Thực tế, các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng vì nó không có những biểu hiện cụ thể để mẹ bầu dễ dàng nhận biết. Để biết được chính xác mình có mắc bệnh tiểu đường hay không, mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm glucose từ tuần 24 – 28 của thai kỳ. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý xem những thay đổi trong cơ thể có rơi vào các trường hợp liên quan đến tiểu đường thai kỳ không nhé, vì nếu xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố và không tổng hợp được insulin, bà bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên lưu ý
Contents
1. Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh phổ biến của nhiều phụ nữ khi mang thai
Trong thai kỳ, sản phụ sẽ thu nạp vào cơ thể một số lượng lớn các loại thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều thực phẩm sẽ dẫn đến nguy cơ thừa đường trong máu, điều này sẽ gây ra tác động trực tiếp đến chức năng vận chuyển của insulin. Bên cạnh đó, nhau thai sẽ liên tục sản xuất ra các nội tiết tố để đảm bảo cho quá trình phát triển của thai nhi. Các nội tiết tố này sẽ hạn chế chức năng vận chuyển của insulin dẫn đến hiện tượng tiểu đường thai kỳ.
Có thể bạn chưa biết, các tế bào trong cơ thể đều được cung cấp năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu nhờ có glucose. Tuy nhiên, lượng đường trong glucose phải nhờ đến insulin mới có thể di chuyển từ mạch máu đến các tế bào. Vậy cho nên sản phụ thường được các bác sĩ khuyến cáo không nên tăng cân quá mức để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên lưu ý
Mẹ bầu có thể biết được mình có đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không, chính xác và chủ yếu phải dựa vào kết quả kiểm tra lượng đường và nước tiểu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có bất cứ dấu hiệu nào giúp mẹ bầu có thể nhận biết được về bệnh lý này. Thông thường nhất, sẽ có những dấu hiệu liên quan, báo hiệu nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ mà nếu lưu ý kỹ, mẹ bầu cũng có thể nhận diện sớm tình trạng bệnh. Những dấu hiệu đó được đề cập như dưới đây:
2.1 Thường xuyên cảm thấy khát nước
Trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ liên tục đối mặt với những thay đổi trong cơ thể do sự tác động của các hormone. Do đó, các triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng dễ bị nhầm lẫn với một số dấu hiệu mang thai của hầu hết sản phụ. Trong đó, phải kể đến hiện tượng khát nước liên tục. Nếu bạn đã đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn chứng táo bón theo chỉ dẫn của bác sĩ, mà vẫn luôn có cảm giác khát, thì hãy suy xét đến nguy cơ mắc phải chứng tiểu đường.
2.2 Đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Việc uống quá nhiều nước cũng sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần. Nếu bạn không uống nhiều nước mà vẫn thường xuyên buồn tiểu thì hãy cân nhắc đến nguy cơ mắc chứng tiểu đường. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể bị đa số mẹ bầu bỏ qua vì nghĩ rằng đó là biểu hiện tất yếu của sản phụ, trong suốt thời gian mang thai.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn gì trong 3 tháng đầu – thực phẩm cần thiết và những điều cơ bản mẹ nên biết
Trên thực tế, sự gia tăng các horomne và tốc độ lớn dần của thai nhi cũng sẽ gây áp lực lên bàng quang, dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Để biết chính xác đây có phải là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ hay không, mẹ bầu nên đến bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu.
2.3 Không kiểm soát được cơn thèm ăn
Việc bổ sung thực phẩm trong thai kỳ rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bầu được khuyến cáo nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý ăn uống với mức độ vừa phải, tránh tăng cân quá nhiều. Việc dung nạp quá mức cần thiết sẽ dẫn đến nguy cơ thừa đường trong máu, dẫn đến hiện tượng tiểu đường trong thai kỳ.
Khi cảm thấy cơ thể luôn trong trạng thái đói và liên tục có cảm giác thèm ăn, các mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn. Hiện tượng tiểu đường thai kỳ rất phổ biến ở những thai phụ thừa cân, các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý để phòng tránh.
2.4 Nguy cơ nấm âm đạo tăng cao
Khi âm đạo có các biểu hiện như ngứa ngáy, đau buốt khi đi tiểu, dịch âm đạo có mùi khó chịu thì rất có khả năng các mẹ đã bị nấm âm đạo rồi đấy. Lượng glucose trong cơ thể tăng quá mức sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm men phát triển ở âm đạo, gây ra cảm giác khó chịu cho các mẹ bầu. Nếu không thể vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng thuốc và các dung dịch chống khuẩn thông thường thì các mẹ nên gặp ngay bác sĩ để thăm khám. Đây có thể là một trong những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ đấy các mẹ.
2.5 Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi là một trong những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Hiện tượng mệt mỏi trong suốt thai kỳ của các mẹ bầu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu vẫn ăn uống đủ chất, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho con, đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không có dấu hiệu cảm cúm hay nóng sốt mà vẫn luôn trong trạng thái kiệt sức, mệt mỏi, thì đây có thể là dấu hiệu của chứng tiểu đường trong thai kỳ đấy.
>>>>>Xem thêm: 24 giờ đau đẻ toát mồ hôi hột của một mẹ 9X
Trên đây là các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu khi lưu ý có thể phát hiện. Vì chứng tiểu đường trong thai kỳ không có bất kì một biểu hiện điển hình nào nên rất khó để nhận biết sớm. Do đó, để chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ và hạn chế ăn nhiều tinh bột. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên chú ý tới mức độ tăng cân của mình trong suốt thai kỳ. Việc tăng cân quá mức sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và bé, trong đó có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Linh Lê tổng hợp