Cách chăm sóc bé 6 tháng tuổi như thế nào là một trong những câu hỏi rất cần thiết phải bàn đến, với mọi bố mẹ đang chăm con gần đến độ tuổi này? Ở giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi là thời gian đánh dấu những chuyển biến rõ nét của trẻ về trí tuệ lẫn thể chất. Cũng vào thời điểm này, hầu hết các bé đều được thưởng thức những bữa ăn dặm đầu tiên, cân nặng cũng bắt đầu tăng trưởng gấp đôi so với lúc mới sinh. Với những dấu mốc quan trọng này, mẹ cần lưu ý gì để chăm sóc bé tốt hơn? Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc bé 6 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ
Contents
1. Mẹ cần nắm đặc điểm nổi bật của trẻ 6 tháng tuổi
Một trong những đặc điểm nổi bật đầu tiên cần nói về đó là thời điểm con đã có thể bắt đầu ăn dặm. 6 tháng tuổi, hệ cơ xương của con đã phát triển hơn, đa phần các bé có thể ngồi vững và đây là điều kiện để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm, để con bắt làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Thời kỳ này mẹ hãy giao tiếp với con nhiều hơn, tạo thói quen trò chuyện với bé mỗi ngày. Con rất chăm chú nếu được nhìn ngắm mặt, ánh mắt, cử động miệng của mẹ khi nói chuyện. Con thích “ê a” tán thưởng nếu bạn hỏi chuyện bé. Cách chăm sóc bé 6 tháng tuổi này sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ cho bé, tích lũy vốn từ cho tương lai.
Ở thời điểm 6 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên của bé đã mọc. Bé có thể bị sốt khi mọc răng, hoặc cảm thấy khó chịu vì đau. Mẹ hãy quan sát kỹ để chăm sóc bé đúng cách. Nếu gặp những bất thường nào liên quan đến sức khỏe răng miệng của bé, mẹ hãy mang đi bác sỹ ngay.
Tháng thứ 6 bé biết nắm, giật nếu có đồ chơi gần con hãy mua cho con một số loại đồ chơi phù hợp, đặc biệt loại có hình khối và sách ảnh, tốt cho sự phát triển tư duy của bé. Bé cũng có thể tự ngồi chơi và chơi theo cách riêng của mình, mẹ hãy tôn trọng và đừng can thiệp quá sâu nhé.
Sự tập trung của bé đang quá trình phát triển. Bé sẽ chú ý đến mẹ một cách chăm chú khi mẹ thể hiện sự âu yếm. Bé cũng sẽ chờ đợi để được mẹ ôm ấp vỗ về trước giờ ngủ. Vì vậy, mẹ có thể chọn bài hát ngắn làm giai điệu hát ru con, chắc chắn con sẽ rất thích.
2. Cách chăm sóc bé 6 tháng tuổi phù hợp
Từ việc nắm bắt các điểm nổi bật trên, mẹ sẽ thêm có cơ sở để chọn cách chăm sóc bé cho phù hợp và cụ thể hơn.
2.1 Dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính dù mẹ đã bắt đầu tập cho trẻ làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Mẹ vẫn nên duy trì các cữ bú, thậm chí tăng cữ bú nếu nhu cầu của con tăng. Hãy bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bản thân, để mẹ có nguồn sữa chất lượng dồi dào cho con.
Bữa ăn dặm ở thời điểm khởi đầu này là 1 bữa/ ngày. Mẹ có thể cho bé ăn vào giữa ngày. Mẹ chọn những loại rau củ quả thích hợp với hệ tiêu hóa của bé ở độ tuổi 6 tháng. Lượng thức ăn có thể từ 30-60g/ bữa và tăng 60-80g/ bữa khi con đã quen. Vì ở giai đoạn khởi đầu, nên mẹ cũng chú ý nên chế biến thức ăn nhuyễn mịn cho bé. Tuyệt đối không sử dụng gia vị khi con vẫn dưới 1 tuổi.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cũng cần phải phong phú, sau khi con đã tập làm quen được các loại thực phẩm phù hợp. Vì, sự phong phú đa dạng trong thức ăn không chỉ cung cấp cho con nhiều dưỡng chất, mà còn giúp bé phát triển vị giác rất tốt.
2.2 Giấc ngủ của bé
Thời kì này bé vẫn sẽ cần 3 giấc ngủ vào ban ngày kéo dài từ 1 – 3 tiếng. Bé đã bắt đầu ngủ sâu gấc hơn vào ban đêm từ 8 – 10 tiếng. Các mẹ cũng sẽ nhàn hơn khi không phải thức đêm cùng con như những tháng trước đó nữa.
Mẹ hãy bảo đảm không gian ngủ cho bé an toàn và thoáng mát, tránh tiếng ồn và ánh sáng quá mức để giấc ngủ của con sâu và ngon hơn.
2.3 Phát triển tư duy và ngôn ngữ
Như đã đề cập ở trên về đặc điểm nổi trội trong sự phát triển của bé 6 tháng tuổi, lúc này con chú ý nhiều hơn đến các vật dụng xung quanh mình. Con có thể tập trung vào đồ chơi mà con thích, quyển sách mà con ấn tượng hoặc một sự việc nào đó diễn ra trước mắt khiến con thích thú. Con cũng thể hiện ý kiến riêng của mình trước mỗi sự việc như vậy. Ví dụ mẹ có thể hướng dẫn con chơi một món đồ chơi nào đó, song, khi mẹ buông tay ra, con có thể chơi theo cách của mình ngay sau đó. Trong những trường hợp này, mẹ hãy tôn trọng bé, để bé được chơi theo cách của mình và đừng ép con phải làm đúng theo ý mẹ, mẹ nhé.
Mẹ hãy chọn những món đồ chơi khiến bé phải tư duy phù hợp độ tuổi con, chắc chắn điều này rất có lợi cho bé. Con sẽ khám phá tìm tòi qua các món đồ chơi như thế. Cũng chính nhờ đó, nhận diện sự việc của con sẽ trở nên tinh tế hơn về sau.
Con cũng chú ý hơn đến âm thanh chung quanh, những câu chuyện mẹ kể, những quyển sách mẹ đọc dù chưa hiểu gì. Con quan sát rất kỹ những từ ngữ mà mẹ nói, những ngữ điệu khi mẹ kể chuyện để bắt chước, ghi nhớ và cảm nhận. Vì vậy, khi nói chuyện cùng bé, khi kể chuyện bé nghe, mẹ hãy nói chậm, rõ ràng, mở rộng khẩu hình, diễn tả ngữ điệu trầm bổng, để con quan sát chính xác và tốt hơn, để con lắng nghe, tiếp nhận. Đây là sự tích lũy rất tốt, giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ sau này.
Tìm hiểu thêm: Bé bị nổi mụn nước là triệu chứng của bệnh gì?
2.4 Hành vi ứng xử
Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi ở thời điểm 6 tháng tuổi, nếu để ý kỹ, mẹ sẽ thấy hành vi ứng xử của con bắt đầu rõ nét hơn. Con có thể bắt chước hành động của bố mẹ với những hành động đơn giản dễ thực hiện. Chẳng hạn, mẹ cười hay nheo mắt và yêu cầu con làm theo, có thể con sẽ bắt chước được.
Trẻ cũng có thể tỏ thái độ không hưởng ứng nếu mẹ yêu cầu con lặp đi lại một hành động nào đó mà con không thích. Hoặc con có thể thể hiện trạng thái sợ hãi khi mẹ tỏ thái độ giận hờn, hoặc bố giả bộ quát to.
Bé có thể tỏ ra cáu giận, thậm chí khóc lóc nếu không đồng ý một điều gì đó, chẳng hạn mẹ “tịch thu” một món đồ chơi mà con đang tích cực cho vào miệng “gặm nhấm”. Hoặc, mẹ cố cất đi một quyển sách mà con đang tích cực “lật tới lật lui” những trang sách mà con ấn tượng thích thú.
Hãy luôn nhớ rằng trẻ từ 6 tháng tuổi đã rất chú ý quan sát hành vi ứng xử của bố mẹ, vì vậy, bố mẹ cần lưu ý hành vi ứng xử của mình, để đảm bảo con học được những điều tốt và tích cực nhất, ngay từ những bài học đầu tiên của bé.
3. Một số lưu ý khác trong cách chăm sóc bé 6 tháng tuổi
Ngoài những điều cơ bản đã đề cập trong cách chăm sóc bé 6 tháng tuổi , còn nhiều lưu ý cần thiết khác mà bố mẹ không nên bỏ qua. Giai đoạn bé 6 tháng tuổi, bé bắt đầu trở nên hiếu động và thích những bộ quần áo thoải mái. Hãy lựa chọn loại vải mềm để không chà xát cơ thể bé khi cử động. Những bộ đồ rộng rãi, co giãn và dễ thở sẽ cho bé nhiều không gian để vận động hơn.
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-6 tháng tuổi trong tiêm chủng dịch vụ
Hãy luôn chú ý không gian chung quanh bé, để bảo đảm không có đồ vật dễ gây nguy hiểm cho con. Vì bố mẹ không thể biết chắc, khi nào thì bé kịp vớ lấy vật dụng nào đó ngay tầm tay mình. Bố mẹ cũng cần lưu tâm đến sàn nhà, những góc cạnh giường tủ ngay khu vực bé chơi đùa, để chắc chắn rằng con không bị thương khi chẳng may té ngã lúc ngồi chơi.
Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần nắm đặc điểm trong sự phát triển của con, để chọn cách chăm sóc sao cho phù hợp. 6 tháng tuổi cũng thế, đặc biệt giai đoạn này có nhiều dấu mốc quan trọng như đã đề cập, nên cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi càng phải được bố mẹ lưu ý nhiều hơn. Hy vọng rằng một số thông tin hữu ích đề cập trong bài viết, phần nào giúp bố mẹ trang bị thêm những kinh nghiệm, cùng lưu ý cần thiết, để chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi nhà mình được tốt hơn.
Ngọc Huyền tổng hợp