Viêm nướu, khô miệng, mòn răng, u nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, đau lợi hay hơi thở có mùi là những bệnh răng miệng thường gặp ở mẹ bầu. Có khoảng 80% mẹ bầu mắc bệnh về răng miệng trong thai kỳ của mình.
Bạn đang đọc: Các mẹo hay giúp mẹ bầu giảm đau nhức răng
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách khi mang thai
Có khoảng 80% các mẹ bầu mắc bệnh răng miệng trong thai kỳ
Bệnh răng miệng trong thai kỳ khi không được điều trị kịp thời không chỉ biến chứng nặng, gây đau nhức khó chịu mà còn dẫn tới nguy cơ bị sẩy thai, đẻ non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân. Cần chú ý rằng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu mắc bệnh nha chu cao hơn 7 lần so với các bà mẹ không mắc bệnh.
1. Những cách chữa bệnh răng miệng trong thai kỳ an toàn
Theo đó, để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh mẹ nên khám răng miệng trước khi mang thai để điều trị các bệnh về răng nếu có. Tuy vậy, trong thai kỳ dưới sự thay đổi nội tiết tố, không chăm sóc răng kỹ càng, ăn ngọt quá nhiều khiến răng bị đau nhức mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Nước muối ấm
Cách điều trị này đơn giản là pha muối vào nước ấm và ngậm khoảng 30 giây sau đó nhổ nước muối ra ngoài. Muối giúp khử trùng và giảm nhẹ các cơn đau nhức.
Tỏi tươi
Tỏi có tính diệt khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Mẹ bầu giã nát tỏi với một ít muối trắng và đắp lên chỗ đau nhức vài phút sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn và giảm nhẹ cơn đau.
Lá lốt
Alcaloid và tinh dầu có trong lá và thân cây lá lốt. Thành phần của tinh dầu lại giàu beta-caryophylen và benzylacetat, chúng đều là những chất kháng khuẩn rất tốt. Lá lốt còn có mùi thơm, vị cay, giúp cơ thể hạ khí, giảm đau. Mẹ bầu lấy thân, rễ và lá sắc nước đặc, ngậm liền trong vòng 3 ngày có thể giảm trừ chứng đau nhức cho răng.
Lá lốt trị đau nhức cho răng hiệu quả.
Gừng
Gừng có tính kháng viêm cao nên mẹ bầu hãy giã nát chúng rồi bôi lên chỗ đau sẽ giảm đau nhức nhanh chóng.
Nước mía
Các nghiên cứu cho thấy nước mía giúp chống sâu răng và hôi miệng do hàm lượng chất khoáng có trong chúng khá nhiều như canxi, crôm, côban, đồng, magiê, mangan, phốtpho, kali và kẽm, sắt, vitamin A, C, vitamin nhóm B, phytonutrient, chất chống ô-xy hóa, protein và chất xơ hòa tan. Do đó đây là thức uống có lợi cho bệnh răng miệng của mẹ bầu.
Chườm đá
Nước đá gây tê cho các mô và do đó giảm bớt cơn đau, mẹ bầu cũng có thể chườm đá để giảm đau cũng rất hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá dầu gội-dầu xả Avalon Organics của Mỹ chiết xuất từ thiên nhiên dành cho mẹ bầu
Chườm đá là cách giúp mẹ bớt đau răng.
Đinh hương
Đinh hương hoạt động như một loại thuốc giảm đau hiệu quả. Mẹ chỉ cần ép chặt 1 hoặc 2 nhánh đinh hương vào giữa răng và để nước ép chảy vào trong miệng, giữ chúng khoảng 1 giờ các cơn đau sẽ lui đi nhanh chóng.
Nếu không có đinh hương tươi mẹ cũng có thể dùng tinh dầu. Thấm một ít tinh dầu đinh hương lên bông và ngậm chặt vào răng. Tinh dầu đinh hương cũng làm dịu các cơn đau đấy.
Lưu ý:Các biện pháp giảm đau trên chỉ có tác dụng nhất thời. Nếu mẹ bầu đau răng nghiêm trọng mà không có dấu hiệu thuyên giảm nên tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt.
Cách phòng tránh bệnh răng miệng cho mẹ bầu
– Đánh răng ngày 2 lần, nên súc miệng sau bữa ăn để vệ sinh răng miệng. Súc miệng bằng dung dịch muối giúp khử khuẩn và loại bỏ thức ăn bám trong kẽ răng.
– Sau khi nôn, mẹ nên súc miệng với nước sạch để giảm nồng độ axit trong miệng.
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, B12 và canxi để củng cố cho răng. Không nên dùng đồ ăn ngọt quá nhiều và uống nước có ga.
– Nên khám răng vào ba tháng giữa thai kỳ để phát hiện sớm các bệnh về răng và điều trị.
>>>>>Xem thêm: Ăn uống thế nào để cải thiện huyết áp thấp khi mang thai?
Mẹ bầu nên khám răng trước và trong thai kỳ.
– Trong giai đoạn mang thai không nên nhổ răng và tránh xa tia X để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Cách sử dụng nước xúc miệng an toàn cho mẹ bầu
- Kiểm tra răng miệng trước khi mang thai giúp tránh nguy cơ sinh non