Nuôi con bằng sữa mẹ là một quyết định quan trọng đối với mọi bà mẹ, cho một hành trình phát triển của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Trước tình hình nuôi con bằng sữa mẹ chưa được quan tâm triệt để vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới, WHO và UNICEF đã phát hành các hướng dẫn mới để khuyến khích bố mẹ trên toàn cầu, cũng như cộng đồng, nên lưu tâm hơn việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Bạn đang đọc: Các mẹ đã biết chưa – WHO và UNICEF phát hành các hướng dẫn mới khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ
1. Về hướng dẫn mới của WHO và UNICEF liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ
Vào ngày 11/04/2018 tại GENEVA – WHO và UNICEF đã phát hành hướng dẫn mới gồm 10 bước, nhằm tăng cường sự hỗ trợ cho việc cho con bú sữa mẹ tại các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 2 năm đầu đời có thể cứu sống hơn 820.000 trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm.
“ 10 bước để nuôi con bằng sữa mẹ một cách thành công ” củng cố sáng kiến về Bệnh viện thân thiện với trẻ em, một dự án mà cả hai tổ chức trên cùng khởi xướng vào năm 1991. Hướng dẫn thực tế này khuyến khích những phụ nữ làm mẹ lần đầu cho con bú sữa mẹ và báo cho các nhân viên y tế để được biết làm thế nào để được hỗ trợ cho con bú sữa mẹ một cách tốt nhất.
Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng đối với sức khỏe cả đời của trẻ, việc này còn giúp giảm chi phí cho lĩnh vực y tế, cho gia đình và chính phủ. Cho trẻ bú sữa mẹ trong những giờ đầu sau sinh giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và có thể cứu nhiều mạng sống. Trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao do tiêu chảy và các loại nhiễm trùng khác nếu trẻ chỉ được bú mẹ một phần hoặc không được bú mẹ. Việc bú mẹ giúp trẻ cải thiện IQ, sự tập trung và sẵn sàng trong học tập và liên quan đến khả năng tăng thu nhập khi trẻ trưởng thành. Cho con bú mẹ cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ.
Tìm hiểu thêm: Cách tập thói quen cho trẻ sơ sinh để bé ngủ ngon vào ban đêm
2. Việc nuôi con bằng sữa mẹ cần được sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế và sự lưu tâm của cả cộng đồng
Theo Giám đốc điều hành của UNICEF – Henrietta H. Fore thì: “Cho trẻ bú mẹ có thể cứu nhiều mạng sống. Tuy nhiên việc này cần được hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn. Với những bước cơ bản này , nếu được thực hiện đúng cách, chúng ta có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ trẻ được bú mẹ trên thế giới và giúp trẻ có được khởi đầu tốt nhất có thể trong cuộc đời”
Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebeyesus – Tổng giám đốc của WHO chia sẻ rằng trong các bệnh viện và cộng đồng trên toàn thế giới, việc trẻ có được bú mẹ hay không có thể tạo ra sự khác biệt sống còn, và với việc trẻ có thể phát triển tối đa so với tiềm năng của mình hay không.
Tiến sỹ Tedros cũng nói: “Các bệnh viện được xây dựng không chỉ để chữa bệnh, mà còn để thúc đẩy cuộc sống và đảm bảo mọi người có thể phát triển và sống cuộc sống của họ với đầy đủ tiềm năng mà họ có thể đạt được.”
>>>>>Xem thêm: Các loại máy hút sữa bằng điện giá rẻ thường xuyên “cháy hàng” chị em hãy tham khảo ngay
Hướng dẫn mới mô tả các bước thực tiễn mà các nước nên tiếp nhận để bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ việc cho con bú sữa mẹ tại các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh. Chúng cung cấp trực tiếp cho hệ thống y tế nền tảng để giúp các bà mẹ có thể cho con bú trong vòng 1 giờ sau sinh và tiếp tục cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tiếp theo.
Hướng dẫn cũng mô tả về sự cần thiết của các chính sách nuôi con bằng sữa mẹ bằng văn bản mà các bệnh viện nên có, bên cạnh đó là trình độ của nhân viên, sự chăm sóc trước và sau sinh, bao gồm cả sự hỗ trợ cho con bú đối với các bà mẹ. Hướng dẫn này cũng khuyến cáo một số vấn đề khác như hạn chế sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, việc cho bé ở gần mẹ, cho ăn có đáp ứng, hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng bình bú và vú da, và hỗ trợ khi mẹ và bé được xuất viện.
Qua thông tin về việc phát hành hướng dẫn mới nuôi con bằng sữa mẹ của WHO và UNICEF, có thể thấy, việc nuôi con bằng sữa mẹ , không chỉ đòi hỏi nỗ lực lớn nhất từ người mẹ, nhưng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ mọi người chung quanh. Hy vọng rằng chúng ta đều thấy rõ về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như vai trò của mỗi người liên quan đến việc nuôi nấng trẻ ở thời gian đầu đời, để cùng tích cực hơn trong vấn đề này.
Theo WHO
Lily Nguyễn lược dịch