Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

Rate this post

Các mốc khám thai thực sự rất quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ, để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé được chu đáo. Nhờ đó, mẹ kịp thời phát hiện những điều bất ổn cho mẹ và thai nhi, nhằm có cách sử lý kịp thời, không gây ra những hậu quả đáng tiếc. Hãy cùng tham khảo, ghi chú lại 8 thời điểm khám thai quan trọng như dưới đây các mẹ nhé.

Bạn đang đọc: Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1. Các mốc khám thai quan trọng

1.1 Lần khám thai đầu tiên

  • Đây là thời điểm bạn nên đi khám thai để chắc chắn liệu mình có thai hay không và xác định vị trí làm tổ của phôi thai. Thường thì mẹ nên đi khám vào tuần thứ 5 – 8. Lần đi khám thai này bạn cần trải qua các xét nghiệm sau:
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá xem bạn có bị thừa cân, béo phì hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai nhằm hạn chế các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
  • Đo huyết áp để biết xem bạn có bị huyết áp cao hay không, có nguy cơ bị tiền sản giật không.
  • Thử nước tiểu kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) để biết chắc bạn đang mang thai, phôi thai đang phát triển bình thường.
  • Siêu âm kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra: Kháng thể bệnh sởi, kháng thể bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, nồng độ hemoglobin, yếu tố Rh, nhóm máu,…

Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn những điều cần thiết của những tháng đầu thai kì như :

  • Cho bạn uống bổ sung axit folic nhằm ngăn ngừa tình trạng nứt đốt sống của thai nhi.
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm.
  • Cảnh báo các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc sức khỏe của em bé, chẳng hạn như làm việc trong môi trường độc hại, hút thuốc, sử dụng ma túy và uống rượu, dùng các chất kích thích khác.
  • Tư vấn về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà có thể bạn phải tiến hành trong thai kỳ.

Không những vậy bạn cũng phải cung cấp các thông tin sau để bác sĩ nắm rõ tình hình của bạn trong các giai đoạn tiếp theo:

  • Thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của bạn (đều hay bất thường)
  • Bạn từng bị sẩy thai, sinh non, tiền sản giật hoặc nhiễm trùng ở lần mang thai hay lần sinh trước
  • Bạn đang điều trị một căn bệnh mãn tính, như bệnh đái tháo đường hoặc cao huyết áp
  • Bạn đang dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó. Nếu có thể, hãy mang sổ khám bệnh, toa thuốc hoặc thuốc mà bạn đang uống theo để bác sĩ biết cụ thể
  • Bạn hoặc bất kỳ người thân trong gia đình từng có con bị dị tật bẩm sinh như Down, nứt đốt sống…
  • Bạn hay người thân trong gia đình mắc một căn bệnh di truyền như tế bào hình liềm hoặc xơ nang.

Ở các tuần 7-8. Mẹ bầu đến khám thai sẽ được siêu âm xác định tim thai và chiều dài phôi thai để biết thai có phát triển đúng theo tuổi hay không. Ngoài ra còn khám lâm sàng như: cân nặng, huyết áp xem tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng gi tới sức khỏe mẹ hay không. Siêu âm 2D kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung, kiểm tra tim thai.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1.2 Khám thai vào tuần 11 – 13

  • Đây là giai đoạn khám thai quan trọng nhất. Thời điểm này kết quả khám sàng lọc di tật thai nhi, đo độ mờ da gáy và xét nghiệm doulbe test chính xác, từ đó dự đoán một số dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành… nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Theo như thống kê thì độ dày da gáy từ 3,5 – 4,4mm trẻ có tỉ lệ thường nhiễm sắc thể là 21%, còn khoảng trên hoặc bằng 6,5mm thì thai có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 65%.Bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim của em bé bằng thiết bị cầm tay Doppler.
  • Bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Thalassemia để biết liệu thai nhi có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
  • Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy nhận thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh về di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS) để sớm tìm hiểu về tình trạng của bé.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1.3 Khám thai vào tuần 14 – 27

Đây là giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Được chia thành nhiều giai đoạn như sau:

1.3.1 Từ 14 – 16 tuần

Bạn cần được kiểm tra

  • Cân nặng của bạn.
  • Đo huyết áp.
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập của tim thai.
  • Thử nước tiểu.
  • Siêu âm để theo dõi sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
  • Thử máu: Có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn thử máu để kiểm tra 3 hormone (estriol, B-hCG và alpha fetoprotein tự do). Các mức hormone này cung cấp thông tin về nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, hoặc khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1.3.2 Từ 16 – 24 tuần

Ở thời điểm này bạn sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra như sau :

  • Kiểm tra cân nặng .
  • Đo huyết áp .
  • Khám thai : Kiểm tra nhịp đập tim của thai và đo tử cung tính tuổi thai (bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ đỉnh tử cung đến xương mu của bạn).
  • Thử nước tiểu : Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối.
  • Chọc ối : Nếu các xét nghiệm trước cho biết thai nhi của bạn có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Kết quả chọc ối có thể có sau 24 giờ hoặc đôi khi bạn phải đợi đến 4 tuần.
  • Xét nghiệm Triple test : Đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 đến khi thai 20 tuần trong thai kỳ. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1.4 Từ 24 -27 tuần thai

  • Siêu âm 4D giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương, từ đó có can thiệp kịp thời.
  • Thời gian thích hợp nhất để tiêm phòng uốn ván là mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ, mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi mà chưa đủ 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

Ngoài những bước kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu, khám thai như những tháng ở trên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thêm:

  • Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ : Nhằm kịp thời can thiệp bằng chế độ ăn và tập luyện vận động hoặc hỗ trợ thêm bằng insulin.
  • Xét nghiệm máu để tìm yếu tố Rh âm tính : Nếu xét nghiệm máu cho thấy nhóm máu của bạn có yếu tố này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một xét nghiệm máu khác để kiểm tra xem liệu cơ thể bạn có tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của bé. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể của bạn đang sản xuất kháng thể, thai nhi sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn tiêm globulin miễn nhiễm Rh khi thai 28 tuần để cơ thể bạn không sản xuất kháng thể.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu có nên ăn sầu riêng không?

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1.5 Vào tuần 28 – 36

  • Siêu âm : Nếu kết quả siêu âm cho thấy ngôi thai là ngôi mông, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn xoay ngôi thai theo cách tự nhiên. Đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung để xem bạn có dấu hiệu sắp sinh hay chưa, tránh gây suy thai và ngạt sau đẻ.
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn : Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được tiêm phòng uốn ván cuống rốn sơ sinh (2 mũi cách nhau 1 tháng) để phòng ngừa bệnh uốn ván cho bé.
  • Xét nghiệm Non-stress (NST) : Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm này nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Ở các mốc khám thai quan trọng này, dù có phát hiện dị tật thai nhi không thể sửa chữa thì cũng không thể đình chỉ thai nữa vì thai đẻ ra đã có khả năng sống.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1.7 Vào tuần 36 – 40

  • Đây là lần sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Đặc biệt là ở tuần thai 40 , các bác sĩ giải đáp tất cả các thắc mắc cũng như đưa ra các dự đoán về kì sinh nở của mẹ như sinh thường hay phải mổ đẻ, mẹ nên sinh ở cơ sở y tế nào tùy vào tình hình phát triển của thai nhi.
  • Khoảng 35 – 36 tuần, bạn sẽ được siêu âm màu theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh.
  • Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khoẻ của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

1.8 Vào tuần 40-42

Nếu bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ đợi.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

2. Những lưu ý khi mẹ đi khám thai

  • Hãy tìm kiếm cơ sở y tế tốt với bác sĩ có tay nghề cao để giúp chẩn đoán đúng.
  • Không nên thay đổi nơi khám liên tục bởi bác sĩ sẽ không biết tình trạng trước đó của bạn dẫn đến việc đưa ra phán đoán sai.
  • Trước khi siêu âm, bạn nên uống nước (2–3 ly nước trước khoảng một tiếng) và nhịn tiểu. Lúc đó, bàng quang của bạn sẽ căng ra và việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn.
  • Bạn không nên quá lạm dụng siêu âm, sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng đến thai nhi.

Những thai phụ nào có nguy cơ cao sinh con dị tật

  • Phụ nữ trên 37 tuổi.
  • Môi trường làm việc của cha hoặc mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Trước đó có tiền sử sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
  • Mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới thai trong giai đoạn này…
  • Mẹ không tiêm phòng trước khi mang thai dẫn đến bị nhiễm virut cúm, hoặc không biết mình có thai mà dùng thuốc tùy ý không theo chỉ định của bá sỹ.
  • Tiền sử gia đình nội ngoại có người bị tâm thần hoặc dị tật 1 bộ phận nào đó.

Lợi ích của việc đi khám thai định kỳ

  • Bạn sẽ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các buổi thăm khám định kỳ.
  • Bác sĩ sản khoa biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, từ đó giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai.
  • Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu đi khám mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Bước qua tam cá nguyệt cuối, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, trong suốt thai kỳ, bạn sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai. Nếu từng sinh con, bạn nên khám thai ít nhất khoảng 7 lần.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Giảm ốm nghén cho bà bầu và 3 liệu pháp hiệu quả chị em không nên bỏ qua

Các mốc khám thai khá chi tiết đã được Blogtretho.edu.vn đề cập ở trên đều rất quan trọng. Các bầu hãy tham khảo, ghi nhớ và đi khám thai theo các mốc thai kì ấy. Đi khám thai thường xuyên qua những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ sẽ giúp cho mẹ an tâm hơn, kịp thời phát hiện những điều bất ổn của mẹ và thai nhi, để có hướng giải quyết tốt nhất. Chúc mẹ và bé cùng trải qua thời gian thai kỳ thật khỏe mạnh và thật hạnh phúc nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *