Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

Rate this post

Biểu hiện vàng da bệnh lý xuất hiện là dấu hiệu giúp các mẹ nhận biết, về tình trạng vàng da của con mình. Nếu mẹ không kịp thời phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Trong bài viết này, Blogtretho.edu.vn sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin về vàng da bệnh lý, kèm theo là những lời khuyên hữu ích, nhằm giúp mẹ nhanh chóng có cách chữa trị, để con phát triển tốt.

Bạn đang đọc: Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

1. Vàng da bệnh lý là gì?

Vàng da là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.

Vàng da bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…). Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Nếu không kịp thời chữa trị thì bilirubin gián tiếp thấm vào não, làm cho trẻ bị tử vong hoặc trẻ bị bại não .

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

2. Biểu hiện vàng da bệnh lý

2.1 Biểu hiện vàng da bệnh lý xuất hiện như thế nào?

  • Ở bé sơ sinh bị vàng da , vàng da bệnh lý chiếm tỷ lệ khoảng 25 – 30%. Vì chất bilirubin tự do trong máu tăng quá cao.
  • Thể trạng chung: Kém.
  • Trẻ bú ít và có thể bỏ bú.
  • Xét nghiệm nhận thấy nồng độ bilirubin trong máu của bé tăng cao hơn mức bình thường.
  • Vàng da đậm xuất hiện sớm trước 24 – 36 giờ tuổi.
  • Mức độ vàng da vừa đến rõ, vàng toàn thân. Các vùng da bị vàng lan rộng rất nhanh, bắt đầu từ mặt, đến ngực, bụng rồi lan dần xuống hai tay, hai chân.
  • Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
  • Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.
  • Nước tiểu có màu vàng còn phân thì có màu vàng hay bạc màu.
  • Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác như: Nôn, bú kém, ngưng thở, hạ thân nhiệt, sút cân, xanh tái, ban xuất huyết, dấu thần kinh (ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê,…).
  • Nguyên nhân chính gây bệnh vàng da là mẹ và con bất đồng nhóm máu ABO hoặc bất đồng nhóm máu Rh , hạ đường huyết, đa hồng cầu, bướu máu…

2.2 Những biểu hiện vàng da bệnh lý nguy hiểm

  • Da của bé càng ngày bị vàng nhiều hơn, đặc biệt vàng ở bụng, cánh tay và chân.
  • Bé ốm yếu, mệt mỏi, khó tỉnh giấc.
  • Bé không tăng cân, ăn uống khó khăn, kém hiệu quả.
  • Bé hay khóc ré.
  • Trẻ bị vàng da trong thời gian dài hơn 3 tuần.

2.3 Làm gì để kiểm tra tình trạng vàng da?

Để da trẻ dưới ánh sáng tự nhiên để nhận biết chính xác màu da của trẻ. Nếu em bé có màu da đỏ thì nên ấn vào một số nơi trên cơ thể (trán, ngực, bụng, tay, chân) bé để thấy màu da thực của bé ở dưới vết ấn trước khi máu tụ lại.

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

3. Những trường hợp dễ mắc bệnh vàng da bệnh lý

3.1 Sinh non

Khi bé không đủ tháng, không xử lý bilirubin được hoặc bé có thể bú kém hơn và giảm nhu động ruột nên ít thải được bilirubin qua phân.

3.2 Vết bầm lớn khi sinh

Phá vỡ nhiều hồng cầu hơn làm nồng độ bilirubin cao hơn.

3.3 Nhóm máu

Nếu nhóm máu của mẹ và của bé không đồng nhất, bé có thể nhận được kháng thể truyền qua nhau thai, làm cho các tế bào máu phá vỡ nhanh hơn.

3.4 Bú mẹ

Sữa mẹ có thể can thiệp vào khả năng chuyển hóa bilirubin của gan. Tuy nhiên do lợi ích lớn của sữa mẹ, các chuyên gia vẫn khuyên nên cho bé bú mẹ.

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

4. Một số biến chứng nguy hiểm của vàng da bệnh lý

Khi bé xuất hiện các biểu hiện của vàng da bệnh lý, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để theo dõi và điều trị. Nếu để lâu, vàng da bệnh lý sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho bé. Có 2 biến chứng nguy hiểm sau:

4.1 Bilirubin não cấp tính

Bilirubin đi vào trong não và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì Bilirubin rất độc hại đối với tế bào của bộ não. Khi thấy bé có các dấu hiệu như ngủ li bì, không tập trung, khóc nhiều, bỏ bí và sốt cao cần nghĩ ngay tới tình trạng Bilirubin não cấp tính.

4.2 Vàng da nhân

Khi chất Bilirubin trong cơ thể quá nhiều, gan không đào thải kịp, thì có nguy cơ thấm vào não tức là trẻ đã bị vàng da nhân gây ra tổn thương não và không phục hồi được. Khi xác định vàng da bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

5. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vàng da

  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi.
  • Xét nghiệm chức năng gan.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ.
  • Chụp CT bụng.
  • Siêu âm bụng.
  • Nội soi chụp mật tụy ngược dòng.
  • Chụp mật qua da xuyên gan.
  • Sinh thiết gan.
  • Kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu.
  • Xét nghiệm thời gian Prothrombin.

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

6. Lời khuyên dành cho các mẹ

6.1 Cách phòng bệnh vàng da bệnh lý

Vàng da có hai loại và chúng ta cần phân biệt là  vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý đều gây ảnh hưởng cho bé. Vì vậy mẹ cần thực hiện những điều dưới đây để phòng tránh bệnh vàng da.

  • Để phòng vàng da bệnh lý mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non.
  • Bố mẹ thực hiện kiểm tra nhóm máu và kiểm tra nhóm máu của bé ngay sau khi sinh để loại trừ khả năng không tương thích nhóm máu có thể dẫn đến vàng da sơ sinh.
  • Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.
  • Các chị em chuẩn bị sinh, mới sinh, thậm chí đang nuôi con nhỏ là, luôn theo dõi, chú ý thật kỹ những biểu hiện hay thay đổi của con, để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra liên quan đến tình trạng vàng da ở bé.
  • Cho bé bú 8 đến 12 lần một ngày trong vài ngày đầu đảm bảo rằng em bé không bị mất nước, giúp bilirubin thải ra nhanh hơn.

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

5.2 Khi bé bị vàng da bệnh lý mẹ cần làm gì?

  • Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. Trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn để các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.
  • Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao. Việc này sẽ thay thế máu bị hỏng của bé bằng các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh, làm tăng số tế bào hồng cầu của bé và làm giảm mức bilirubin.
  • Ngoài ra còn có thể sử dụng các biện pháp khác để giúp cải thiện tình trạng vàng da như: Tắm nắng, thuốc kháng sinh, phẫu thuật,…

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh – 5 lưu ý mẹ cần ghi nhớ

Biểu hiện vàng da bệnh lý rất rõ ràng, mẹ cần theo dỗi bé thường xuyên luôn để phát hiện nhanh chóng bệnh vàng da của trẻ. Khi phát hiện sớm, bác sĩ sẽ có những cách điều trị phù hợp và không gây nguy hiểm cho bé. Blogtretho.edu.vn mong các mẹ chăm sóc bé thật chu đáo để bé luôn khỏe mạnh các mẹ nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *