Bị té ngã khi mang thai có đáng lo?

Rate this post

Trong thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều được dặn dò nên cẩn thận trong việc đi đứng, sinh hoạt cá nhân… Bởi bất cứ sự tác động xấu nào đến mẹ bầu cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Bạn đang đọc: Bị té ngã khi mang thai có đáng lo?

  • Bài tổng hợp các tư thế đứng, nằm, ngồi, đi lại chuẩn khi mang thai

Vì sao mẹ bầu dễ té ngã?

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi cơ thể mẹ bầu đã trở nên vướng víu, nặng nề vì chiếc bụng càng ngày càng to lên. Trọng tâm cơ thể thay đổi khiến nhiều mẹ bầu khi đi lại, sinh hoạt thường có xu hướng ngã về phía trước, việc giữ thăng bằng cơ thể không còn linh hoạt như trước nữa.

Bị té ngã khi mang thai có đáng lo?

Mệt mỏi trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ té ngã.

Thứ hai, các khớp xương của mẹ bầu cũng trở nên lỏng lẻo, mềm hơn để cơ thể thích nghi với việc mang thai và sinh nở. Vì vậy, giai đoạn thai kỳ mẹ bầu đừng quá tin tưởng vào đôi chân của mình nhé, các khớp chân lúc này không còn được “vững chãi” như xưa, dễ khiến mẹ bầu bị té ngã nếu bất cẩn đấy.

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho mẹ bầu dễ té ngã là sự mệt mỏi hay cảm giác hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy yếu…

Các mức độ ảnh hưởng của việc té ngã lên thai nhi

Trong bụng mẹ, thai nhi được bảo vệ một cách chắc chắn trong túi ối và ngăn cách với bên ngoài bằng một lớp màn mỏng và khoang bụng. Thế nên các cú ngã bình thường không gây tổn hại đến bé.

Nhưng những cú ngã nghiêm trọng với những va chạm lớn sẽ gây ra nguy hiểm. Chính vì vậy mẹ bầu cần đi đứng cẩn thận, tránh té ngã hoặc va đập để hạn chế rủi ro cho thai nhi thấp nhất nhé.

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang bỏ túi cho mẹ bầu đi spa làm đẹp, thư giãn

Bị té ngã khi mang thai có đáng lo?

Mẹ nên mang dép thấp để tránh té ngã.

Mẹ bầu lỡ bị té ngã, phải làm gì?

Chẳng may mẹ bầu bị té ngã hãy chú ý đến cơ thể. Nếu mẹ bầu cảm thấy có gì bất ổn trong cơ thể như bị chảy máu âm đạo, co thắt tử cung, thai nhi chuyển động giảm hoặc cảm thấy đau… hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám điều này sẽ giúp bạn được yên tâm hơn. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim, và sẽ siêu âm thai nhi. Việc siêu âm rất quan trọng, vì siêu âm sẽ đưa ra những kết luận dựa trên những cơ sở riêng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tổn thương ở bạn.

Trường hợp không may mắn bị ngã và gãy xương, cần phải điều trị bằng tia X-quang hoặc mổ, mẹ bầu cần phải nói ngay với bác sĩ trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm hoặc phương pháp điều trị nào.

– Nếu buộc phải sử dụng tia X –quang, vùng chậu và vùng bụng của mẹ bầu cần phải được che chắn lại, tránh tia X –quang chiếu vào.

– Phương pháp gây mê hoặc làm giảm đau cũng có thể cần thiết nếu gãy xương không nghiêm trọng và chỉ cần đến biện pháp kẹp chân. Tránh sử dụng thuốc gây mê là tốt nhất cho cả hai mẹ con. Dùng thuốc giảm đau nhưng ở một liều lượng tối thiểu.

– Nếu mẹ bầu buộc phải sử dụng phương pháp gây mê để chữa trị gãy xương, thai nhi cần phải được theo dõi một cách chặc chẽ.

Phòng tránh té ngã trong thai kỳ

– Để tránh các nguy cơ, trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu tránh chủ quan khi đi đứng. Lựa chọn giày thấp, đế bằng và vừa chân để hỗ trợ đi lại tốt nhất.

– Hãy cẩn thận vào mùa mưa các bãi đỗ xe hoặc lề đường bị ướt rất dễ bị té ngã. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần lưu ý khi lên xuống cầu thang, đừng quên vịn vào tay vịn cầu thang khi đi.

– Khi đi toilet hoặc vào nhà tắm nên mở đèn trước khi bước vào, và cần chú ý sàn nhà vì thông thường sàn toilet hoặc nhà tắm rất hay ướt và dễ bị té nếu mẹ bầu không cẩn thận.

– Khi đi bộ hãy đi chỗ sáng và cố gắng đi vào bên lề đường. Hãy đi chậm hơn vì bụng mẹ bầu đang ngày càng to, mẹ sẽ không thể đi nhanh như trước đây.

– Chóng mặt, hoa mắt là một trong những nguyên nhân tác động khiến mẹ bầu dễ té ngã. Để hạn chế tác động này mẹ bầu nên:

+ Nằm nghiêng sang trái khi ngủ và kê một chiếc gối mỏng ở hông. Điều này tạo điều kiện để các mạch máu được lưu thông hiệu quả. Việc nằm ngửa khiến cho mạch máu bị chèn ép không thể lưu thông dẫn đến thiếu máu lên não gây ra chóng mặt.

Bị té ngã khi mang thai có đáng lo?

>>>>>Xem thêm: Mang thai tháng thứ 6: mẹ thay đổi rõ về ngoại hình, con vận động nhiều hơn

Nếu cảm thấy cơ thể bất ổn sau khi té ngã. Mẹ bầu nên khi khám.

+ Mẹ không nên đứng lên hay ngồi xuống bất ngờ sẽ dễ bị choáng. Mọi hành động nên nhẹ nhàng và lưu tâm đến yếu tố an toàn nhiều hơn các mẹ nhé.

+ Tránh để cơ thể căng thẳng hay mệt mỏi.

+ Đừng quên bổ sung vitamin C để cơ thể hấp thu sắt tốt tạo đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể.

+ Cuối cùng mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tránh có thể suy kiệt.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Đứng nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi
  • 5 tư thế ngồi không tốt cho sức khỏe mẹ bầu
  • Vì sao thai phụ không nên leo cầu thang vào những tháng cuối?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *