Các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào là điều mà các mẹ luôn rất hiếu kỳ đúng không? Khi mang thai, ngoài những thắc mắc về sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu cũng muốn biết rằng con mình trong bụng sẽ có những thay đổi như thế nào, phát triển ra sao. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn con phát triển cũng khiến mẹ bận tâm ít nhiều. Để làm rõ những câu hỏi của mẹ về sự hình thành và phát triển của một thai nhi trải qua những giai đoạn nào kèm theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo những thông tin ở bài viết bên dưới nhé.
Bạn đang đọc: Các giai đoạn phát triển của thai nhi cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Contents
- 1 1. Sự thụ thai – khởi đầu của các giai đoạn hình thành thai nhi
- 2 2. Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần biết
- 2.1 2.1. Các giai đoạn phát triển của thai nhi tháng thứ 1
- 2.2 2.2. Tháng thứ 2 – Con chính thức trở thành thai nhi
- 2.3 2.3. Tháng thứ 3 – Con đã có hình dáng rõ ràng hơn
- 2.4 2.4. Tháng thứ 4 – Ba mẹ có thể biết được giới tính của con
- 2.5 2.5. Tháng thứ 5 – Di chuyển nhiều trong bụng mẹ
- 2.6 2.6. Tháng thứ 6 – Con nhận biết rõ âm thanh bên ngoài
- 2.7 2.7. Tháng thứ 7 – Các cơ quan của con gần như hoàn thiện
- 2.8 2.8. Tháng thứ 8 – Não con đang phát triển nhanh chóng
- 2.9 2.9. Tháng thứ 9 – Con đã sẵn sàng chào đời
- 3 3. Bảng chỉ số phát triển của thai nhi qua các tuần
- 4 4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng giai đoạn phát triển thai nhi
1. Sự thụ thai – khởi đầu của các giai đoạn hình thành thai nhi
- Sự thụ thai xảy ra khi tinh trùng kết hợp với tế bào trứng. Quá trình này diễn ra âm thầm và không hề có dấu hiệu nhận biết. Tinh trùng sau khi vào cơ thể phụ nữ có thể tồn tại từ 3-5 ngày và bắt đầu bơi từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng để có thể thụ tinh cho trứng. Cũng trong vòng 12-24 tiếng, trứng sẽ di chuyển từ buồng trứng tới ống dẫn trứng. Đó là nơi mà trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh. Trong khoảng thời gian này, nếu sự rụng trứng xảy ra, mẹ hoàn toàn có thể thụ thai.
- Sau khi thụ tinh, các thông tin di truyền trong cả tinh trùng và trứng cùng kết hợp lại để tạo ra một tế bào mới và bắt đầu diễn ra sự phân chia rất nhanh. Các tế bào mới này được gọi là phôi nang. Phôi nang sẽ đi xuống ống dẫn trứng về phía tử cung sau đó bám vào thành tử cung và phát triển thành một phôi thai.
- Có trường hợp phôi nang sẽ bám vào nơi khác của tử cung, thường là trong ống dẫn trứng, sẽ khiến xảy ra tình trạng mang thai ngoài tử cung, một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
2. Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần biết
Sau khi thụ thai và hình thành phôi thai, sau đó phát triển thành bào thai, thai nhi không ngừng phát triển trong bụng mẹ. Mỗi một giai đoạn sẽ đánh một dấu mốc cho sự thay đổi trong cơ thể của con. Càng về cuối thai kỳ, mẹ sẽ càng nhận ra sự thay đổi một cách rõ ràng của bé con trong bụng thông qua siêu âm thai . Dưới đây là các giai đoạn phát triển của thai nhi qua từng tháng, các mẹ hãy theo dõi nhé.
2.1. Các giai đoạn phát triển của thai nhi tháng thứ 1
Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bắt đầu phát triển, lúc này túi ối sẽ hình thành như một lớp đệm giúp bảo vệ phôi thai. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành, giúp vận chuyển chất từ mẹ sang con. Khuôn mặt của con vẫn chưa được rõ ràng với hốc mắt to, miệng, hàm dưới và cổ họng đang phát triển. Các tế bào máu đang hình thành cùng lúc và bắt đầu lưu thông. Tim của con rất nhỏ, đến tuần thứ 4, tim con đã có thể đập 65 lần/phút. Cuối tháng đầu, con có kích thước nhỏ hơn một hạt gạo.
2.2. Tháng thứ 2 – Con chính thức trở thành thai nhi
Khuôn mặt của con tháng thứ 2 vẫn tiếp tục phát triển và phần đầu của con to hơn, tương xứng với cơ thể. Các bộ phận như tai, cánh tay, và chân của con đang bắt đầu “nhú chồi”. Đồng thời ngón tay, ngón chân và mắt của con cũng bắt đầu được định hình. Trong tháng này, hệ thống thần kinh trung ương, đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác bẳt đầu phát triển nhanh. Sau tuần thứ 8, con không còn là phôi thai nữa mà chính thức thành một thai nhi.
2.3. Tháng thứ 3 – Con đã có hình dáng rõ ràng hơn
Các bộ phận như cánh tay, bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân đã hình thành đầy đủ. Con của mẹ có thể cử động co duỗi, nắm chặt tay. Tai ngoài và cơ quan sinh dục của con đang phát triển, nhưng mẹ vẫn chưa thể chắc chắn về giới tính của con trong tháng này. Cuối tháng thứ 3, mẹ có thể thấy rõ được hình dạng của bé con khi siêu âm thai. Các cơ quan tuần hoàn và tiết niệu đang đi vào hoạt động.
2.4. Tháng thứ 4 – Ba mẹ có thể biết được giới tính của con
Nhịp tim của bé trong tháng này đã có thể nghe được rõ ràng thông qua các dụng cụ chuyên dụng. Mí mắt, lông mày, lông mi, móng tay và tóc của con được hình thành. Răng và xương của con đã phát triển nhiều hơn. Con sẽ thường xuyên có những hành động như mút ngón tay, ngáp, duỗi người và biểu cảm khuôn mặt đấy. Hệ thống thần kinh bắt đầu hoạt động, cùng với đó là sự phát triển đầy đủ của cơ quan sinh dục nên các bác sĩ có thể xác định được giới tính thai nhi thông qua siêu âm thai rồi đó.
2.5. Tháng thứ 5 – Di chuyển nhiều trong bụng mẹ
Bắt đầu từ tháng này, mẹ sẽ cảm nhận rõ những di chuyển của con trong bụng vì các cơ bắp của con đang phát triển rất nhanh. Ở vai, lưng và phần trán của con được phủ một lớp lông mềm giúp bảo vệ con và sẽ rụng vào tuần đầu tiên con sinh ra. Cơ thể con sẽ hình thành một lớp màng trắng mỏng giúp bảo vệ làn da của con trong môi trường nước ối.
2.6. Tháng thứ 6 – Con nhận biết rõ âm thanh bên ngoài
Bước vào tháng thứ 6, có thể nhìn thấy các mạch máu xuyên qua làn da trong mờ màu đỏ của con. Mí mắt con đã có thể tách ra giúp con mở mắt. Giai đoạn này, con đang rất nhạy với âm thanh bên ngoài và có những phản ứng lại bằng cách di chuyển hay nhào lộn. Vào thời điểm này, nếu em bé được sinh ra vẫn có thể sống với sự chăm sóc đặc biệt.
Tìm hiểu thêm: Top 6 món ăn tốt cho bà bầu từ đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ
2.7. Tháng thứ 7 – Các cơ quan của con gần như hoàn thiện
Lớp mỡ dưới da của con trong tháng thứ 7 dày hơn, cùng với đó là sự phát triển hoàn chỉnh của thính giác nên con sẽ thường xuyên phản ứng lại với những âm thanh và ánh sáng ở bên ngoài. Lượng nước ối đã giảm dần và không gian của con cũng hẹp đi. Con cũng bắt đầu biết nuốt nước ối và thải phân su.
2.8. Tháng thứ 8 – Não con đang phát triển nhanh chóng
Mẹ có thể cảm nhận được con gò bụng mẹ nhiều hơn, đó là do khoảng trống trong bụng mẹ cho con bây giờ đang ít đi nhiều. Cũng trong tháng thứ 8, não con đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Hầu hết các cơ quan và bộ phận của con đã dần hoàn thiện. Phổi của con cũng đã đi vào hoạt động, tuy nhiên vẫn chưa thực sự hoàn thiện.
2.9. Tháng thứ 9 – Con đã sẵn sàng chào đời
Phổi của con gần như đã phát triển hoàn thiện trong tháng thứ 9 này. Phản xạ của con ngày càng nhanh và nhạy hơn. Hầu hết thai nhi trong tháng này đều đã hướng đầu xuống tử cung của mẹ để sẵn sàng ra ngoài.
3. Bảng chỉ số phát triển của thai nhi qua các tuần
Thông qua việc biết được các chỉ số thai nhi như chỉ số cân nặng và kích thước, mẹ sẽ có những thay đổi phù hợp trong chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi để giúp con đạt được cân nặng và chiều dài lý tưởng. Từ tuần thứ 8 trở đi là các mẹ bầu đã có thể tính toán và xác định được cân nặng cho thai nhi rồi đấy. Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn theo WHO, giúp cho các mẹ có thể tự đối chiếu với cân nặng của bé con trong bụng.
4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng giai đoạn phát triển thai nhi
Trải qua từng giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng, mẹ bầu nên có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Vì mỗi một thời kỳ phát triển, con sẽ cần thêm những nguồn dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu trong thai kỳ thì bà bầu không nên ăn gì để hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt nhằm phòng tránh bệnh cho mẹ lẫn con.
4.1. Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ khó mà theo được chế độ dinh dưỡng đầy đủ vì phải chịu đủ các triệu chứng của ốm nghén thai kỳ như buồn nôn, mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi. Mẹ sẽ cảm thấy các triệu chứng này thuyên giảm khi bước sang tháng thứ 3 thai kỳ.
Dinh dưỡng mẹ cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ:
- Protein : Bổ sung protein bằng các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa và các loại đậu sẽ giúp cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng để nuôi con trong giai đoạn đầu.
- DHA : Từ tháng thứ 2 là não của con sẽ phát triển rất nhanh, bổ sung các dưỡng chất tốt cho não vào thời điểm này là vô cùng cần thiết. Các thực phẩm giàu DHA tốt cho não của con như cá, trứng, sữa, thịt gà và các loại hạt.
4.2. Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa
Có một từ để mô tả tình hình chung của các mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, đó là thèm ăn. Mẹ hãy cố gắng điều chỉnh thực đơn bằng những món ăn bổ dưỡng để vừa giúp mẹ không bị đói, vừa đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể mẹ và con. Hạn chế ăn mặn để tránh tích nhiều nước gây khó chịu. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa:
- Canxi : Bổ sung thêm canxi cho sự phát triển xương của con, đồng thời cũng khiến mẹ không bị thiếu đi chất này trong những tháng mang thai. Canxi có trong các loại thực phẩm với hàm lượng cao mẹ nên ăn như cá, cải xoăn, đậu phụ, sữa,…
- Magnesium : Nếu canxi kích thích sự co cơ thì magnesium giúp làm giãn cơ. Bổ sung chất magnesium trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ loãng xương cho mẹ và con, đồng thời hạn chế được những cơn chuột rút của mẹ. Những loại thực phẩm giàu magnesium là quả bơ, đậu hũ, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên cám,…
- Vitamin A : Giai đoạn 3 tháng giữa là lúc thị giác của con đang phát triển mạnh nhất, mẹ nên bổ sung những chất tốt cho mắt con như vitamin A, nhưng lưu ý là không nên bổ sung quá nhiều vì có thể gây hại cho gan. Các thực phẩm có hàm lượng vitamin A vừa đủ dành cho mẹ bầu như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, cà chua,…
- Sắt : Bắt đầu từ tháng thứ 4, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn. Vì giai đoạn này, nhu cầu lưu lượng máu dùng để nuôi cả mẹ và con đang ngày một tăng, mẹ nên bổ sung thêm chất sắt để hạn chế bị thiếu máu thai kỳ.
- Mẹ cần bổ sung thêm 250 Kcal mỗi ngày với khẩu phần đầy đủ các nhóm chất.
4.3. Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối
Ba tháng cuối là giai đoạn thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện, chuẩn bị ra đời. Sẽ không hề sai khi nói rằng đây là giai đoạn “chạy nước rút” của con. Mẹ vẫn hãy duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ như 2 giai đoạn trước, bên cạnh đó sẽ tập trung bổ sung omega 3 và vitamin C có trong các loại rau củ, trái cây.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai và tầm quan trọng của siêu âm trong thai kỳ mẹ bầu cần biết
- Omega-3 : 3 tháng cuối là thời điểm mà não của thai nhi phát triển rất nhanh, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 cho con như cá hồi và các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt óc chó,… sẽ rất tốt cho con.
- Vitamin C : Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, quýt,… vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và con, vừa giúp mẹ hạn chế được bệnh táo bón thai kỳ.
- Mẹ cần bổ sung thêm 450 Kcal mỗi ngày với khẩu phần đầy đủ các nhóm chất.
Các giai đoạn phát triển của thai nhi cần gắn liền với từng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn. Biết được quá trình con lớn lên như thế nào trong bụng mẹ vừa giúp mẹ cảm nhận rõ hơn về sự tồn tại của con, vừa khiến cho mối liên kết giữa mẹ và con thêm bền chặt. Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy quan tâm đến sức khỏe và thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để giúp con phát triển toàn diện nhất. Chuyên mục Mang thai hi vọng mẹ đã có những trải nghiệm tuyệt vời về hành trình của con trong bụng mẹ, đồng thời được tiếp thêm nguồn năng lượng để cùng con đi hết những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé.
Nguồn tham khảo: Healthline, Whattoexpect, Babycenter
Nguyễn Diệp tổng hợp