Không chỉ do chế độ ăn uống mà những thay đổi trong thai kỳ cũng khiến bà bầu dễ mắc các chứng rối loạn tiêu hóa.
Bạn đang đọc: Bộ bí kíp giúp bà bầu chữa chứng rối loạn tiêu hóa trong suốt thai kỳ
Chứng rối loạn tiêu hóa không gây đe dọa nguy hiểm cho bà bầu nhưng chúng cũng không dễ chịu nhút nào và đáng lo ngại nếu xuất hiện biến chứng.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu
Tiêu chảy
Tiêu chảy là rối loạn tiêu hóa đáng lo ngại ở mẹ bầu.
Mẹ bầu dễ bị tiêu chảy do cơ thể nhạy cảm với vi khuẩn, vi rút và các loại thức ăn. Trong các chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nguy hiểm nhất vì chúng gây mất nước và rối loạn điện giải cho cơ thể. Mẹ bầu nên cẩn thận.
Ngoài ra nếu mẹ bầu bị tiêu chảy kèm theo các chứng như: ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô mắt, khô miệng, nước tiểu ít, có màu vàng đậm, tinh thần mệt mỏi , đau đầu hoặc chóng mặt…. thì lúc này tốt nhất mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ.
Táo bón
Táo bón xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone làm giảm nhu động ruột khiến cho thức ăn bị tiêu hóa chậm lại.
Việc phải uống viên bổ sung sắt cũng khiến cho mẹ bầu dễ bị táo bón hơn.
Thai nhi chèn ép lên cơ quan nội tạng cũng dễ gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Buồn nôn – nôn
Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện rõ rệt nhất khi mẹ mang thai những tháng đầu. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ chưa thích nghi với việc cơ thể sản sinh quá nhiều progestetorn. Thường triệu chứng sẽ kết thúc khi mẹ bầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai.
Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị nôn ói cùng với chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng… đây có thể không phải là triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà là triệu chứng sẩy thai hay báo hiệu thai nhi đang gặp vấn đề nguy hiểm, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám.
Chứng buồn nôn sẽ kết thúc khi mẹ mang thai tháng thứ tư.
Ợ hơi, khó tiêu…
Sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày giảm sút khiến cho mẹ bầu thường mắc các chứng: ợ hơi, cháy họng, trào ngược…. trong thai kỳ.
Chán ăn, mệt mỏi
Chán ăn hay thèm ăn bất thường một món ăn nào đó đều là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu. Thường chúng cũng chỉ xuất hiện trong ba tháng đầu và ba tháng cuối các mẹ nhé.
Hạn chế rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu
Rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu là không tránh khỏi do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể khi mẹ mang thai. Tuy nhiên mẹ có thể hạn chế các triệu chứng này bằng các cách sau đây:
– Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ trong thai kỳ để tăng nhu động ruột và kích thích hệ vi khuẩn đường ruột hoạt động.
– Uống nhiều nước mỗi ngày và nên tránh các thức uống có chất kích thích như: Rượu bia, cà phê, sô đa…
Tìm hiểu thêm: Ưu, nhược điểm của 7 loại gối ôm dành cho bà bầu phổ biến nhất hiện nay
Chăm chút đến bữa ăn là cách để mẹ bầu giảm rối loạn tiêu hóa
– Mẹ nên duy trì chế độ thể dục thể thao trong thai kỳ, đều đặn và nhẹ nhàng.
– Ăn uống điều độ, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh.
– Ăn chậm, nhai kỹ, nên chia nhỏ bữa ăn để ăn nhiều bữa, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.
– Nên kê cao đầu và lưng hơn một chút khi ngủ để hạn chế axit trong dạ dày trào ngược ra ngoài.
Thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu
Chuối
Chuối giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng rất tốt nên đây là thực phẩm mẹ bầu nên ăn thường xuyên để điều trị chứng táo bón.
Uống đủ nước
>>>>>Xem thêm: 30 mẹo hữu ích giúp mẹ bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ
Nếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng mẹ bầu nên đi khám bác sĩ.
Việc uống đủ nước giúp cho thức ăn trở nên loãng hơn và dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa. Vì vậy chúng giúp mẹ bầu phòng chống một số các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra một số vitamin và khoáng chất chỉ có thể hòa tan và được cơ thể hấp thụ trong môi trường nước nên việc uống nước đầy đủ cũng giúp cơ thể hấp thu được các dưỡng chất tốt hơn.
Đậu đen
Trong đậu đen có lượng kali dồi dào giúp cơ thể kiểm soát được lượng máu. Hơn nữa đậu đen cũng giàu chất xơ có thể giúp mẹ bầu chống lại chứng táo bón. Cháo hay chè đậu đen cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho mẹ bầu trong ngày hè đấy.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)