Cách cho bé bú bình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, lượng sữa, bữa sữa của từng bé. Ngoài ra, khi tập cho bé bú bình, bố mẹ cũng cần chú ý xem bé có chịu hợp tác hay không hoặc tham khảo một số kinh nghiệm của những người đi trước. Trong bài viết sau, Blogtretho.edu.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách để bố mẹ tập cho bé bú bình an toàn và hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Cách cho bé bú bình an toàn và không gây đầy hơi cho bé
Contents
1. Tại sao phải tập cho bé bú bình?
Việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình với nhiều bé thường không đơn giản. Lý do chính theo các bác sĩ nhi khoa là trẻ không thích nghi với núm bình sữa. Vì thế, có rất nhiều trẻ gào khóc, bỏ bữa và nhất định không chịu bú bình. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thể chất bé và cả bố mẹ nữa.
1.1. Lý do bé cần tập bú bình
Hầu hết các bố mẹ đều muốn con bú sữa mẹ hoàn toàn, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà bé sơ sinh cần tập bú bình.
- Trẻ sinh non , nhẹ cân hoặc không khỏe trong giai đoạn sơ sinh cần được bú bình khi chưa thể cho bú sữa mẹ.
- Khi mẹ chưa kịp có sữa hoặc sữa không đủ.
- Bé bị sứt môi hoặc vòm miệng, nuốt hoặc hít thở khó khăn.
- Mẹ quay trở lại với công việc sau khi sinh (khoảng 6 tháng tuổi).
- Mẹ bị ốm và bé không thể bú sữa mẹ.
- Khi mẹ cần dùng thuốc chống chỉ định cho con bú.
- Một số ông bố muốn san sẻ trách nhiệm chăm con.
- Khi mẹ có nhu cầu đi ra ngoài hoặc công tác xa con trong thời gian dài.
1.2. Thời điểm nào bắt đầu cho bé bú bình?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, tốt nhất mẹ nên tập cho bé bú bình sau 6 tuần tuổi. Thông thường các bé sẽ mất khoảng 1 tháng để tập bú bình. Nếu mẹ đi làm lúc 6 tháng thì nên tập cho con bú bình lúc con 4 – 5 tháng tuổi. Nếu mẹ nào đi làm sớm hơn thì có thể tập bú bình sớm hơn một chút tuy nhiên cần lưu ý một vài điều sau:
- Các mẹ không nên tập cho bé bú bình khi còn quá sớm. Như vậy sẽ khiến bé dễ bị sai khớp ngậm, dễ bỏ bú mẹ hơn.
- Về cách chọn ti bình, các mẹ nên chọn hình dáng núm ti gần giống với ti mẹ nhất. Bên cạnh đó nên chọn núm ti có bầu rộng, để khi bé bú hai môi của em bé được loe ra để khi bé bú sẽ gần giống với ti mẹ nhất.
- Nên chọn size núm ti phù hợp để làm sao sữa không xuống quá nhanh hoặc quá chậm. Thời gian em bé bú sữa trung bình khoảng từ 15 – 20 phút cho mỗi cữ bú.
2. Hướng dẫn cách cho bé bú bình an toàn và hiệu quả nhất
Dưới đây là cách cho bé bú bình an toàn mà bố mẹ cần lưu ý nhé:
- Cho bé bú cao ở tư thế 45 độ. Khi đưa ti cho con, bố mẹ sẽ không đẩy đầu núm vô. Thay vào đó sẽ dùng ti chạm nhẹ vào môi trên của bé trước. Sau khi bé há miệng thì lúc đó mới đẩy ti vào để giúp con tập thói quen phải há miệng to thì mới được nhận ti.
- Không nên có thói quen để môi con chúm chím lại rồi mình đẩy ti vô. Vì thói quen này sẽ khiến con mất đi thói quen há miệng ngậm ti.
- Khi cho con bú bình, bố mẹ nên cố gắng làm sao cho sữa được lấp đầy núm ti. Tuy nhiên không được dốc thẳng đứng bình sữa, vì làm như vậy sẽ khiến bé sợ vì sữa xuống nhanh, dễ sặc.
- Nên để bình ngang nhất có thể để khí không bị tràn vô gây đầy hơi cho bé.
- Khi cho bé bú bình, phải làm sao cho núm ti được hướng lên họng của bé. Còn cái cằm của bé sẽ chạm vào bầu núm ti, như vậy sẽ giống với ti mẹ nhất.
Tìm hiểu thêm: Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và những yếu tố giúp bé tăng cân các mẹ nên biết
3. Lưu ý trong cách cho bé bú bình an toàn
Khi bé đã dần dà chấp nhận bú bình, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm sau để quá trình bé bú bình được an toàn và hiệu quả nhất:
- Trong quá trình cho con bú bình nên giữ bình sữa và theo dõi con đến khi bé bú được hết lượng sữa trong bình. Để tránh hiện tượng sặc sữa bố mẹ nên đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng, đỡ bé bằng tay trái, cho bé bú cao ở tư thế 45 độ.
- Nếu bé có thể tự cầm bình sữa thì bố mẹ cũng cần phải theo sát con, không nên lơ là để tránh điều đáng tiếc xảy ra.
- Bố mẹ có thể dùng các mẹo giúp bé có hứng thú với bình sữa hơn như dùng một chiếc khăn có thấm sữa mẹ và quấn quanh bình sữa . Hoặc nếu không phải mẹ cho bé bú bình thì bố có thể mặc một chiếc áo của mẹ để bé có cảm giác mẹ đang bên cạnh mình.
- Khi mới tập bú bình, bố mẹ không cần vội. Đầu tiên là cho một ít lượng sữa trong bình, chưa nên cho nhiều, chỉ từ 20 – 30ml là đủ. Sau đó đưa bình cho bé mút, quan sát bé. Khi bé hợp tác liếm núm bình đẩy tới đẩy lui, sau khoảng 5 phút bé phản đối thì dừng lại cho bé nghỉ khoảng 5 phút rồi mới tập lại.
- Khoảng cách giữa tập ti bình và ti mẹ nên là từ 15 – 20 phút trở lên. Khi bé chưa quen với việc bú bình, bố mẹ nên tập cho bé bú vào giờ nhất định trong ngày.
- Chọn ti bình gần giống với ti mẹ nhất, sau đó cho bé cắn nhai, chơi thoải mái, đây cũng là một cách cho bé làm quen với ti trước.
>>>>>Xem thêm: Sách ăn dặm kiểu Nhật – Bí quyết vàng cho bố mẹ bỉm sữa
Cách cho bé bú bình an toàn và hiệu quả đòi hỏi sự kiên nhẫn từ bố mẹ và những người chăm sóc bé . Bố mẹ cần một khoảng thời gian nhất định cho bé làm quen với việc bú bình thay vì bú mẹ hoặc song song bú mẹ. Tất nhiên, nếu bố mẹ có đủ mọi điều kiện và bé không cần tập bú bình thì quá tốt, bởi bú mẹ luôn là điều tuyệt vời nhất cho sự phát triển của bé.
Đức Lộc