ml nước, 10gram thịt ức gà, 10gram lá rau cải xanh, 1 muỗng cà phê dầu ăn
Cách sơ chế :
Bước 1: Bột gạo đã xay nhuyễn, mịn. Nên chọn bột gạo tám hay gạo lức sẽ thơm ngon và nhiều dinh dưỡng hơn. Tránh nên dùng cho trẻ gạo nếp sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu.
Bước 2: Thịt ức gà làm sạch. Băm nhỏ và xay nhuyễn thịt ức gà sao cho nhỏ nhất có thể.
Bước 3: Bắc nồi nấu bột lên bếp, vặn lửa to. Đổ 200 ml nước vào nồi đun sôi. Sau khi nước sôi, thả rau cải xanh đã sơ chế vào nồi. Đun thêm 2-3 phút cho rau chín kỹ, vớt rau ra tô để nguội.
Tìm hiểu thêm: Đốt dây rốn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh?
Bước 4: Rau đã luộc, nghiền bằng rây nhuyễn nhất có thể, để khi bột đã chín, sẽ đổ rau vào nồi, khuấy chung.
Lưu ý: Mẹ có thể băm nhuyễn lá rau tươi và nấu chung cùng bột gạo đến khi chín. Tuy nhiên, cách này dù giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao, song vị nồng hơn rau đã luộc.
Bước 5: Cho bột gạo vào nước luộc rau, khuấy cho bột tan và bắc lên bếp nhỏ lửa. Khuấy đều tay, để bột không bị vón. Chờ 2-3 phút, cho thịt gà đã băm vào khuấy đều. Tránh bỏ thịt gà vào nồi lúc nước bột đã quá nóng, thịt có thể nhanh đóng tảng. Sau khi đã cho thịt gà vào nồi, mẹ vẫn để bếp lửa nhỏ trong khoảng 7-10 phút, khuấy đều cho đến khi cả bột và thịt gà đều chín.
Lưu ý: nếu mẹ dùng lá rau xanh băm nhuyễn lúc tươi mà không luộc, có thể cho rau băm nhuyễn vào bột sau khi đã cho thịt gà vào được 3-5 phút.
Bước 6: Khi thịt đã chín, mẹ cho rau xanh luộc chín đã được nghiền nhuyễn vào, trộn đều và tắt bếp. Lúc này mẹ đừng quên thêm một chút dầu ăn cho bé nữa, khuấy đều tay rồi múc ra bát, để nguội bớt. Cho trẻ ăn khi bột còn ấm, mẹ tránh cho trẻ ăn bột nguội.
4. Hàm lượng dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ
Mẹ luôn lưu ý, cách nấu bột ăn dặm cho bé từ bột gạo, cũng vẫn cần đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé. Một bát bột ăn dặm cho bé phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là: Đạm, bột, vitamin và khoáng chất, chất béo.
- Thực phẩm giàu đạm gồm: thịt, tôm, cá, cua, trứng hoặc sử dụng các loại đậu.
- Vitamin & khoáng chất gồm các loại rau củ như: rau ngót, bí đỏ, cà rốt… nguyên liệu nấu màu càng đậm thì càng nhiều vitamin.
- Chất béo là các nguyên liệu từ dầu ăn, dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu…
>>>>>Xem thêm: Sơ đồ phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời
Dựa vào những lưu ý trên và sự khéo léo của mẹ, chắc chắn bé luôn được thưởng thức những món ăn dặm phong phú và luôn đủ dưỡng chất cần thiết.
Cách nấu bột ăn dặm cho bé thông thường đòi hỏi mẹ phải chọn lựa kỹ nguyên liệu thật tươi sạch, để bảo đảm an toàn cho bé. Đồng thời, mẹ cần lên thực đơn ăn dặm thật khoa học, kết hợp đủ các thực phẩm và cân đối dưỡng chất cho bé yêu. Ngoài những thông tin đề cập ở trên, mẹ cũng đừng quên vận dụng những bí quyết về cách nấu các món ăn dặm cho bé, để bé tiếp nhận đa dạng mùi vị và không chán ăn. Chúc các mẹ thành công trong hành trình cùng bé yêu bước vào độ tuổi ăn dặm nhé.
Hạnh Sử tổng hợp