Các cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả nhất mẹ nào cũng nên thử áp dụng

Rate this post

Cách trị trẻ biếng ăn như thế nào được xem là hiệu quả nhất? Có phải mẹ đang hoang mang vì đó điều đó không? Nếu phải thì đừng quá lo lắng nhé vì chia sẻ ngay sau đây sẽ bật mí ngay đến mẹ cách giúp trẻ trị dứt điểm đã được nhiều bà mẹ áp dụng rất thành công rồi đấy.

Bạn đang đọc: Các cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả nhất mẹ nào cũng nên thử áp dụng

Trẻ không có cảm giác đói, chậm ăn, không chịu ăn là những biểu hiện rất bình thường của chứng biếng ăn. Tình trạng này có thể được tự khắc phục sau một thời gian ngắn nếu nguyên nhân do một số bệnh lý như mọc răng, trẻ bị nhiệt miệng , mắc bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Cơ thể con rất dễ bị suy dinh dưỡng, kéo theo nhiều biến chứng của các bệnh lý khác khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, các chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì lẽ đó mà hầu hết phụ huynh luôn ít nhất phải trải qua một vài lần vật vã trong cuộc chiến để kích thích lại vị giác cho trẻ, ở một hay nhiều giai đoạn nào đó, ở quá trình chăm con lớn lên. 

Bé trai đứng nhìn

Nỗi lo lắng của bố mẹ về chuyện trẻ lười ăn là hoàn toàn có thể hiểu được nhưng không vì thế mà bắt ép con ăn bằng mọi cách. Không phải bất kỳ cách trị trẻ biếng ăn nào cũng đem lại hiệu quả như cha mẹ mong muốn. Sau đây là một số giải pháp đã được nhiều bà mẹ áp dụng thành công. Mẹ hãy tham khảo áp dụng thử để cải thiện tình trạng nếu bé nhà mình cũng biếng ăn nhé. 

1. Không quát mắng trẻ – điều đầu tiên mẹ nên nhớ trong cách trị trẻ biếng ăn

Nếu không muốn chứng biếng ăn của trẻ ngày càng trở nặng hơn thì tuyệt nhiên mẹ phải kiểm soát được tâm lý của mình. Thái độ dữ dằn, thúc ép, la mắng, to tiếng với trẻ chỉ làm trẻ thêm sợ hãi mỗi khi bước vào bàn ăn. Hãy giúp trẻ nhận ra mẹ sẽ là người luôn sẵn sàng ở bên để giải quyết mọi vấn đề cùng con.

2. Không cho trẻ ăn quá nhiều

Mẹ thật sai lầm khi cho rằng ăn nhiều món hay lượng thức ăn nhiều là nạp được nhiều năng lượng cho trẻ. Lý do đầu tiên là, vì đối với trẻ biếng ăn thì việc nạp nhiều năng lượng cùng một bữa là điều rất khó, thứ hai là việc nhìn lượng đồ ăn quá tải trên bàn cũng rất dễ gây cho trẻ cảm giác ngán. Bởi vậy, mẹ không nên cho trẻ hoặc ép trẻ ăn quá nhiều nhé.  

Trẻ đang ăn

3. Mẹ nên khích lệ trẻ

Bên cạnh việc không được to tiếng, thúc ép trẻ ăn thì một việc khích lệ trẻ bằng một câu nói hoặc hành động nào đó sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn để tiếp tục ăn. Theo các bà mẹ thi đây là một cách trị trẻ biếng ăn rất hiệu quả. Đôi lúc mẹ phải chịu “xuống nước”, thậm chí là “nịnh nọt” để con chịu ăn là việc cần làm. Tuy nhiên, mẹ cũng cẩn trọng khi chấp nhận 2 cách này, tránh thực hiện thường xuyên để không tạo thói quen không tốt cho trẻ. Hãy xen kẽ các cách khích lệ khác nhau phù hợp với tình trạng và hoàn cảnh thực tế để con không cảm thấy áp lực trong việc ăn uống.  

Tìm hiểu thêm: Trẻ 2 tuổi nên cho ở nhà với ông bà hay đi học mẫu giáo?

Cho trẻ cùng nấu bếp

Những cách mẹ khích lệ con đôi khi khá đơn giản. Chẳng hạn như mẹ có thể nói với trẻ rằng: “Đây là món ngon lắm con yêu ạ, không ăn là mẹ sẽ ăn hết của con đấy nhé”. Hoặc mẹ thực hiện một hành động tỏ ra ngon miệng, thích thú khi ăn thử thức ăn của con. Bé thấy thế chắc chắn cũng sẽ rất tò mò mà ăn theo. Ngoài ra mẹ cũng có thể khích lệ trẻ bằng cách cho trẻ cùng tham gia vào việc chế biến thức ăn. Điều này cũng khích lệ khiến trẻ thích thú thưởng thức thức ăn mà trong đó mình cũng có công sức chế biến.

4. Lắng nghe trẻ để biết trẻ cần gì

Việc lắng nghe trẻ cần gì, muốn gì cũng là một trong những cách trị trẻ biếng ăn rất hay mà mẹ nên áp dụng thử. Mẹ nên lắng nghe trẻ thông qua hành động của trẻ, biểu hiện của trẻ trong bữa ăn để biết được món nào trẻ “ưa” ăn hay ăn nhiều hơn. Mẹ cũng có thể khéo léo “khai thác” sở thích hay vấn đề của con liên quan đến thức ăn hoặc bữa ăn. Từ đó mẹ có cơ sở chính xác hơn để thay đổi trong khẩu phần ăn của bé. Tăng cường các món bé thích, thường xuyên bổ sung thêm nhiều món mới hấp dẫn hơn để khiến trẻ chú ý, tò mò nếm thử. 

Mẹ và bé với đĩa mì

5. Không cho trẻ ăn khi mệt mỏi

Mẹ không nên cho trẻ ăn ngay khi trẻ vừa thức giấc vì khi đó cơ thể trẻ chưa thật thoải mái và còn có cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Nếu thúc ép trẻ ăn trong tình trạng này chỉ làm trẻ thêm chán hơn, có khi là òa khóc. Vậy nên, nếu con ngủ dậy có thể chơi cùng con ít phút khiến trẻ muốn ăn sau đó thì mẹ hãy cho trẻ ăn. 

6. Chế biến thức ăn đúng cách

Chế biến thức ăn sai cách sẽ làm giảm đi lượng dinh dưỡng có trong món ăn, một phần không đủ đảm bảo các lượng vi chất cần thiết cho cơ thể, một phần cũng sẽ làm giảm chất lượng món ăn. Đây cũng là lý do khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng.

Mẹ nên chế biến thức ăn mềm để trẻ dễ nhai nuốt và chọn trái cây, rau củ nhiều màu sắc. Mẹ cũng nên dành ít thời gian trước bữa ăn để trang trí món ăn thêm bắt mắt. Trẻ cũng rất thích thú sự sinh động của thức ăn. Nên, việc bày biện phù hợp sở thích của trẻ cũng là cách hay để khiến trẻ muốn ăn hơn.  

Món ăn nhiều màu sắc

>>>>>Xem thêm: Bệnh uốn ván ở trẻ em – một lời cảnh báo bệnh xuất hiện trở lại qua câu chuyện bị uốn ván của cậu bé ở Oregon

7. Cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả là hãy cho con ăn khi đói

Mặc dù cha mẹ có quyền quyết định cho con ăn gì và ăn như thế nào nhưng trẻ cũng có quyền quyết định việc mình ăn hay không ăn.

Việc ép trẻ ngồi vào bàn ăn khi chưa có cảm giác đói cũng không giúp trẻ ăn ngon hơn hoặc ăn nhiều hơn. Chính vì thế, cha mẹ cũng có thể để con ăn sau đó. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý phương pháp này không khuyên mẹ áp dụng trong mọi trường hợp. Bởi vì nếu áp dụng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng ăn uống không đúng giờ, đúng bữa. Một khi giờ giấc ăn của trẻ bị lộn xộn thì trẻ rất khó để chủ động trong việc ăn uống lúc đến bữa.

Một số cách trị trẻ biếng ăn trên đây hy vọng sẽ giúp nhiều mẹ giảm bớt được nỗi lo về tình trạng biếng ăn ở trẻ. Mẹ đừng quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh, kiên nhẫn và tìm ra cách trị thích hợp nhất, phù hợp nhất với trẻ của mình. Sự nhẫn nại kiên trì linh động của mẹ là một sự “bảo đảm” không nhỏ để mẹ có thể “chiến thắng” với “chứng bệnh” này của trẻ.

Thủy Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *