Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm lắm đấy, bà bầu đừng chủ quan!

Rate this post

Tiêu chảy là một triệu chứng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng trong thai kỳ. Điều trị tiêu chảy đúng cách sẽ không gây nguy hiểm gì cho thai kỳ, nhưng điều trị không hợp lý có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mẹ và bé.

Bạn đang đọc: Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm lắm đấy, bà bầu đừng chủ quan!

Dưới đây là những thông tin hữu ích cho mẹ bầu.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy khi mang thai

Mẹ bầu thường bị tiêu chảy trong các tháng đầu và tháng cuối thai kỳ.

Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm lắm đấy, bà bầu đừng chủ quan!

Nếu không điều trị hợp lý tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy là đi ngoài nhiều, phân lỏng và khiến có thể mệt mỏi suy kiệt.

Một số triệu chứng khác đi kèm như nôn, buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu…

Những nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi mang thai

Bệnh tiêu chảy khi mang thai có thể do ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra. Những thực phẩm bẩn, ôi thiêu hay những món ăn quá lạ mà mẹ bầu chưa ăn trước đây có thể gây ra triệu chứng này.

Ăn quá nhiều đạm hay chất béo trong thực đơn cũng có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.

Trong một số trường hợp mẹ bầu uống bổ sung vitamin nhưng không thích ứng với cơ thể nên đào thải gây ra tình trạng tiêu chảy.

Một số vi sinh vật ký sinh trong thức ăn hay nước uống cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy ở mẹ bầu.

Một số bệnh như đau dạ dày, viêm đường ruột cũng khiến cho mẹ bầu bị mắc bệnh này trong thai kỳ.

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?

Tìm hiểu thêm: Những tuyệt chiêu giúp mẹ bầu luôn đẹp như thời son rỗi

Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm lắm đấy, bà bầu đừng chủ quan!

Tiêu chảy đi kèm buồn nôn là dấu hiệu nguy hiểm.

Bệnh tiêu chảy ở mẹ bầu có thể kéo dài từ 1- 10 ngày tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Tiêu chảy nặng khiến mẹ bầu bị mất nước và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các cơn đau bụng cũng kích thích co bóp tử cung và đe dọa đến sự an toàn của thai nhi.

Do sức đề kháng ở mẹ bầu kém hơn bình thường nên khi mẹ mắc bệnh tiêu chảy bệnh lý cũng thường nặng hơn và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Các tác động lên thai nhi có thể khiến thai nhi suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc có thể bị chết trong bụng mẹ.

Cách chữa trị bệnh tiêu chảy khi mang thai

Đầu tiên mẹ bị tiêu chảy phải bổ sung nước cho cơ thể. Tốt nhất mẹ nên chỉ uống nước đun sôi để nguội. Những loại nước như nước ép trái cây, nước hoa quả, sinh tố, hay nước có ga đều không tốt cho sức khỏe mẹ bầu lúc này.

Mẹ nên bổ sung các thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, bánh quy, các loại rau, cà rốt,… để giúp ổn định đường ruột.

Tuy nhiên mẹ nên tránh các thực phẩm khiến bệnh lý nặng têm như: trái cây sấy khô, thực phẩm béo hoặc cay, và sữa trong trường hợp bạn bị dị ứng lactose.

Mẹ bầu cũng không nên tự ý mua thuốc uống.

Trong một số trường hợp như bệnh kéo dài hơn 2 ngày, tiêu chảy đi kèm với sốt và nôn ói hay trong phân có máu thì tốt nhất mẹ bầu nên nhập việc để được chăm sóc và chữa trị tốt nhất.

Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm lắm đấy, bà bầu đừng chủ quan!

>>>>>Xem thêm: Sinh mổ ăn hoa quả gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?

Mẹ bầu nên uống nhiều nước để tránh mất nước khi tiêu chảy.

Hạn chế tiêu chảy khi mang thai

Để hạn chế chứng tiêu chảy trong mang thai mẹ bầu nên bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất mẹ cũng nên tránh xa các thức ăn sống và tái.

Mẹ không nên ăn ở các hàng quán ngoài đường vì có thể chúng không đảm bảo được vệ sinh.

Những thực phẩm nhiều gia vị và chất béo nên được hạn chế trong thực đơn của mẹ bầu.

Cuối cùng mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt để điều trị chứng tiêu chảy vì sắt là khắc tinh của bệnh này. Tuy vậy, nên không nên lạm dụng cách này vì sắt có thể gây ra chứng táo bón đấy.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *