Các thay đổi ở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ

Rate this post

Cổ tử cung nối tử cung với âm đạo và được đóng kín bởi một nút nhầy để bảo đảm an toàn, vô trùng cho thai nhi. Đây là cơ quan có nhiều thay đổi nhất trong cơ thể mẹ bầu để chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

Bạn đang đọc: Các thay đổi ở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ

  • Độ xóa cổ tử cung và vai trò của nó đối với việc chuyển dạ

Sự thay đổi ở cổ tử cung để chuẩn bị cho việc sinh nở được gọi là sự xóa mở cổ tử cung.

Diễn tiến sự xoá mở cổ tử cung

Thành lập đoạn dưới

Đoạn dưới được thành lập do eo tử cung kéo dài, giãn rộng và tăng kích thước lên. Đoạn dưới biến eo tử cung từ 2-3cm cao lên khoảng 10cm giúp cho việc xóa mở tử cung diễn ra nhanh chóng hơn.

Các thay đổi ở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ

Diễn tiến độ xóa mở tử cung khi mẹ chuyển dạ

Xóa

Bình thường cổ tử cung là một ống có dạng hình trụ với một đầu được gọi là lỗ trong tử cung tiếp xúc với tử cung và đầu còn lại gọi là lỗ ngoài tử cung tiếp xúc với âm đạo. Xóa xảy ra khi đường kính của cổ tử cung trong rộng dần dù lỗ ngoài tử cung chưa thay đổi, lúc này cổ tử cung trở thành hình chóp cụt. Khi cổ trong tử cung giãn chạm với cổ ngoài tử cung thì việc xóa cổ tử cung hoàn tất và hình thành nên ống cổ – đoạn dưới.

Mở

Khi lỗ ngoài cổ tử cung bắt đầu giãn rộng thì quá trình mở bắt đầu. Khi mở hết, tử cung thông thẳng với âm đạo tạo nên ống đẻ với ba thành phần đặt sát nhau là ống cổ – đoạn dưới – âm đạo.

Xảy ra quá trình chuyển dạ

Khi quá trình mở hoàn tất chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ nhận được áp lực từ các cơn co bóp từ tử cung để mỏng dần đi và mở rộng ra giúp bé dễ dàng ra ngoài hơn. Lúc này cổ tử cung được nhận nhiều nước và máu hơn, thay đổi màu sắc và trở nên mềm hơn.

Cổ tử cung sẽ trở nên mỏng dần và thu ngắn lại gần như biến mất cho biết thời điểm sinh nở đến. Lúc này cổ tử cung sẽ giãn mở rộng 10cm để em bé có thể ra khỏi tử cung đi ra âm đạo.

Trong giai đoạn chuyển dạ sớm, tử cung mở 0-3cm. Đến giai đoạn chuyển dạ tích cực, tử cung mở 4-7 cm. Trong giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp, cổ tử cung mở 8-10cm. Và khi khi tử cung mở được 10cm mẹ rặn đẻ đẩy bé ra ngoài.

Thời gian quá trình mở cổ tử cung không đồng đều nhau. Giai đoạn đầu mất khoảng 10 giờ đồng hồ, giai đoạn sau mất khoảng 5 giờ đồng hồ. Tùy vào cơ thể mẹ việc này có thể nhanh hoặc chậm hơn 1 giờ đồng hồ nhé. Trung bình khoảng mất khoảng 1 giờ để cổ tử cung mở được 1cm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xóa mở cổ tử cung: Tình trạng đầu ối đè vào cổ tử cung ít hay nhiều. Các cơn co thắt của mẹ bầu có đủ mạnh và đều đặn hay không. Cuối cùng, tình trạng cổ tử cung của riêng mẹ bầu, ví dụ như chúng có dày, cứng hay có sẹo xơ cũ không…

Thường ở mẹ bầu sinh nở lần đầu tiênsẽ mất nhiều thời gian xóa mở cổ tử cung hơn mẹ sinh con thứ hai, thứ ba.

Một số biến chứng liên quan đến cổ tử cung khi chuyển dạ

Nếu cổ tử cung của mẹ bầu ngắn hơn 3cm, mẹ bầu có thể bị thiểu năng cổ tử cung, điều này khiến cho mẹ khó giữ thai và gây ra nguy cơ sinh non cao.

Hiện tượng thiểu năng cổ tử cung cũng được xác định khi cổ tử cung ngắn lại mà không có sự tác động của các cơn co thắt chuyển dạ.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các thay đổi ở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ

>>>>>Xem thêm: Phát hiện 2 vạch mẹ cần làm ngay 10 việc sau để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh

Cổ tử cung mở 10cm thì mẹ sẵn sàng để rặn em bé ra ngoài nhé .

Thường mẹ bầu sẽ được chỉ định khâu cổ tử cung trong trường hợp thiểu năng cổ tử cung để giữ thai. Nhưng tỉ lệ này rất thấp chỉ 1% các mẹ bầu.

Nếu mẹ bầu bị mang thai hẹp, nghĩa là cổ tử cung không thay đổi giãn mở để bé có thể ra ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình trạng nhiễm trùng, di chứng phẫu thuật hoặc gen di truyền. Cách xử lý lúc này là chỉ định mổ cho mẹ bầu.

Cách để mẹ bầu thư giãn để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi

– Lắng nghe cơ thể một cách cẩn thận và cảm nhận các thay đổi của nó. Nếu có gì bất thường, ví dụ như các cơn gò xáo trộn hoặc không xuất hiện, hãy báo với bác sĩ.

– Tĩnh tâm và để cho đầu óc thật thư giãn, đừng căng thẳng mẹ bầu nhé, sinh nở là một điều tự nhiên.

– Đừng la hét khi cơn chuyển dạ quá đau, nó khiến mẹ mất sức và em bé ngừng thở. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn cho cách cải thiện.

– Mẹ nên hít thở sâu khi rặn đẻ để cung cấp cho cơ thể đủ lượng oxy cần thiết. Cách này cũng khiến cho mẹ bầu trở nên bình tĩnh hơn đấy…

Chúc quá trình vượt cạn của mẹ diễn ra suông sẻ, chúc mẹ tròn con vuông!

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng sản phụ trong quá trình chuyển dạ
  • 7 điều mẹ nên biết để tránh hoang mang khi chuyển dạ
  • Liệt kê 8 nguyên nhân khiến sản phụ chuyển dạ kéo dài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *