Nhiều người cho rằng ốm nghén là dấu hiệu tốt của một thai kỳ khỏe mạnh. Điều này có đúng hay sai và nếu ốm nghén quá nặng có nên dùng thuốc hỗ trợ hay không?
Bạn đang đọc: Các loại thuốc trị chứng ốm nghén thai kỳ bà bầu có thể dùng
Có thể xem ốm nghén là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh
Trong bài viết này bạn sẽ biết ốm nghén là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh hay là bệnh và các loại thuốc có thể dùng cho những bà bầu ốm nghén nặng.
Ốm nghén là một dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh?
Có thể xem ốm nghén là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ hay buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ ít có nguy cơ sẩy thai hơn so với những phụ nữ khác. Thậm chí một nghiên cứu còn chỉ ra rằng các triệu chứng nghén nặng và kéo dài sẽ làm giảm nguy cơ sẩy thai, đặc biệt là ở các thai phụ từ 30 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này không thể giải thích rõ ràng lý do tại sao phụ nữ nghén nhiều lại ít có nguy cơ sẩy thai như những gì đã chỉ ra. Các nhà nghiên cứu cũng không thể lý giải vì sao một số phụ nữ nôn nghén nhiều trong thời gian mang thai nhưng số khác lại không. Một số giả thuyết cho rằng có thể nguyên nhân là do mức độ gia tăng nhanh chóng của các kích thích tố như chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen.
Tất nhiên, nếu bạn không bị nôn nghén trong thai kỳ thì điều đó cũng không có nghĩa bạn đang có vấn đề. Rất nhiều thai phụ không có triệu chứng nôn nghén trong thai kỳ nhưng vẫn sinh ra những em bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Những loại thuốc làm giảm triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ
Triệu chứng buồn nôn và nôn trong thai kỳ rất phổ biến. Nó có thể tự qua đi sau 3 tháng đầu thai kỳ dù không dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nôn nghén ảnh hưởng đến sinh hoạt và cả chuyện ăn uống, khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi và kiệt sức thì có thể hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: 3 hình thức giải trí, thư giãn chống chỉ định với mẹ bầu
>>>>>Xem thêm: Sinh con tại nhà và những điều mẹ nên biết trước kỳ vượt cạn
Chứng nôn nghén có thể được kiểm soát bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc hỗ trợ các bà bầu giảm cơn nôn nghén nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể dùng được. Hãy cùng điểm qua một vài loại thuốc trị nôn nghén sau đây:
– Emetrol: Đây là loại thuốc không theo toa, được cho là an toàn đối với thai phụ dù chưa chính thức được chấp thuận dùng cho trường hợp ốm nghén.
– Các loại thuốc chống trào ngược như Zantac hoặc Pepcid đôi khi có thể được sử dụng để chống cơn buồn nôn và nôn cho các thai phụ. Tuy nhiên, những loại thuốc này lại có hại cho dạ dày.
– Vitamin B6: Nếu nôn nghén chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình thì vitamin B6 là giải pháp rất hữu ích.
– Thuốc kháng histamine cũng được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Nếu ra ngoài tiệm mua thuốc, các dược sĩ có thể bán cho bạn doxylamine, một loại thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, doxylamine có thể làm cho bạn luôn trong trạng thái buồn ngủ. Do đó, nên thận trọng trong việc dùng thuốc khi đang lái xe.
– Vitamin B6 và doxylamine cũng có thể được kết hợp với nhau (10 mg doxylamine và 10mg pyridoxine) để điều trị chứng ốm nghén. Chính FDA cũng đã phê duyệt cho trường hợp sử dụng kết hợp hai loại này để trị chứng buồn nôn và nôn khi mang thai dưới tên thương hiệu Diclegis. Ngoài ra, các loại thuốc chống buồn nôn theo toa có thể kể đến như: Zofran, Compazine, Tigan và các thuốc kháng histamine Phenergan. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý rằng Compazine và Phenergan không bao giờ được kê toa uống cùng.
– Nếu buồn nôn và nôn mửa là nghiêm trọng đến mức bạn không thể giữ được bất cứ thứ gì dung nạp vào người, bao gồm cả nước, nước trái cây, thực phẩm, vitamin và thuốc thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị hội chứng nôn nghén. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ làm các bài kiểm tra để xem xét khả năng cho bạn nhập viện để điều trị bằng cách tiêm vào tĩnh mạch (IV) chất lỏng và thuốc. Trong đó, có thể bổ sung thiamine với liều lượng 100 mg mỗi ngày.
– Nhiều loại thuốc IV đã được sử dụng để điều trị chứng nôn nghén khi kết hợp với các chất lỏng, các loại vitamin và khoáng chất khác. Các loại thuốc IV được sử dụng bao gồm: các thuốc kháng histamine, chất đối kháng dopamin, chất đối kháng serotonin, chlorpromazine và glucocorticoid.
Sau cùng, hãy luôn nhớ bạn là một bà mẹ đang mang thai ở giai đoạn đầu, giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ. Chính vì vậy, trước khi muốn dùng bất cứ loại thuốc nào dù là thuốc bổ vẫn cần có sự tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ.
Bài viết này đã được Phó Giáo sư, Bác sỹ David Haas – Giám đốc nghiên cứu lâm sàng khoa Phụ – Sản tại trường Đại học Y Indiana thẩm định.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: Babycenter