Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi đã có những bước tiến vượt bật về sức khỏe, cân nặng cũng như khả năng ngôn ngữ của bản thân. Do đó, cách chăm sóc trẻ giai đoạn 7 tuần tuổi cũng sẽ có nhiều sự thay đổi, khác biệt nhiều hơn so với trước. Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu xem sự khác biệt đó là gì nhé!
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi như thế nào?
Nếu như những tuần trước, trẻ chỉ biết ăn, ngủ và khóc thì khi trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi trẻ đã biết yêu cầu và đòi hỏi nhiều hơn, muốn được trò chuyện và quan tâm nhiều hơn. Do đó, việc chăm sóc cho trẻ cũng khiến mẹ vất vả nhiều hơn. Cụ thể như sau:
Contents
- 1 1. Về chế độ ngủ của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi
- 2 2. Về chế độ dinh dưỡng
- 3 3. Về khả năng giao tiếp
- 4 4. Về việc bé hay quấy khóc
- 5 8 lợi ích ít ai biết của việc đọc sách cho con nghe
- 6 Một ngày trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?
- 7 Bé bú ít phải sao sao? Mách mẹ nguyên nhân và cách khắc phục
- 8 Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn nhất cho trẻ từ sơ sinh – 10 tuổi
- 9 Top 10 kem chống nắng cho bé an toàn, tốt nhất hiện nay
- 10 Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
- 11 Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
- 12 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 13 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 14 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 15 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 16 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 17 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 18 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 19 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 20 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
1. Về chế độ ngủ của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi
Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi đang trong giai đoạn giữa hai tuần kỳ diệu và vẫn ở đỉnh điểm của giai đoạn khóc nhè. Ban ngày trẻ sẽ thức nhiều hơn và khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng khóc đêm của trẻ sẽ giảm rõ rệt, thay vào đó là những giấc ngủ có chu kì dài và liên tục suốt đêm. Chu kì này thường kéo dài khoảng 6 tiếng nếu trẻ được cho bú no trước khi đi ngủ. Đồng thời, nhu cầu ăn đêm vẫn còn tồn tại, đôi khi làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
Các chuyên gia về giấc ngủ trẻ em khuyến khích rằng, nên cho trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi ngủ bằng cách tự nhiên, do sự phát triển não bộ và cơ thể của trẻ trong năm đầu tiên là nhanh nhất trong cả cuộc đời. Việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng thông qua việc ngủ là vô cùng quan trọng. Do đó, việc để trẻ tự ngủ theo nhu cầu của bản thân sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ, thay vì “ép” trẻ ngủ theo đúng giờ giấc.
Khi cho trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi ngủ, mẹ vẫn nên cho trẻ nằm ngửa, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, đảm bảo môi trường ngủ của trẻ tuyệt đối an toàn, yên tĩnh và không có gì che úp lên mặt của trẻ. Khi trẻ thức, mẹ vẫn cho trẻ nằm sấp vài phút một lần để tập cho cơ cổ và hông trẻ phát triển khỏe mạnh.
2. Về chế độ dinh dưỡng
Giờ đây, trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi về cơ bản đã bắt đầu cứng cáp và có thể đỡ được đầu, do đó, kỹ năng ăn của trẻ cũng phát triển hơn so với những tuần tuổi trước. Trẻ đã biết bú và nuốt thuần thục, hiệu quả hơn. Trẻ cũng học được cách bú bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu của mình.
Thói quen bú mẹ của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi cũng có nhiều thay đổi, trẻ có thể thỏa mãn ngay khi vừa bú xong một bên ti mẹ, mà không có nhu cầu bú tiếp bên còn lại. Trẻ cũng ít khi ngủ trong lúc bú mẹ như trước. Giai đoạn này, việc trẻ bú ít đi là điều hoàn toàn bình thường và mẹ cũng đừng cố ép trẻ bú thêm. Thay vào đó có thể đặt trẻ xuống, thay bỉm sạch sẽ cho trẻ, chơi với trẻ một lúc. Sau đó trẻ có thể muốn bú thêm rồi lại ngủ tiếp.
3. Về khả năng giao tiếp
Đây được xem là bước tiến quan trọng nhất trong quá trình phát triển của trẻ, tính đến thời điểm 7 tuần tuổi. Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi đã biết cười rất nhiều và ê a nói chuyện. Do đó, khi trẻ thức, mẹ nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn. Bởi ngay cả khi trẻ chưa trả lời lại được, trẻ sẽ vẫn biết lắng nghe và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được kích thích, bởi sự trò chuyện từ bố mẹ, cũng như những người xung quanh.
Ngoài nói chuyện, mẹ cũng nên dành thời gian để hát và đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày. Mặc dù trẻ không phân biệt được mẹ đang đọc gì hay hát gì nhưng giọng của mẹ, cách đọc, cách hát sẽ là nền tảng giúp trẻ phát triển giọng nói và ngôn ngữ sau này.
4. Về việc bé hay quấy khóc
Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi tiếng khóc cũng sẽ khác. Giọng khóc the thé như mèo kêu sẽ được thay bằng giọng khóc to và mạnh mẽ hơn. Trẻ sẽ khóc với cường độ to nhỏ khác nhau, phụ thuộc vào lý do làm trẻ khóc. Khóc vì mệt khác với khóc do đói hay do không thoải mái. Tuy nhiên, việc dỗ trẻ khóc trong giai đoạn này đơn giản hơn nhiều, mẹ chỉ cần xác định lí do làm trẻ khóc sẽ có cách “dụ” trẻ nín nhanh chóng.
Trẻ con ở mỗi thời điểm khác nhau lại có nhu cầu chăm sóc khác nhau. Hy vọng với những lưu ý và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi trên đây, Blogtretho.edu.vn đã góp phần trang bị thêm cho mẹ một số kiến thức về chăm sóc trẻ ở một giai đoạn rất nhỏ nhưng không kém phần quan trọng của cuộc đời bé. Chúc bé nhà mẹ mau ăn chóng lớn, ngày càng khỏe mạnh.
Ngọc Hoài tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
8 lợi ích ít ai biết của việc đọc sách cho con nghe
Một ngày trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?
Bé bú ít phải sao sao? Mách mẹ nguyên nhân và cách khắc phục
Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn nhất cho trẻ từ sơ sinh – 10 tuổi
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 10 kem chống nắng cho bé an toàn, tốt nhất hiện nay
Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Thời trang cho bé gái dễ thương 12 tháng tuổi và nguyên tắc chọn đồ mẹ nên tham khảo
Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: 4 cách giúp trẻ thông minh ngay từ những ngày đầu