Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

Rate this post

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý là những dấu hiệu giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc nhận biết về chứng rối loạn này. Nhờ đó chúng ta có thể giúp đỡ trẻ một cách kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ cũng được can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Vậy những biểu hiện nào là đặc trưng của chứng tăng động giảm chú ý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể đánh giá đúng tình trạng của trẻ nhé. 

Bạn đang đọc: Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

1. Vì sao biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý thường bị bỏ qua

Tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD) là một dạng rối loạn về hành vi. Trong đó, trẻ thường kém tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng.

Trên thực tế, biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý không phải lúc nào cũng được các bậc cha mẹ lưu tâm. Vì hầu hết trẻ nhỏ đều rất hiếu động, và việc một đứa trẻ có phần hoạt động quá mức hơn các trẻ khác cũng không được xem là vấn đề to tát.

Chính vì vậy, một số trường hợp trẻ thực sự bị tăng động giảm chú ý nhưng không được can thiệp, giúp đỡ kịp thời. Điều này dẫn đến việc trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống. 

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

2. Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý – có những điểm đặc trưng cha mẹ có thể nhận biết

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ phụ thuộc vào mức độ rối loạn trẻ mắc phải. Tăng động giảm chú ý gồm hai phần như tên gọi: “tăng động” và “giảm chú ý”.

Một đứa trẻ có thể bị một trong hai tình trạng trên hoặc cả hai. Đôi khi ngoài ADHD, trẻ còn mắc một dạng rối loạn khác. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ bị tăng động giảm chú ý đều như vậy.

Các triệu chứng của ADHD thường bắt đầu trước khi trẻ được 12 tuổi. Ở một số trẻ em, biểu hiện của ADHD có thể nhận thấy được từ khi trẻ 3 tuổi. Các triệu chứng này có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng tùy trẻ và vẫn có khả năng tiếp tục ở tuổi trưởng thành.

Tình trạng tăng động giảm chú ý cũng xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới. Cũng như các hành vi biểu hiện của chứng rối loạn này cũng khác nhau giữa trẻ nam và trẻ nữ. Ví dụ, các bé trai có thể hiếu động hơn và các bé gái thì im lặng, không chú ý hơn. 

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

Có ba dạng phụ của ADHD:

  • Chủ yếu là không chú ý : phần lớn các triệu chứng của trẻ rơi vào tình trạng không chú ý.
  • Chủ yếu là hiếu động/ bốc đồng : phần lớn các triệu chứng của trẻ là hiếu động và bốc đồng.
  • Kết hợp : đây là sự kết hợp giữa các triệu chứng thiếu chú ý và hiếu động/ bốc đồng.

Những điểm đặc trưng trong biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý gồm:

2.1. Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý với phần lớn triệu chứng là giảm chú ý

Đối với biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý mà phần lớn triệu chứng là giảm chú ý hơn là tăng động, bạn sẽ nhận thấy trẻ:

  • Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn trong bài tập ở trường. Bạn sẽ dễ dàng biết được vấn đề này khi nhận được phản ánh của thầy cô nếu trẻ mắc lỗi quá thường xuyên.
  • Gặp khó khăn khi tập trung vào một nhiệm vụ hoặc chơi.
  • Dường như không nghe, ngay cả khi được nói chuyện trực tiếp.
  • Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn và không hoàn thành bài tập ở trường hoặc việc nhà.
  • Gặp vấn đề khi tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.
  • Tránh hoặc không thích những công việc đòi hỏi nỗ lực tập trung tinh thần, ví dụ như bài tập về nhà.
  • Hay làm mất các vật dụng cần thiết cho các hoạt động vui chơi hoặc học tập như đồ chơi, sách vở, bút chì,…
  • Dễ bị phân tâm.
  • Thường quên thực hiện một số hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như việc nhà. 

Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ 4 tuổi để con hòa nhập tốt với môi trường mẫu giáo

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

2.2. Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý với phần lớn triệu chứng là hiếu động/ bốc đồng

Đối với biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý với phần lớn triệu chứng là hiếu động/ bốc đồng, bạn sẽ nhận thấy trẻ:

  • Thường xuyên gõ tay, nhịp chân hoặc vặn vẹo trong ghế.
  • Khó ngồi yên trong lớp học cũng như trong các tình huống khác.
  • Luôn di chuyển, chuyển động liên tục.
  • Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong những tình huống không thích hợp.
  • Gặp khó khăn khi chơi hoặc thực hiện một hoạt động yên lặng.
  • Nói quá nhiều.
  • Ngắt lời người hỏi để giành câu trả lời.
  • Gặp khó khăn khi chờ đến lượt.
  • Cắt ngang các cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động của người khác. 

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

3. Chỉ dựa vào biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý, có thể kết luận con mắc phải chứng rối loạn này hay không

Chúng ta có thể nắm được biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý, nhưng liệu chỉ dựa vào đó, đã có thể kết luận con bị chứng rối loạn này hay chưa?

Chúng ta biết rằng hầu hết trẻ em khỏe mạnh đều không chú ý, hiếu động hay bốc đồng không lúc này thì lúc khác. Điển hình là trẻ mẫu giáo có khoảng thời gian chú ý ngắn và không thể gắn bó lâu dài với một hoạt động. Ngay cả ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, khoảng chú ý cũng phụ thuộc vào mức độ quan tâm.

Điều này cũng đúng với chứng tăng động. Trẻ nhỏ luôn tràn đầy năng lượng – và chúng thường vẫn nhiều năng lượng rất lâu sau khi khiến cha mẹ mệt nhoài. Ngoài ra một số trẻ tự nhiên có mức độ hoạt động cao hơn trẻ khác.

Nói tóm lại, trẻ không bao giờ được xếp vào nhóm ADHD chỉ vì chúng khác với chị em hay bạn bè của mình.

Những trẻ gặp khó khăn ở trường học nhưng hòa đồng tốt ở nhà hoặc với bạn bè có thể đang gặp một vấn đề gì khác ngoài ADHD. Điều này cũng đúng với những đứa trẻ hiếu động hoặc không chú ý ở nhà, nhưng việc học ở trường và tình bạn của chúng vẫn không bị ảnh hưởng

Như vậy, ngoài những biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý thường thấy, chúng ta còn phải dựa vào những yếu tố khác để kết luận con có bị mắc chứng rối loạn này hay không. Đó chính là trẻ phải kèm theo các điều kiện sau:

  • Các triệu chứng biểu hiện liên tục trong ít nhất 6 tháng.
  • Các triệu chứng bắt đầu trước tuổi 12. 

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý có những đặc trưng nào?

>>>>>Xem thêm: Bệnh cận thị ở trẻ em và những thông tin liên quan cha mẹ cần tham khảo

  • Các triệu chứng được thể hiện ở ít nhất hai môi trường khác nhau. Ví dụ như cả ở trường và ở nhà nhằm loại trừ khả năng trẻ hành động để đối phó với cha mẹ hoặc thầy cô.
  • Các triệu chứng khiến trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống thường ngày, trong học tập và giao tiếp xã hội.
  • Các triệu chứng không phải là một phần bột phát của quá trình phát triển hoặc một giai đoạn khó khăn nào đó và không được cải thiện tốt hơn bởi các điều kiện khác.

Chúng ta thấy rằng việc đánh giá tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ phải trải qua quá trình khá phức tạp. Nó đòi hỏi sự quan tâm, hợp tác của nhiều người và nhiều yếu tố trong các môi trường xung quanh trẻ.

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý là điều các bậc cha mẹ rất cần quan tâm. Bạn cần chú ý đến thái độ, hành vi, hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Từ đó, bạn có thể đánh giá được phần nào vấn đề trẻ gặp phải để con được can thiệp, giúp đỡ một cách kịp thời bởi những chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn. Điều này sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, học tập và quan hệ xã hội của trẻ sau này.

Theo Mayo Clinic & CDC

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *