Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi như thế nào mẹ đã thực sự nắm rõ? 2 tháng tuổi là khoảng thời gian khi trẻ có nhiều thay đổi quan trọng. Bước vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu có sự phát triển các giác quan mạnh mẽ. Ngoài việc giao tiếp với con, chăm con ngủ và cho bú sữa, mẹ nên lưu ý thêm một số điều cần thiết trong cách chăm sóc bé sơ sinh hàng ngày, để giúp con phát triển tốt hơn. Vậy cụ thể cần lưu ý hay ghi nhớ những gì, mời mẹ cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo qua nội dung sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi và những điều mẹ cần ghi nhớ
Contents
1. Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi từ việc cho bé ăn
Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi trước hết nên đề cập là việc cho bé ăn. 2 tháng tuổi, bé sẽ có biểu hiện đòi bú nhiều hơn tháng đầu tiên. Mẹ nên chiều theo ý bé, cho bé ăn khi bé muốn. Có thể bé sẽ cần cho bú và chăm sóc nhiều hơn vào ban đêm. Điều này sẽ khiến mẹ phải thường xuyên thức, nhưng hãy kiên nhẫn mẹ nhé.
Trong giai đoạn này, các bé cũng vẫn ngủ rất nhiều nên việc cho bú cách nhau với khoảng thời gian dài hơn, cũng là cơ hội cho mẹ ngủ bù, lấy lại sức sau những tuần đầu tiên mệt mỏi vì chăm bé chưa quen.
2. Giúp bé có giấc ngủ ngon hơn
Bé có thể ngủ bất cứ thời điểm nào, mỗi giấc ngủ của bé kéo dài từ 1 – 3 tiếng. Nếu để ý quan sát các mẹ sẽ thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút – 60 phút sau khi ăn và đây là thời điểm thích hợp cho bé ngủ. Mẹ đừng quên việc hát ru khi cho bé ngủ nhé, vì đây cũng là một trong những bí quyết hay trong việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi tuyệt vời đấy!
3. Tiêm phòng vắc xin cần thiết cho trẻ
Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, tiêm phòng vắc-xin cho bé cũng là việc phải tuân thủ. Mẹ nên đánh dấu ngày đưa trẻ đi tiêm trong lịch hoặc nhật ký khi con bước qua tháng thứ hai. Việc đánh dấu giúp các mẹ có thể nhớ lịch tiêm nhắc lại cho bé. Các trung tâm y tế thường tiêm phòng miễn phí theo lịch tiêm chủng quốc gia vào một ngày nhất định của tháng, mẹ có thể đưa bé đến đó. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể đưa bé đến các bệnh viện lớn để chích ngừa nếu cần.
Tìm hiểu thêm: Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa hay không?
4. Những lưu ý hằng ngày trong cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi
Cho đến 6 tháng tuổi, nguồn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho các bé. Mẹ nên tập trung dinh dưỡng cho mình, để có nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất cần thiết cho con. 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, nên mẹ cần lưu ý không cho bé uống nước nhiều hay nước hoa quả, vì điều này không cần thiết còn có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa của bé. Nếu cảm thấy con khát, hãy cho con bú nhé.
2 tháng tuổi cũng là thời điểm quan trọng, lúc bé bắt đầu có sự phát triển về thính giác và thị giác. Bé rất nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh xung quanh mình. Mẹ hãy hỗ trợ cho quá trình phát triển đó của bé nhé. Mẹ có thể tiến hành những kích thích mọi cảm giác cho con như: cho bé nghe nhạc, trò chuyện con, cho bé chơi với đồ vật treo trước mặt bé,…
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
5. Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc
Bé sinh ra sau một, hai ngày đã có khả năng phân biệt mùi vị. Vì thế, cho bé uống thuốc là việc khiến cho các mẹ đau đầu. Do đó, ở 2 tháng tuổi, nếu ở một số trường hợp bé buộc phải uống thuốc, khi pha thuốc cho bé, mẹ nên nghiền mịn nhỏ thuốc ra, khuấy đều bằng nước ấm, sau đó mới cho bé uống.
Cách uống thuốc tốt nhất là mẹ bế bé ở tư thế nửa nằm, tránh để nước thuốc rơi vào khí quản. Nếu bé khóc gào không chịu uống, đành phải ép bé uống bằng cách một người cố định đầu bé, một người giữ chặt cằm của bé, tay kia cầm thìa nhỏ, bón từng chút một ở bên khóe miệng bé, đợi bé nuốt hết mới bỏ ra. Không bón thuốc ở giữa miệng bé vì vị giác ở đầu lưỡi là nơi mẩn cảm nhất, bé sẽ không chịu nuốt, càng khóc to và dễ bị sặc thuốc. Mẹ tuyệt đối không nên bịt mũi khi cho bé uống thuốc, vì như vậy sẽ khiến bé bị ngạt thở.
Với cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi mà Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ như trên, hẳn các mẹ có thể ghi nhớ ngay. Cũng như qua những lưu ý này, mẹ có cách chăm sóc bé yêu tốt hơn và ngày một hoàn thiện hơn. Chăm con sau khi sinh rất vất vả, nhưng đây cũng là niềm hạnh phúc vô bờ. Chúc cả mẹ và bé luôn khỏe, bé của mẹ thật nhanh lớn và ngày càng thêm đáng yêu mẹ nhé.
Ngọc Huyền tổng hợp