Cách dạy con của người Nhật với phương châm phải dạy trẻ từ lúc mới lọt lòng, khiến các bà mẹ thế giới ngưỡng mộ và học hỏi theo. Từ 0 – 12 tháng tuổi là giai đoạn trẻ phát triển rất mạnh mẽ cả về trí tuệ lẫn ý thức. Do đó, các bà mẹ Nhật luôn coi trọng phương pháp giáo dục đúng, để xây dựng nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.
Bạn đang đọc: Cách dạy con của người Nhật – phương châm dạy con từ thuở lọt lòng
Cách dạy con của người Nhật trong giai đoạn từ khi lọt lòng đến 12 tháng là giúp trẻ tiếp xúc với nhiều điều kiện khác nhau. Sự tiếp xúc này nhằm để giúp trẻ phát triển 5 giác quan, tạo nguồn nội lực tiềm tàng cho tri giác của trẻ, sẽ tiến bộ vượt bậc so với việc dạy trẻ khi trẻ đã 2, 3 tuổi trở đi.
Contents
1. Trẻ dưới 1 tuổi thực sự học được những gì?
1.1 Khả năng học hỏi của trẻ dưới 1 tuổi
Giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi là giai đoạn trẻ tìm thấy và kích hoạt mọi giác quan, khả năng cũng như ý thức bên trong bản thân mình. Trong những tháng đầu đời, sự phát triển của trẻ chia thành 2 thời kì:
- Từ 0 – 6 tháng tuổi : Là thời kỳ trẻ phát triển năng lực cảm nhận thông qua 5 giác quan chính, đây cũng được xem là thời kì quan trọng nhất trong chu trình phát triển đời người.
- Từ 6 – 12 tháng tuổi : Là thời kỳ trẻ phát triển năng lực biểu hiện sau thời gian cảm nhận.
Cụ thể, trẻ phát triển năng lực cảm nhận và năng lực biểu hiện theo tiến trình sau:
- 2 tuần sau sinh : Trẻ có thể nghe 2 tai cùng 1 âm. Từ lúc này, mẹ đã có thể bắt đầu cho trẻ nghe các loại âm thanh, các bản nhạc, các loại nhạc cụ hay nghe tiếng nói của con người càng nhiều càng tốt.
- 1 tháng sau sinh : Trẻ có thể nhìn được 2 mắt vào một điểm. Đây được xem là thời kì mẫn cảm nhất của trẻ.
- 4 tháng sau sinh : Mắt trẻ có thể hoạt động nhìn xoay quanh. Nên cho trẻ nhìn các loại tranh, ảnh, màu sắc khác nhau. Đặc biệt, theo cách dạy con của người Nhật, để trẻ tiếp xúc với các bức tranh, bức họa nổi tiếng chính là cách trẻ làm quen với thế giới này.
- 6 tháng sau sinh : Trẻ có thể phân biệt một số màu sắc cơ bản bằng việc cảm nhận màu sắc thông qua sự phản xạ của ánh sáng một cách vô thức.
Hơn thế nữa, đây là giai đoạn trẻ đồng thời phát triển thị giác và thính giác, có nghĩa là trẻ có thể vừa nghe, vừa nhìn cùng 1 lúc. Nên cho trẻ vừa nhìn tranh ảnh, vừa giải thích hoặc hát để cả 2 giác quan này phát triển toàn diện.
- Từ 6 – 12 tháng tuổi : Đây là thời kỳ trẻ phát triển tính tự phát và khả năng biểu hiện, phản ứng lại với môi trường xung quanh. Ví dụ, khi mẹ đưa đồ chơi cho trẻ, trẻ đã biết giữ trong tay và đưa lên miệng mút, cắn.
Khi mẹ treo một đồ vật lúc lắc trước mặt trẻ, trẻ đã biết đưa tay ra nắm. Trẻ đã biết xé rách 1 tờ báo hay quăng ném những món đồ vậy mình có trong tay. Đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường vì đó là cách trẻ tiếp nhận và tìm hiểu thế giới thông qua hành vi.
Tìm hiểu thêm: Trầm cảm sau sinh – bạn không hề lẻ loi trong cuộc chiến
2. Trẻ dưới 1 tuổi học như thế nào?
2.1 Trẻ học tiếp nhận và lưu giữ thông tin
Theo cách dạy con của người Nhật , tất cả các trẻ sơ sinh đều là thiên tài. Khoa học đã chứng minh, trẻ càng nhỏ tuổi thì não càng linh hoạt, tốc độ tiếp thu càng nhanh và lượng thông tin tiếp thu càng nhiều. Sơ sinh là giai đoạn mà tất cả những gì trẻ tiếp nhận sẽ được lưu giữ hoàn toàn trong não bộ.
2.2 Trẻ tiếp thu ngôn ngữ và tiếp nhận âm thanh
Giai đoạn 6 tháng đầu đời của bé là giai đoạn cơ bản nhưng quan trọng nhất để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Trẻ không tiếp nhận ngôn ngữ theo cách lí giải nó rồi lưu vào bộ não như người lớn. Trẻ con tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên như là thuộc lòng ghi lại trong não bộ.
Trẻ lưu giữ mọi thứ đến khi sự lí giải của trẻ tăng dần thì những ngôn ngữ được tích lũy trong não cũng sẽ được trẻ dần lí giải, và rồi tự động được trẻ phát ra thành tiếng nói. Điều này lí giải tại sao ngôn ngữ dù khó đến mấy thì trẻ cũng đều có thể lí giải được. Bất kì ngôn ngữ nào trẻ cũng có thể tiếp nhận được.
Nếu giai đoạn 6 tháng tuổi mẹ cứ để trẻ nằm im, mà không có tác động hay kích thích về âm thanh hoặc ngôn ngữ, sẽ làm mất khả năng tiếp nhận và lí giải ngôn ngữ của trẻ.
2.3 Trẻ học cách phân biệt
Ở mỗi giai đoạn trong thời kỳ dưới 1 tuổi, trẻ đều có những bước tiến khác nhau liên quan đến việc học cách phân biệt và nhận diện thế giới xung quanh theo khả năng của mình. Trẻ học cách phân biệt màu sắc, nhận diện đồ vật, vị thức ăn,…theo sự phát triển của thị giác, vị giác và khứu giác. Trẻ rất tập trung quan sát mọi thứ, cũng như thích khám phá để tự rút ra bài học cho mình, có trải nghiệm để có kinh nghiệm xử lý. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp trẻ phát triển nhanh hơn. Các mẹ Nhật cũng rất chú ý đến điều này, luôn tạo điều kiện và có những bài học phù hợp để giúp con ví dụ họ dùng các bức tranh ảnh đẹp dán trong phòng, cho trẻ quan sát đồ chơi nhiều màu sắc, cho trẻ nếm thử vị trái cây, hoặc dùng một số mùi hương tự nhiên lan tỏa trong một khoảng không gian nào đó để quan sát phản ứng của trẻ, cũng như kích thích các giác quan của con.
>>>>>Xem thêm: Cho bé ăn dặm và Cách chế biến thức ăn
Có thể nói rằng, Trẻ dưới 1 tuổi là thời kì cần rất nhiều sự chuyên tâm cũng như sự kiên nhẫn, tính ý của người mẹ để ghi nhận từng thay đổi nhỏ nhất của con. Thời gian này, mẹ cũng cần phải rất tích cực trong cách dạy trẻ để không làm lỡ mất khoảng thời gian tiếp nhận cực tốt của trẻ một cách tự nhiên, song rất hiển nhiên và cần thiết.
Mẹ cũng thấy đấy, cách dạy con của người Nhật với phương châm dạy trẻ từ thuở lọt lòng không nằm ngoài tầm với của chúng ta. Vấn đề cốt lõi của phương châm này chính là sự kiên nhẫn, tinh tế, quyết tâm và sự từ tốn trong cách dạy con của cha mẹ. Hy vọng với những chia sẻ nho nhỏ về phương châm dạy trẻ từ khi mới ra đời trong cách dạy con của người Nhật, sẽ giúp mẹ có thêm những thông tin giá trị để dạy con . Với phương pháp và lựa chọn đúng đắn của mẹ, chắc chắn trẻ được tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt, đa dạng, để các bé tăng khả năng thích ứng cao, có nền tảng thật tốt về nhận thức. Tất cả những điều này đều trở thành cơ sở vững chắc, cho việc phát triển của con ở các giai đoạn sau này.
Ngọc Hoài tổng hợp