Thật khó khăn để mẹ có thể “bắt” một đứa trẻ dưới 1 tuổi mới tập đi, tập nói biết vâng lời. Mẹ đừng lo lắng, những cách dạy con nghe lời dưới đây sẽ cho mẹ biết rằng, đôi khi chỉ bằng cách trò chuyện cùng trẻ hay biểu hiện thái độ vui vẻ, tích cực… mẹ hoàn toàn có thể dạy con ngoan mà không cần phải quát mắng.
Bạn đang đọc: Cách dạy con nghe lời tưởng khó nhưng lại cực kỳ đơn giản
Nuôi dưỡng một đứa trẻ không chỉ nuôi dưỡng về mặt thể chất mà còn phải phát triển về mặt tâm hồn. Ở cái độ tuổi trẻ con, nhất là chưa tròn 1 tuổi, bé chưa thể hiểu được gì nhiều… thì cách dạy con nghe lời của bố mẹ chắc chắn không hề dễ dàng. Tuy nhiên việc này sẽ góp phần quyết định rất nhiều đến sự hòa nhập thế giới của trẻ cũng như cảm nhận ý nghĩa cuộc sống của trẻ về sau.
Mẹ nên hiểu rằng trẻ có thể biểu cảm thái độ nghĩa là trẻ hoàn toàn có thể hiểu những gì mẹ biểu cảm với trẻ. Do đó, trong giai đoạn con dưới 1 tuổi, mẹ có thể dạy con nghe lời bằng một số cách sau:
Contents
1. Trò chuyện với con mỗi ngày
Bé trong 6 tháng đầu đời tuy vẫn chưa biết nói nhưng mọi cảm xúc của con đều được thể hiện trên gương mặt, nếu mẹ hiểu được trẻ. Mẹ đừng ngạc nhiên với sự thay đổi biểu cảm “nhanh đến chóng mặt” của trẻ trong gian đoạn này. Khóc đó rồi cười đó. Mẹ sẽ thấy trẻ có các biểu hiện như: trẻ cười tươi khi mẹ bước vào phòng, khóc khi trẻ cảm thấy đau, khó chịu và dỗi khi bị lấy mấy đồ chơi…
Trong các cách dạy con nghe lời thì phương pháp trò chuyện cùng trẻ là phương pháp được ưu tiên hàng đầu, dù trẻ ở bất kì độ tuổi nào. Theo các chuyên gia về tâm lí trẻ em, giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi không thể “hồi đáp” khi mẹ trò chuyện cùng trẻ, nhưng đừng vì thế mà mẹ không giải thích và trò chuyện với trẻ về mọi việc xung quanh trẻ.
Trong quá trình trò chuyện cùng trẻ, mẹ tỏ ra vui vẻ khi trẻ ngoan ngoãn, buồn bã khi trẻ gặp vấn đề gì đó và nghiêm giọng khi trẻ làm ra lỗi lầm, cũng chính là cách dạy con nghe lời hiệu quả. “Mưa dầm thấm lâu”, thông qua cách mẹ nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của mẹ sẽ làm trẻ ít nhiều nhận ra vấn đề. Điều này giúp trẻ hình thành tính tập trung khi mẹ nhìn thẳng vào mắt trẻ để trò chuyện, từ đó giúp ích rất nhiều trong cách định nghĩa về mức độ quan trọng của vấn đề cho trẻ về sau.
2. Hãy truyền cho trẻ cảm xúc tích cực
Trên thực tế, đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi , khi mẹ mỉm cười trẻ sẽ bắt chước mẹ và mỉm cười. Điều này thể hiện ý nghĩa của việc truyền cảm xúc tích cực trong cách dạy con nghe lời đấy các mẹ ạ. Nếu mẹ dạy cho trẻ cách biểu lộ những cảm xúc vui vẻ, tích cực về sau trẻ sẽ có xu hướng tiếp nhận mọi việc trong trạng thái vui vẻ, nhẹ nhàng.
Nếu mẹ dạy cho trẻ trong trạng thái giận dữ, quát mắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm trạng của trẻ. Cách này sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em cũng như thái độ cáu bẳn, gắt gỏng của trẻ dễ xuất hiện, khi đón nhận một vấn đề nào đó sau này.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh cần thiết như thế nào?
3. Dạy trẻ cách khiến cho người khác cảm thấy vui vẻ
Khi bé 10 tháng tuổi trở đi là lúc bé có thể thực hiện các thao tác vận động đơn giản, mẹ có thể dạy trẻ cách giúp đỡ người khác bằng những hành động rất nhỏ. Ví dụ như mẹ hãy đề nghị trẻ cho mẹ một miếng trên quả chuối mà trẻ đang ăn. Nhờ trẻ đưa giúp mẹ một món đồ nào đó và mẹ thể hiện thái độ vui mừng khi được trẻ làm điều đó cho. Những khoảnh khắc nhỏ này rất có ý nghĩa quan trọng trong cách dạy con nghe lời, trẻ sẽ học được sự sẻ chia, cách giúp đỡ người khác về sau.
>>>>>Xem thêm: 2 món ăn dặm cho bé còi xương nhanh tăng cân
Ông bà ta vẫn có câu “dạy con từ thuở con thơ”, một đứa trẻ ngoan là đứa trẻ được giáo dục tốt ngay từ thuở lọt lòng bằng sự yêu thương và chia sẻ của mọi người xung quanh. Do đó, chỉ bằng việc áp dụng các cách dạy con nghe lời vô cùng đơn giản mà gần gũi trên đây, mẹ sẽ hoàn toàn bất ngờ với sự lớn lên ngoan ngoãn của trẻ. Chúc các mẹ thành công.
Ngọc Hoài tổng hợp