Cùng với ốm nghén, hoa mắt, chóng mặt, ù tai cũng là một triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu. Dấu hiệu nhận biết ù tai là mẹ bầu nghe thấy những bất thường trong tai. Một số mẹ bị ù tai trong ba tháng đầu, nhưng cũng có một số mẹ gặp triệu chứng này vào ba tháng cuối.
Bạn đang đọc: Các mẹo đơn giản chữa chứng ù tai khi mang thai
- 10 triệu chứng thai kỳ mẹ bầu nào cũng ghét
1. Nguyên nhân gây ra chứng ù tai khi mang thai
Chứng ù tai thường xuất hiện ở mẹ bầu.
Thính giác là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ù tai như:
– Mẹ bị mắc bệnh viêm tai giữa hay viêm màng nhĩ tai…
– Mẹ bị viêm nhiễm ở vùng tai, mũi họng…
– Mẹ bầu bị rối loạn mạch máu ở vùng tai do tác động của chứng xơ vữa mạch.
– Các rối loạn ở tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây ù tai.
– Mẹ bầu bị chấn thương vùng đầu hoặc sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tai.
– Mẹ bầu thường xuyên dùng rượu, cà phê, bia.
– Mẹ bầu sống trong môi trường quá ồn ào, huyên náo.
Nếu ngoài tất cả các nguyên nhân trên mà mẹ bầu vẫn bị ù tai thì có thể do sự thiếu hụt các dưỡng chất trong thai kỳ gây nên. Thiếu máu, thiếu sắt thường là nguyên nhân chính gây ra chứng ù tai ở mẹ bầu. Khi cơ thể thiếu máu, lượng oxy cần thiết cung cấp lên não không đủ và khiến cho thính giác bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng ù tai. Nhu cầu sắt tăng cao hơn bình thường khi mẹ mang bầu, nên lúc này mẹ cần chú ý để cung cấp đầy đủ lượng cần thiết.
Thiếu vitamin C cũng gây ra chứng ù tai cho mẹ bầu. Do đó, hãy bổ sung dưỡng chất này khi thấy có dấu hiệu ù tai nhé.
2. Cách khắc phục chứng ù tai khi mang thai
Ngay khi triệu chứng ù tai xuất hiện mẹ bầu nên đi thăm khám để biết chắc chắn nguyên nhân. Việc xác định được yếu tố gây ù tai giúp mẹ bầu có phương hướng điều trị thích hợp. Các xét nghiệm sẽ cho mẹ biết rằng cơ thể đang thiếu máu hay vitamin C hay là do một nguyên nhân nào khác.
Tìm hiểu thêm: So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh thường – sinh mổ
Nghỉ ngơi yên tĩnh cũng là cách để chống ù tai.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi đều đặn để giữ tinh thần lạc quan. Tập thể dục nhẹ nhàng là cách để giữ cho thính giác khỏe mạnh. Tập yoga hay bơi lội cũng là những cách vận động được nhiều mẹ bầu đánh giá có hiệu quả tích cực đối với chứng ù tai.
Trong chế độ ăn uống của mình, mẹ bầu nên tránh những đồ ăn thức uống không tốt cho sức khỏe của tai như rượu, cà phê, không nên ăn nhiều muối để ổn định huyết áp.
Mẹ cũng đừng quá tập trung vào triệu chứng ù, vì sự tập trung có thể khiến cho mẹ cảm thấy bệnh mình càng nặng hơn.
Tránh tiếp xúc với những nơi có tiếng ồn cường độ mạnh
Cuối cùng, mẹ không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào, ví dụ như aspirin nếu không có chỉ định điều trị của bác sĩ. Bởi thuốc có thể gây ra những tác hại nguy hiểm cho thai nhi.
3. Mẹo chữa ù tai cho bà bầu
Mẹ có thể thử hạn chế các triệu chứng của ù tai bằng các mẹo như sau:
>>>>>Xem thêm: 5 điều bác sĩ khuyên mọi bà bầu nên biết trước khi “lâm bồn”
Tập yoga tốt cho việc điều trị chứng ù tai trong thai kỳ.
Cách 1: Đặt lòng bàn tay lên hai tai và xoa tai trong 1 phút theo hình tròn, cho đến khi có cảm giác tai nóng lên. Sau đó bịt tai bằng ngón giữa và kéo tay ra, lặp lại động tác 50 lần.
Cách 2: Khum lòng bàn tay lại và úp vào tai, ấn một nhịp nặng và một nhịp nhẹ, lặp lại khoảng 30 lần. Sau đó gõ vào phía sau dái tai 30 lần bằng ngón trỏ và ngón giữa.
Cách 3: Mẹ cũng có thể chườm tai bằng một túi nhỏ đựng các hạt muối hột rang vừa ấm. Hơi nóng của muối cũng có tác dụng giảm ù tai đấy.
Trên chỉ là những mẹo chữa ù tai tức thời, nếu mẹ bầu bị ù tai kinh niên cần đến các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để được thăm khám và điều trị.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Cảnh giác với chứng ngủ ngáy trong thai kỳ
- Vì sao thai phụ không nên leo cầu thang vào những tháng cuối?
- Mẹ nghén nặng trong thai kỳ, con sinh ra sẽ cực thông minh?