Cách giúp mẹ bầu tự theo dõi sức khỏe thai kỳ tại nhà

Rate this post

Không chỉ cần đến bệnh viện khám thai đều đặn hàng tháng để kiểm soát tình hình sức khỏe, ở nhà, mỗi mẹ bầu cũng có thể tự làm “bác sĩ” cho mình để chắc rằng cả mẹ lẫn con luôn khỏe mạnh theo hướng dẫn sau:

Bạn đang đọc: Cách giúp mẹ bầu tự theo dõi sức khỏe thai kỳ tại nhà

Theo dõi cử động của bé

Nếu thai nhi khỏe mạnh bé sẽ thường xuyên đạp bụng mẹ. Nếu những cú đạp của bé bất thường, có thể đã có vấn đề xảy ra. Do đó, để ý đếm những cú đạp của bé mỗi ngày là cách mẹ bầu có thể tự xác định tình hình sức khỏe của thai nhi.

Cách giúp mẹ bầu tự theo dõi sức khỏe thai kỳ tại nhà

Lắng nghe cơ thể của mình là cách mẹ bầu có thể chẩn đoán được tình hình sức khỏe đấy.

Bắt đầu từ tháng thứ 5 mẹ bầu sẽ cảm nhận được nhịp đạp này của bé nếu mang thai lần đầu, đối với mẹ mang thai lần 2 có thể sớm hơn. Bé đạp càng ngày càng khỏe khi lớn hơn. Vì vậy, khi phát hiện các bất thường khi thai máy mẹ nên ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.

Tự đo chiều cao đáy tử cung

Từ tuần 28 của thai kỳ mẹ bầu có thể đo chiều cao đáy tử cung. Đáy tử cung được xác định từ chính giữa bụng dưới, chiều cao của đáy tử cung tính xuống đến xương mu. Chiều cao bình thường của tử cung là 0,5cm đến 1,5cm khi mới bắt đầu. Chiều cao tử cung sẽ tăng dần trong thai kỳ và đạt khoảng 32cm dến 33 cm vào tháng cuối cùng, lúc mẹ sắp sinh.

Nếu trong ba tuần đo liên tục mà chiều cao tử cung không tăng là dấu hiệu thai nhi phát triển chậm. Ngược lại, nếu chỉ trong 1 tuần mà tăng khoảng 8cm thì có thể mẹ bị đa ối, nên đến bệnh viện để khám ngay.

Một số triệu chứng khác

Một số triệu chứng sau đây, nếu xuất hiện mẹ bầu cũng nên đến ngay bệnh viện để được chăm sóc.

Nôn mửa nhiều lần:

Giai đoạn ốm nghén ba tháng đầu có thể mẹ bầu hay nôn mửa. Nhưng nếu mức độ nôn mửa quá nhiều và quá gần khiến cơ thể không thể hấp thu được thực phẩm và thậm chí cả nước uống thì mẹ bầu cần được bác sĩ chăm sóc.

Đau bụng dưới:

Các cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới giống như đau đẻ, xuất hiện theo từng cơn, mỏi lưng và có máu xuất hiện ở âm đạo thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị sẩy thai, rau tiền đạo hay sinh non.

Phù nặng:

Do dung tích máu tăng cùng với sự tích nước của cơ thể khiến mẹ bầu luôn có xu hướng bị phù vào các tháng cuối thai kỳ. Thế nhưng nếu phù nặng và có thêm huyết áp tăng thì có thể mẹ bầu đã bị nhiễm độc thai nghén.

Tìm hiểu thêm: Khám phá những điều bí mật của thai nhi 35 tuần tuổi

Cách giúp mẹ bầu tự theo dõi sức khỏe thai kỳ tại nhà

Hiểu biết về cơ thể chính mình giúp mẹ bầu tự tin trải qua thai kỳ khỏe mạnh.

Cân nặng tăng quá nhanh:

Cân nặng bỗng nhiên tăng quá nhanh trong thai kỳ cũng là một dấu hiệu bất thường. Do đó nếu bạn tăng khoảng 400g/tuần thì có thể bạn đang mang song thai hay gặp các vấn đề như nhiềm độc thai nghén hay đa ối, cần được khám xét cẩn thận.

Bị cảm, cúm, sởi:

Đây là các chứng bệnh thông thường thế nhưng chúng lại nguy hại rất lớn đối với thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu thấy mình đang có các dấu hiệu của bệnh này thì nên ngay lập tức gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách và kịp thời tránh các tổn hại cho bé.

Tiểu tiện khác thường:

Viêm nhiễm tiết niệu là một chứng bệnh mẹ bầu rất dễ mắc phải trong thai kỳ do sự suy giảm của hệ miễn dịch. Do đó, nếu mẹ bầu đi tiểu tiện cảm thấy đau rát âm đạo, đau bụng, cảm thấy lạnh hay sốt thì có thể mẹ bầu đã mắc chứng bệnh này.

Sợ hãi, thở ngắn:

Tâm trạng lo âu, sợ hãi là bình thường ở mẹ bầu. Thế nhưng đi kèm với nó là các hơi thở ngắn và cảm thấy như hụt hơi dù mẹ không làm việc nặng thì có thể mẹ bầu đang gặp các vấn đề về bệnh tim.

Phát sốt, hạch lympho sưng to:

Tất cả các dấu hiệu này cho thấy có thể mẹ bầu đã bị nhiễm trùng hoặc mắc một số bệnh truyền nhiễm. Do đó, nên được thăm khám để phát hiện chính xác bệnh. Bệnh viêm gan siêu vi có thể thấy các dấu hiệu như vàng da, kém ăn, mệt mỏi.

Cách giúp mẹ bầu tự theo dõi sức khỏe thai kỳ tại nhà

>>>>>Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời của cà chua đối với mẹ bầu

Càng về cuối thai kỳ mẹ bầu nên càng chú ý đến các dấu hiệu hơn.

Âm đạo chảy ra chất như nước:

Chất nước này có thể bị nhầm lẫn với nước tiểu, nhưng bạn cần cẩn thận xem xét chúng có phải là nước ối không. Vì nếu là nước ối đây là dấu hiệu cho thấy bạn sinh non.

Âm đạo chảy máu:

Đây là một dấu hiệu nguy hiểm. Nếu chúng đi cùng với các cơn đau ở bụng dưới thì có thể mẹ bầu đã bị sẩy thai, chửa ngoài dạ con, nhau thai bị rách sớm hoặc sinh non… Thế nhưng mẹ bầu cũng cần phân biệt trong thời kỳ tháng đầu mang thai, thường sẽ sót chút ít kinh nguyệt. Nếu máu xuất hiện không kèm các cơn đau đớn thì khá an toàn, mẹ bầu đừng lo lắng.

Một số triệu chứng khác như bí đại tiện, giãn tĩnh mạch, co gân chân, thiếu máu… đều là những biểu hiện khá lành tính, mẹ bầu chỉ cần nhờ bác sĩ tư vấn là được.

Việc tự làm bác sĩ cho mình tại nhà là cách để mẹ bầu kết hợp chặt chẽ với bệnh viện để chăm sóc toàn diện cho sức khỏe bản thân.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *