Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

Rate this post

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là điều cần thiết mà bố mẹ nào cũng phải biết, đặc biệt là với những người mới sinh con lần đầu. Blogtretho.edu.vn sẽ bật mí cho bố mẹ cách chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn và khoa học khá chi tiết ở bài viết dưới đây. Còn chần chờ gì nữa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay các thông tin bổ ích này thôi!

Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

1. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có những đặc điểm gì?

Trẻ 2 tháng tuổi nặng trung bình khoảng 5,6kg đối với bé trai và 5,17kg với bé gái, các bé có mức tăng khoảng 150 – 200 gram mỗi tuần.

1.1 Tầm nhìn của bé

  • Tầm nhìn của bé được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời.
  • Trẻ có thể nhận biết gương mặt và giọng nói khác nhau của ba mẹ.
  • Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt.
  • Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng.

1.2 Hoạt động của bé

  • Bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài.
  • Bé có sở thích cho tay vào miệng.
  • Lúc này bé có xu hướng khám phá bàn tay, bàn chân và giơ chúng lên trên cao.
  • Bé cũng có thể nhấc, nâng vật nhẹ lên.
  • Thời gian bú và ngủ của con cũng đều đặn hơn.
  • Cử động của bé đã đều đặn hơn do hệ thần kinh đã phát triển mặc dùn bé cử động vẫn chưa thật đồng bộ.
  • Bé khóc nhiều ở tháng thứ 2 có thể vì con muốn được đáp ứng nhu cầu nào đó của mình như đói và cần ăn, muốn ngủ, khó chịu vì tã bỉm bị ướt, muốn được chú ý, ôm ấp vỗ về,…

1.3 Âm thanh

  • Bé đã biết chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”…
  • Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn.

1.4 Thính giác của bé

  • Cơ quan thính giác đang trong quá trình hoàn thiện, bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần.
  • Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé.
  • Bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh.
  • Bé 2 tháng tuổi sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

2.1 Cho bé bú theo yêu cầu

  • Vào tháng thứ 2, thời gian bú của bé sẽ dài hơn so với lúc mới sinh.
  • Bé cũng cần bú nhiều cữ hơn, nên mẹ nên tăng cường cữ bú cho trẻ và cho trẻ bú cả 2 bầu ngực.
  • Hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa bình trong những trường hợp cần thiết.
  • Mẹ nên cho bé bú 90-120ml/lần, một ngày khoảng 5 lần.
  • Mẹ hãy cố gắng xác định nhu cầu bú sữa của bé và cho con ăn bất cứ khi nào thấy bé khóc.
  • Mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đủ chất của mình, luôn duy trì việc uống sữa, đủ nước, cân bằng rau xanh, tinh bột, đạm, chất béo để đảm bảo nguồn sữa dồi dào đủ chất cho con.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

2.2 Chăm sóc qua giấc ngủ của trẻ

  • Bé sẽ ngủ ít hơn so với lúc mới sinh, thông thường bé ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày.
  • Bé có thể ngủ một giấc ngắn khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày và 1 giấc dài từ 9-12 tiếng vào ban đêm.
  • Con có thể ngủ bất cứ lúc nào (từ 1-3 giờ) trong ngày, có dấu mệt mỏi 30 phút -1 giờ sau khi bú.
  • Mẹ cũng có thể điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng con nếu đã quen với thời gian và thời điểm mà bé ngủ.
  • Đây là thời điểm tốt nhất để mẹ đặt con lên giường để đi ngủ, bé cũng có thể tự ru mình ngủ, nên mẹ hãy tập cho bé tự ngủ nhé.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

2.3 Tiêm phòng cho bé

Trong cách chăm sóc bé 2 tháng tuổi , tiêm phòng cho con cũng là một phần rất quan trọng bố mẹ cần lưu ý kỹ, cụ thể:

  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để giúp bé thoát khỏi những căn bệnh nguy hiểm.  
  • Đây là thời điểm nhạy cảm con bạn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm các loại virut khác nên cần phải tiêm phòng.
  • Hãy lên lịch hẹn bác sĩ để tiêm đủ lượng vắc-xin cần thiết cho trẻ vào thời gian này nhé.
  • Sổ tiêm phòng sẽ giúp mẹ ghi nhớ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé.
  • Mẹ cần cho bé tiêm vắc-xin 5 trong 1 (hoặc 6 trong 1), vắc-xin phòng bệnh bại liệt và vắc-xin phòng bệnh viêm gan B.
  • Mẹ cho bé uống vắc xin Rota vào thời điểm này.
  • Mẹ cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé cũng như theo dõi hoạt động tiêu hóa của trẻ như thế nào.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

2.4 Massage cho bé

  • Massage để bé tăng cường hệ miễn dịch, thư giãn, tiêu hóa tốt và dễ ngủ.
  • Mẹ có thể massage cho bé hằng ngày bằng những động tác đơn giản như lăn nhẹ hai cánh tay, xoa bóp hai bắp chân, xoáy vòng tròn hai má bé,…
  • Massage còn là hoạt động mang lại sự yêu thương cho trẻ thông qua việc được ba mẹ chạm vào làn da, xoa bóp khắp cơ thể bé.
  • Giữ căn phòng ấm áp khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác massage cho bé.
  • Âm nhạc và ánh sáng nhạt sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong quá trình massage cho bé.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh – Ba mẹ không nên coi thường

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

2.5 Giao tiếp cùng bé

  • Mẹ nên trò chuyện, chơi đùa cùng bé nhiều trong thời gian này, giúp các giác quan của bé phát triển toàn diện.
  • Mẹ nên kể chuyện cho bé nghe, có thể là những câu chuyện diễn ra hằng ngày trong gia đình hay những câu chuyện cổ tích.
  • Mẹ nên chú ý điều tiết âm vực giọng nói của mình lên xuống nhịp nhàng khi nói chuyện với bé. Bắt đầu từ giọng nói nhỏ nhẹ, sau đó lên cao hơn.
  • Mẹ có thể ngân nga những bài hát, bài ca dao có nhịp điệu vui vẻ sẽ khiến bé thích thú và tập trung.
  • Các âm thanh như “ê ê…” “a a…” chính là câu trả lời bé dành cho câu chuyện của mẹ. Bố mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi thấy sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi .
  • Tăng cường giao tiếp mắt với bé khi nói chuyện, kể chuyện, hát ru,…
  • Nếu bé không có phản ứng gì khi mẹ kể chuyện, hay ánh mắt bé không nhìn vào những vật dụng xung quanh thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

2.6 Những trò chơi giúp trẻ phát triển

Khi có con nhất là có con 0-12 tháng tuổi và là lần đầu làm bố mẹ, việc chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế cùng sự háo hức vì có con khiến nhiều bố mẹ không kịp thu nạp hết những điều quan trọng để chăm sóc trẻ đúng cách. Nhất là trong việc chơi cùng trẻ, hay mua đồ chơi cho con. Nhiều ông bố bà mẹ thường thích mua nhiều đồ chơi cho bé, mà không cần có chọn lọc. Bên cạnh đó, việc giao tiếp với con cũng chưa tận dụng được hết những cơ hội tuyệt vời trong tiếp xúc, để mang lại những lợi ích nhất định trong việc chăm sóc và dạy con ngay từ độ tuổi rất nhỏ này. Dù con còn nhỏ, nhưng con cũng nhận thức được những điều nhất định ở thế giới xung quanh.

Để những trò chơi và đồ chơi góp phần giúp bé phát triển tốt ngay từ giai đoạn sớm này, bố mẹ hãy lưu ý những điểm sau nhé: 

  • Không khí trong lành ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và kích thích trí não bé phát triển tốt.
  • Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé.
  • Đu đưa 1 đồ chơi sáng màu trước mặt bé khoảng 10cm.
  • Nói với bé bạn đang làm gì.
  • Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai.
  • Hãy đáp trả lại bé bằng cách nói chuyện nhiều hơn, cười và có những biểu cảm gương mặt để bé có thể nhận biết.
  • Hãy tập cho bé các vận động của tay và chân. Thường hay giơ tay và chân lên trên khi nằm ngửa.
  • Hãy thường xuyên đưa một vài món đồ chơi nhỏ dễ cầm đưa cho bé.
  • Các mẹ có thể treo những món đồ chơi khác nhau trên đầu giường để trẻ dễ quan sát hơn.
  • Mẹ nên chọn những món đồ chơi có nhiều màu sắc và những món đồ chơi phát ra âm thanh khác nhau sẽ giúp bé được luyện tập các giác quan cho bé.
  • Hãy đảm bảo rằng bạn có những đồ chơi nho nhỏ nhưng an toàn để bé có thể tự chơi một mình được.
  • Trang trí phòng bé nhiều màu sắc, hình vẽ sinh động.
  • Đồ chơi bé có thể cầm nắm được giúp con phát triển thể chất, cử động của đôi bàn tay cho thuần thục và khéo léo hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

3. Những điều cần tránh cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

  • Tránh những con thú cưng mà mẹ đang nuôi.
  • Không nên để bé ở những nơi không quan sát được hoặc không an toàn.
  • Khi chăm sóc bé sau sinh , mẹ nhất định không nên để bé nằm một mình, không cho trẻ tiếp xúc với các vật nhọn, đồ chơi nguy hiểm hay để chúng gần con, vì chúng có thể gây hại cho con bạn bất kỳ lúc nào.
  • Mẹ nên tránh các tác động mạnh lên bé.
  • Ánh sáng mạnh từ Mặt Trời, từ ánh đèn không được chiếu trực tiếp vào mắt bé.
  • Các âm thanh có cường độ lớn cần hạn chế.
  • Mẹ cũng nên tránh những loại thức ăn cay, nóng để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ.
  • Tránh để những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ ở gần giường trẻ: nước nóng, bình, ly thủy tinh, điện thoại sạc pin…
  • Tránh cho bé uống sữa bò, uống những loại nước trà, nước có ga…
  • Không được cho bé uống thuốc với nước trà, để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Tuyệt đối tránh đặt những loại thức ăn nóng, nước nóng… gần bé.

Những dấu hiệu chậm phát triển xuất hiện mẹ nên cho bé đến bác sĩ :

  • Vẫn không thể dùng mắt dõi theo những vật di động trong tầm nhìn.
  • Cơ thể quá mềm hoặc quá cứng.
  • Không có phản ứng đối với những âm thanh lớn.
  • Nghe giọng của mẹ mà vẫn không cười.
  • Khi bế bé ở tư thế nằm ngửa, đầu của bé vẫn không ngóc lên.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

4. Các bệnh thường gặp ở rẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

4.1 Nôn trớ

  • Trong thời gian này, dạ dày của trẻ còn đang nằm ngang, cơ thắt tâm vi còn yếu chưa ổn định do đó bé dễ bị nôn trớ.
  • Khi trẻ bú xong thì nên bế bé lên khoảng từ 15 – 20 phút sau đó mới cho bé nằm, cũng không nên cho bé bú quá no, cứ khoảng 1 – 2 tiếng mẹ cho con bú 1 lần với lượng vừa phải.
  • Trường hợp trẻ bị nôn trớ kèm theo nóng sốt, tiêu chảy, sổ mũi, phát ban… thì mẹ cần phải lưu ý.

4.2 Táo bón

  • Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ men tiêu hóa chưa được hình thành một cách đầy đủ, nên rất dễ xảy ra tình trạng táo bón.
  • Mẹ nên tăng cường cho bé bú nhằm vừa tăng dinh dưỡng, lại vừa có thể tăng lượng nước cho bé, cũng là tăng lượng phân của bé, giúp kích thích nhu động ruột làm phân di chuyển nhanh hơn, để bé 2 tháng tuổi bị táo bón dễ đi ngoài hơn.
  • Trong trường hợp 3 – 4 ngày mà bé chưa đi ị được mẹ cần phải lưu ý, hỏi ý kiến bác sĩ, nhân viên y tế để tìm giải pháp giúp con ị được tránh gây khó chịu cho bụng con do táo bón.

4.3 Các bệnh ngoài da

  • Đây là tình trạng da bị mẩn đỏ, dị ứng, chàm sữa, rôm sảy… rất thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi.
  • Các bệnh ngoài da ở trẻ thường xuất hiện vào mùa hè, bởi khi đó thời tiết nóng nực, ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Mẹ cần làm đó là vệ sinh sạch sẽ cho bé, có thể sử dụng bài thuốc dân gian như đun nước lá khế, nước mướp đắng, nhọ nồi… để tắm cho bé.

4.4 Tiêu chảy

  • Bé có thể bị nóng trong người, cũng có khả năng đường ruột của bé bị kích thích, lượng đường trong sữa chưa tiêu hóa được.
  • Nguyên nhân khác là do mẹ cho con uống thuốc không đúng, không theo toa, không có chỉ dẫn của bác sỹ, hoặc uống không đúng liều lượng đã được chỉ định.
  • Mẹ cần cân bằng lại bữa ăn, bổ sung thêm sữa chua, rau củ quả; không nên ăn đồ nhiều chất béo, dầu mỡ và thức ăn nhanh để khi bé bú sữa mẹ không bị tiêu chảy, tránh được cả tình trạng trẻ 2 tháng đi ngoài có bọt – một tình trạng cũng rất thường gặp.

4.5 Trẻ bị ho

  • Trẻ 2 tháng tuổi bị ho là do hệ miễn dịch cũng như hệ hô hấp của các bé còn rất yếu và không đủ khả năng để chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi-rút gây bệnh.
  • Mẹ có thể sử dụng các liều thuốc dân gian như: Dùng gừng và muối pha nước cho bé ngâm chân, Sử dụng lá hẹ pha với đường phèn,…
  • Mẹ không được để bé tiếp xúc với khói bụi mà đặc biệt là khói thuốc lá vì nó rất có hại cho hệ hô hấp của bé.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

5. Những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

  • Bé 2 tháng tuổi nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đó là cách chăm sóc bé tốt nhất .
  • Mẹ nên cho bé ở nơi cách âm tốt, sự yên tĩnh sẽ tốt cho giấc ngủ của bé.
  • Mẹ không nên ăn kiêng, tránh việc mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Cha mẹ hãy cho bé bú để đáp ứng nhu cầu ăn sữa của con.
  • Hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc để cơ thể phát triển tốt.
  • Khi thấy trẻ khóc , cha mẹ hãy dỗ dành để bé biết mình được quan tâm.
  • Hãy trông chừng và ôm trẻ khi bé giật mình.
  • Thường xuyên vệ sinh, quét dọn để đảm bảo khu vực xung quanh trẻ không sót lại những độ vật góc cạnh gây nguy hiểm.
  • Cha mẹ chú ý giữ gìn môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, ngăn nắp để cơ thể trẻ không bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập.
  • Việc tắm rửa, vệ sinh cho trẻ cũng nên thực hiện thường xuyên.
  • Trong thời gian bé ngủ, mẹ cũng cần loại bỏ bớt gối, chăn bông dày ra khỏi giường. Điều này gây nguy hiểm cho trẻ và dễ khiến bé ngạt thở trong lúc ngủ.
  • Hãy đưa trẻ sơ sinh đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ.
  • Khi bé có những triệu chứng gì bất thường mẹ nên đưa bé đến bác sĩ.
  • Tránh đọc những thông tin sai lệch do những nguồn tham khảo không đáng tin cậy trên Intrenet cung cấp.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn khoa học và đầy đủ nhất

>>>>>Xem thêm: Giúp bé tập nói bằng cách trò chuyện với con hàng ngày

Đến đây, Blogtretho.edu.vn tin chắc rằng qua bài viết này bạn sẽ biết được những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn và khoa học là như thế nào. Mong rằng các bố mẹ sẽ áp dụng được trong việc chăm sóc bé yêu của mình, giúp bé yêu khỏe mạnh, phát triển một cách toàn diện các mẹ nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *