Bé tập nói các con vật đơn giản được xem là một trong các phần đầu tiên mẹ nên dạy cho con, khi con bắt đầu tập nói. Trẻ thường rất thích thú động vật sinh động. Thế giới của bé luôn đầy ắp những con vật ngộ nghĩnh. Nhưng, để dạy cho bé tập nói các con vật đó thực tế với nhiều bố mẹ lại là cả một vấn đề, không hề đơn giản chút nào.
Bạn đang đọc: Cách dạy bé tập nói các con vật đơn giản mẹ nên biết
Muốn bé tập nói các con vật đơn giản một cách thành công, trước hết mẹ nên biết rằng, ở lứa tuổi từ 0 – 12 tháng là lứa tuổi vô cùng vất vả để trẻ phát âm được thành tiếng một từ gì đó. Do đó, mẹ không nên nôn nóng trong suốt quá trình dạy bé tập nói các con vật. Mẹ nên bắt đầu từ từ, từng chữ, từng chữ một. Mẹ nên tập cho con từ 1 chữ đến 2 chữ rồi tăng dần từ dễ đến khó, từ ngắn đến dài. Ngoài ra, còn một số điểm chính khác rất hữu ích, giúp mẹ tập cho con nói con vật dễ dàng và hiệu quả hơn, mẹ tiếp tục theo dõi nội dung sau đây nhé.
Contents
1. Cho bé những sự hình dung đầu tiên về các con vật
Trẻ con sẽ học rất nhanh nếu được tiếp xúc trực quan với thứ chúng học, thay vì học qua sách vở. Do đó, để dạy bé tập nói các con vật mẹ có thể thông qua tivi, youtube hoặc những lần trải nghiệm thực tế để trẻ có sự hình dung ban đầu về các con vật, loài vật được học. Mẹ có thể vừa cho bé xem hình, nhìn thấy các loại động vật vừa gọi tên bằng đồ chơi cho bé để bé nhìn theo. Bằng cách này, trẻ sẽ vừa học rất nhanh lại nhớ rất lâu những điều trẻ được học.
2. Mô phỏng tiếng kêu con vật trước khi gọi tên chúng
Điều thú vị của các con vật có thể thu hút sự chú ý của những đứa trẻ chắc chắn là do chúng có thể phát ra âm thanh và di chuyển. Thông thường, tiếng kêu của các loại động vật thường dễ nói hơn tên của chúng rất nhiều. Do đó, mẹ có thể dạy bé tập nói các con vật bằng cách cho trẻ mô phỏng các tiếng kêu của các loài vật trước, đến khi con thành thạo mới giúp trẻ phát âm tên loài vật đó.
Ví dụ: Mẹ mô phỏng tiếng kêu của con mèo “meo meo” và cho trẻ học theo. Sau một thời gian mới dạy trẻ nói từ “mèo” rồi đến “con mèo”. Tương tự, với con chó, con bò, con cừu… theo mức độ khó tăng dần của các kí tự và cách phát âm. Mẹ nên bắt đầu từ những loài vật có tiếng kêu, có cách phát âm gần giống với tên của nó. Sau đó, mẹ tăng độ khó dần lên để kích thích sự phát triển não bộ của bé.
Mách nhỏ cho mẹ nhé, để giúp bé tập nói các con vật nhanh và có hứng thú với việc học, mẹ có thể cho trẻ “vừa học, vừa chơi” bằng cách vừa mô phỏng tiếng kêu của các loài vật, vừa cùng trẻ “bắt chước” các động tác giống con vật như: bò bằng chân, chạy hoặc biểu cảm sao cho thật đáng yêu để trẻ làm theo.
Tìm hiểu thêm: Có nên mua máy hút mũi cho bé và sử dụng máy hút mũi thế nào?
3. “Ôn tập” cho con càng nhiều càng tốt
Đặc điểm của trẻ con là rất hiếu động và thích khám phá, do đó để việc luyện tập cho bé tập nói các con vật đạt được hiệu quả cao, không mang tính gò bó, ép buộc, mẹ nên cho bé học trong nhiều không gian và hoàn cảnh khác nhau. Khi bé đã biết gọi tên và nhận diện các con vật, mẹ nên cho bé có điều kiện để ôn tập mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều hình thức khác nhau như: cho bé xem thẻ hình các con vật, cầm tay bé vẽ lại con vật ấy…..Biết đâu, điều này không chỉ giúp con tập nói nhanh dễ dàng, hiệu quả, mà mẹ còn giúp bé phát triển được năng khiếu hội họa của con sau này thì sao. Mẹ không nên bỏ quá bất cứ cơ hội nào, để giúp trẻ được có dịp “bập bẹ” diễn đạt các loài vật mà trẻ biết.
Ví dụ: Đang xem tivi, kể chuyện, đọc sách, xem tranh ảnh hay vừa nhìn thấy một con vật nào đó chạy ngang qua. Mẹ chỉ vào và hỏi hỏi “Đây là con gì con nhỉ?” để bé trẻ lời. Khi bé trả lời đúng mẹ hãy khen bé ngay và đặt thêm các câu hỏi liên quan, nhằm giúp trẻ phát huy năng lực nói cũng như diễn đạt như “Con … có màu gì? Con… kêu như thế nào? Con… có mấy chân con nhỉ?”. Bằng cách này, mẹ không chỉ dạy bé tập nói các con vật mà còn giúp bé làm tăng vốn từ vựng để diễn tả màu sắc, trạng thái, hành động của một loài vật nào đó.
>>>>>Xem thêm: Bột ăn dặm cho trẻ 3 tháng tuổi – những lưu ý liên quan nhất định mẹ phải biết
Khi trẻ nói “bập bẹ” được dù chỉ một từ mẹ đừng khi nào quên khuyến khích và động viên trẻ bằng cách hành động yêu thương. Tương tự, nếu trẻ nói sai hoặc chưa đúng, mẹ không nên nóng nảy mà hãy có cách gợi ý, nhẹ nhàng chỉnh sửa để trẻ nói sao cho đúng.
Hy vọng qua những chia sẻ ở trên, việc dạy bé tập nói các con vật với bố mẹ không còn là việc làm khó khăn thử thách nữa. Với cách dạy bé tập nói các con vật từng bước cụ thể như thế, bé nhà mẹ hẳn sẽ nói nhanh nói rõ mà không khiến mẹ quá cực nhọc, gian nan khi dạy bé tập nói mẹ nhé! Chúc mẹ thành công và bé của mẹ nhanh chóng nói được tên những con vật đơn giản nhé.
Ngọc Hoài tổng hợp