Có rất nhiều cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi khác nhau theo chia sẻ từ các mẹ. Thế nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, thực sự không phải là điều dễ thực hiện. Vì vậy, các mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo một số bí quyết như trong bài viết này, để có thể tạo một khởi đầu thuận lợi tiến tới kết quả như ý, cho tiến trình ăn dặm của bé nhà mình nhé.
Bạn đang đọc: Cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và những bí quyết dành cho mẹ
Giai đoạn 6 tháng là mốc cần được lưu ý nhất trong tiến trình ăn dặm của bé, nó quyết định sự yêu thích, hứng thú của bé với thức ăn về sau này. Vì thế cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào để con yêu có được bữa ăn dặm với đầy đủ thành phần dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng.
Contents
1. Bí quyết liên quan đến cách nấu bột ăn dặm ngon cho bé 6 tháng tuổi
Trước hết, để giúp bé cảm thấy ăn ngon với bột ăn dặm, các mẹ cũng cần có bí quyết để nấu bột ăn dặm ngon cho bé:
Bước 1: Khi chọn thành phần nguyên liệu để chuẩn bị thức ăn dặm cho bé, các mẹ hãy bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc tiêu biểu như cà rốt, khoai tây, súp lơ, một số loại rau xanh… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống, cọng…
Bước 2: Liên quan đến cách nấu, mẹ cần chú ý độ chính xác về lượng nguyên liệu phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thời gian nấu phải vừa đủ, đảm bảo thực phẩm chín nhưng không mất nhiều dinh dưỡng. Sau khi nấu, mẹ cần dùng rây thức ăn cho trẻ để rây, hoặc chọn một miếng vải lọc siêu mềm thay thế để rây. Thao tác này sẽ giúp mẹ giữ gần như nguyên vẹn vị tươi ngon của thực phẩm, cũng như dưỡng chất ở mức cao, so với việc dùng máy xay, như thói quen của nhiều bà mẹ đã và đang thực hiện.
Bước 3: Về việc cho bé ăn và lưu trữ thức ăn, sau khi nấu xong, thức ăn còn ấm là mẹ có thể cho bé dùng ngay một phần. Phần còn lại nên để nguội hẳn và cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp mẹ yên tâm, vì vừa đảm bảo, vừa có thể lưu trữ trong tủ lạnh được ba ngày hoặc nếu để ngăn đá, có thể giữ khoảng hai tháng.
Ngoài 3 bí quyết trên, mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
- Bé ở tuổi này có thể sử dụng 1 đến 2 phần ăn/ngày
- Không nên cho bé chỉ ăn bột ăn dặm đóng hộp mà nên đa dạng các loại bột cho bé.
- Bột gạo chỉ nên là gạo tám, không pha thêm gạo nếp. Nếu mẹ muốn thay đổi vị cho bé thì có thể xay riêng hạt, chế thêm vào khi sử dụng.
- Nên sử dụng lá rau, nếu dùng cọng rau thì nhất thiết phải xay nhuyễn.
- Có thể sử dụng thêm một số loại hạt, tùy loại tươi khô mà có thể xay (dành cho dạng hạt khô) hay nghiền nhuyễn sau nấu chín (với dạng hạt tươi), trộn vào bột, nấu chín. Tuy nhiên, với các loại hạt, mẹ cần chú ý quan sát, để phát hiện bé có dị ứng với loại hạt nào không, nhằm loại bỏ khỏi thực đơn của bé.
2. Gợi ý lên thực đơn ăn dặm cho bé với bột và rau quả
2.1 Bột rau cà rốt, táo đỏ
Nguyên liệu : 02 thìa cà phê bột gạo, 300ml nước, 75g cà rốt, 50g táo đỏ.
Cách làm : Cà rốt gọt vỏ và táo bỏ vỏ, rửa sạch. Đem luộc chín với nước. Vớt riêng cà rốt, để nguội, nghiền nhuyễn với rây. Trong quá trình dằm nhuyễn củ, có thể thêm chút nước đã luộc. Hòa bột tan đều với lượng nước luộc còn lại. Cho tiếp củ đã nghiền nhuyễn vào quấy đều, đem đun nhỏ lửa, tới khi bột chín là xong.
2.2 Bột sữa – Bí đỏ
Tìm hiểu thêm: Tìm người giúp việc trông trẻ – ba mẹ nên yêu cầu những gì?
Nguyên liệu : Bột gạo 10g, sữa bột – loại bé vẫn thường dùng 12g, bí đỏ 30g, dầu 2.5g, nước 200ml
Cách làm : Bí đỏ luộc chín, nghiền nhuyễn bằng rây. Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ đã nghiền, và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy cho đến khi bột chín. Cho bột ra bát, thêm 1/2 thìa cà phê dầu ăn cho bé trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.
2.3 Bột đậu phụ – Bí xanh
Nguyên liệu : Bột gạo 10g, đậu phụ 30g, bí xanh 30g, dầu 5g, nước 200ml
Cách làm : Bí xanh nấu chín nghiền nhuyễn bằng rây, đậu phụ nghiền nhuyễn. Hòa 10g bột gạo với chút nước. Thêm bí xanh, đậu phụ đã được nghiền và phần nước còn lại vào, khuấy đều, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi hỗn hợp bột chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê dầu ăn trộn đều.
3. Cho trẻ ăn dặm đúng cách
Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần:
- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn ).
- Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
- Ða dạng thực phẩm trong các bữa ăn hoặc các ngày. Để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần tăng cường sữa mẹ, sữa công thức (nếu trẻ uống sữa công thức). Chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, nhiều đạm như trứng, thịt, cá… giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển.
- Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả phù hợp với độ tuổi.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì và ăn được gì?
Như vậy, cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi sao cho đủ dinh dưỡng và khiến bé thích thú với tiến trình ăn dặm, cũng cần những bí quyết nhất định. Với những chia sẻ rất cụ thể ở trên về bí quyết liên quan đến cách nấu, cách lưu trữ thức ăn, cách cho bé ăn,….hẳn mẹ cũng thấy, cho bé ăn dặm, không chỉ đơn giản dừng lại ở việc chọn thực đơn, nấu theo công thức cho bé ăn là xong. Và cho dù bé vào độ tuổi ăn dặm như ở giai đoạn 6 tháng, mẹ cũng vẫn cần chú ý đến việc cho bé bú sữa đầy đủ, để đảm bảo sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt cho trẻ. Chúc các mẹ nuôi con ngày thêm một khỏe và thông minh nhé.
Hạnh Sử tổng hợp