Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ hình dung được quá trình lớn lên của bé qua từng tháng tuổi. Đây cũng là căn cứ để mẹ có thể biết được những sự thay đổi của bé, để có biện pháp chăm sóc hợp lý hơn.
Bạn đang đọc: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh mẹ cần ghi nhớ
Là cha mẹ ai cũng mong muốn con mình có đủ sức khỏe về thể chất và trí tuệ. Do đó theo dõi các mốc phát triển của trẻ sơ sinh là một việc làm cần thiết.
Contents
- 1 1. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên
- 2 2. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 6 -12 tháng
- 3 Sự phát triển của bé 10 tháng tuổi với những tiến bộ mẹ nên biết
- 4 Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh bố mẹ cần biết để chăm sóc bé chu đáo
- 5 Sự phát triển của trẻ và 6 cảm nhận khó chịu bố mẹ nào cũng trải qua
- 6 Cách chơi với trẻ sơ sinh giúp bé phát triển trí tuệ và thể chất
- 7 Top 10 kem chống nắng cho bé an toàn, tốt nhất hiện nay
- 8 Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
- 9 Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
- 10 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 11 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 12 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 13 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 14 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 15 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 16 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 17 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 18 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
1. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên
1.1 Khi bé sơ sinh được 1 tháng tuổi
Cột mốc đầu tiên đó chính là khi bé được 1 tháng tuổi. Đây là lúc bé vừa rời khỏi bụng mẹ và đang tập làm quen với cuộc sống mới. Trong tháng tuổi đầu tiên, bé chỉ có thể co duỗi các ngón tay chân và nhận ra giọng nói của mẹ khi ngẩng đầu lên.
Đây là giai đoạn bé bú mẹ nhiều nhất và ngủ thường xuyên. Mẹ nên cho bé bú khoảng 6 lần/ngày. Hoặc có thể tăng lên 12 lần/ ngày với những bé bú mẹ hoàn toàn.
1. 2 Khi trẻ được 2 tháng tuổi
Qua tháng thứ 2, bé đã có thể cười và nhận ra những đồ vật xung quanh mình. Đồng thời bé thích chơi đùa với mẹ mình hơn. Thói quen của những trẻ sơ sinh ở độ tuổi này là thích ngậm, mút ngón tay, cầm chặt đồ chơi trong tay. Và đáng yêu hơn là bé đã có thể tự giữ thăng bằng phần đầu, thích huơ tay chân và miệng có thể phát ra những âm thanh vui nhộn.
Mẹ nên thường xuyên giao tiếp với bé bằng cách trò chuyện, cười đùa cùng con. Bé lúc này cũng đòi hỏi được bú mẹ nhiều hơn nên cứ cách khoảng 5- 6 tiếng mẹ nên cho em bú nhé.
1.3 Sự phát triển của bé khi 3 – 4 tháng
Thật đáng mừng vì trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh thì tháng thứ 3 là tháng mà bé đã có thể lật và “ham chơi” hơn so với trước. Bé thích đòi, cầm nắm các loại đồ chơi và thường xuyên mút ngón tay. Bé biểu lộ các cảm xúc nhiều hơn như khóc, cười, la hét,… Đồng thời đây là giai đoạn bé mọc răng nên mẹ cần chú ý chăm sóc bé tốt hơn để bé không bị ưa sốt và khó chịu.
1.4 Trẻ từ 5 – 6 tháng phát triển thế nào?
Khi được khoảng 5 tháng, bé đã cứng cáp hơn so với lúc ban đầu và nhận thức được nhiều điều hơn. Lúc này bé thích chơi các trò chơi thổi bong bóng nước bọt, đập tay chân liên tục, la hét. Miệng bé đã bập bẹ được những từ đầu tiên để gọi tên bố mẹ. Cũng ở cột mốc này, trẻ sơ sinh đã có thể biết ngồi và tự bò để di chuyển và chơi đùa.
2. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 6 -12 tháng
2.1 Trẻ sơ sinh 7 tháng
Với các kĩ năng ngồi và bò ở giai đoạn 6 tháng, bé bây giờ đã cứng cáp chắc chắn hơn và có thể nắm chặt các loại đồ chơi. Bé lúc này có xu hướng tập đứng bằng chân của mình. Khoảng thời gian này, bé cũng dần phát âm rõ tiếng hơn và có thể tự tập lắc lư người theo nhạc.
2.2 Bé 8 tháng tuổi thích cầm nắm đồ
Khi 8 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể gọi được bố, mẹ rõ ràng. Bé thích bám vào các đồ vật và tập đứng lên. Cùng với việc bố mẹ tập cho bé ăn dặm , bé cũng muốn được sử dụng các ngón tay của mình để gắp bỏ thức ăn. Khả năng tự vận động và thực hiện của trẻ chắc chắn sẽ khiến cho bố mẹ vui mừng.
2.3 Sự phát triển của bé 9 tháng tuổi
9 tháng tuổi, bé có thể bắt chước ngôn ngữ của người lớn nói chuyện. Tuy nhiên bố mẹ phải là những người “phiên dịch” lại vì bé nói lúc này sẽ không rõ chữ. Bé cũng đã có thể phản ứng lại khi người khác gọi tên của mình và vỗ tay, cười đùa. Khi đã đứng vững, bé có xu hướng đòi đi. Lúc này bé rất cần sự hỗ trợ của bố và mẹ.
2.4 Bé được 10 tháng tuổi
Lúc này bé đã có thể tự đi khắp nhà bằng cách bám vào các đồ vật xung quanh. Bé đã phối hợp được các hoạt động của tay và chân, cầm nắm chắc chắn các đồ vật nhẹ, bò với tốc độ nhanh và đồng thời phát âm rõ hơn với trước.
2.5 Bé từ 11 – 12 tháng tự đi vững hơn
Đây là giai đoạn bé đã quen với cuộc sống và thích giao tiếp với bố mẹ mỗi ngày. Thật đáng yêu khi mẹ thấy con mình đã đi lại được những bước đầu tiên vững chắc. Bé có sở thích bắt chước hành động và những câu nói của mọi người xung quanh.
Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh phản ánh sự nhận thức và hành động của bé để mẹ có thể chăm con tốt hơn. Tương ứng với từng cột mốc, bé có những sự lớn lên nhất định khiến bố mẹ có thể tự hào về con mình hơn.
Hoài Nguyễn tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Sự phát triển của bé 10 tháng tuổi với những tiến bộ mẹ nên biết
Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh bố mẹ cần biết để chăm sóc bé chu đáo
Sự phát triển của trẻ và 6 cảm nhận khó chịu bố mẹ nào cũng trải qua
Cách chơi với trẻ sơ sinh giúp bé phát triển trí tuệ và thể chất
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 10 kem chống nắng cho bé an toàn, tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Trẻ chậm nói mẹ nên làm gì để cải thiện khả năng ngôn ngữ của con?