Nhiều mẹ bầu tăng hơn 20 kg trước khi lên bà đẻ đã phải mắt chữ A, miệng chữ O khi nghe mẹ bầu này chia sẻ chế độ ăn mà mẹ chỉ tăng 5 kg, sinh con nặng 3.4 kg.
Bạn đang đọc: Bí quyết ăn uống 9 tháng mang thai của mẹ bầu chỉ tăng 5kg, sinh con nặng 3.4 kg
Mới đây, trên mạng xã hội, nhiều mẹ bỉm sữa truyền tay nhau chế độ ăn uống của một bà mẹ trong suốt quá trình thai kì chỉ tăng 5 kg, nhưng sinh em bé nặng 3.4kg. Chính vì thế, chỉ sau khi sinh ít hôm, bà mẹ này đã lại dáng, lấy lại vòng eo 58.
Ngọc Châm chụp ảnh cùng Á hậu Tú Anh trong một sự kiện thời trang
Dù đã trải qua 2 lần sinh nở nhưng nhan sắc của bà mẹ này không hề lép vế khi đứng cùng á hậu. Bà mẹ có bí quyết thần kì này là Nguyễn Ngọc Châm- trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chị Châm đã chia sẻ về chế độ ăn uống khi mang thai của bà mẹ 2 con này:
Giai đoạn 1:Từ tháng thứ 1-3
Con phát triển về hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể như: tim, phổi… Trong giai đoạn này nên bổ sung những thứ như các loại vitamin tổng hợp hay thuốc bổ cho nhai nhi. Khi uống thuốc bổ sung vitamin sẽ chỉ vào con mà không vào mẹ đâu nhé. Giai đoạn này phát triển cơ quan chính nên các mẹ cần nạp những thứ phát triển cơ quan não bộ, chứ không nên ăn những thứ như tinh bột, đồ ngọt….
Nhiều bà mẹ ăn tinh bột hay nhiều đồ ăn ngọt ở tháng này nói thật chỉ vào mẹ thôi chứ không vào con đâu. Cho nên giai đoạn này ai mà nghén ăn cơm hay tinh bột thì thôi rồi vèo vèo lên cân cũng nhiều lắm luôn. Mà hầu hết muốn con to thì không nên ăn tinh bột vào tháng này. Nên ăn nhẹ nhàng như bình thường song cẩn trọng kĩ lưỡng chọn thức ăn cho bà bầu hơn vì khi mang bầu nên ăn uống sạch sẽ.
Giai đoạn 2: Từ tháng thứ 3-6
Trẻ hình thành xong hầu hết các bộ phận trong cơ thể, đại loại đã hình thành hình dạng và các bộ phận cơ thể con người như chân – tay…. Bây giờ là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác…- những cơ quan để cảm nhận và cử động.
Để tốt cho con, các mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt, như đồ hải sản. Tháng này các mẹ vẫn uống thuốc bổ để phát triển thai nhi nhưng sữa bầu nên giảm dần. Ăn uống như bình thường không ăn nhiều tinh bột. Mỗi bữa chỉ 1 bát cơm nhưng ăn rất nhiều thức ăn và không ăn đồ ngọt. Ăn đồ ngọt nhiều trong quá trình mang thai không tốt sẽ bị tiểu đường thai nghén dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé và có thể dẫn đến bé bị bệnh tim mạch nhé. Uống sữa bầu nhớ hạn chế sữa nào quá ngọt vì sữa bầu tăng cân rất nhanh. Nếu bạn nào mà hay bị đói thì nên ăn nhiều hoa quả để quên đi cơn đói. Nếu bạn nào thèm ăn cơm nên ăn nhiều bữa chia nhỏ ra, mỗi bữa chỉ 2 thìa cơm ăn gọi là cho đỡ thèm. Chứ đừng thèm mà ăn đến 3-4 bát thì thực sự hối hận không kịp.
Giai đoạn 3: Từ tháng thứ 6–9
Thai nhi phát triển về da và thịt, đại loại là lớp mỡ dưới da. Giai đoạn này giúp bé bớt nhăn nheo hơn những tháng trước nên cần phát triển cân cho bé theo kg các mẹ mong muốn ở. Chị em nên bắt đầu ăn nhiều tinh bột và cấp tốc uống sữa để tăng cân nhanh, bản thân mình uống nhiều sữa giai đoạn này còn tăng cân rất nhanh luôn.
Ở giai đoạn này, mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ ngày, ngày uống 2-3 ly sữa. Trẻ sẽ phát triển về chỉ số cân nặng nhưng chỉ nên dưới 3 đến 3,5 kg. Nếu phát triển hơn ngoài 3,5kg thì bé dễ bị bệnh tim mạch (dễ chứ không phải bị). Ngoài ra, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân hay biến dạng mặt nhé.
Ngoài ra các mẹ cũng nên uống nước dừa ngày 2 đến 3 quả. Ngày trước được cái em thích uống nước dừa, ngày uống 4-5 quả thay nước lọc luôn nên đẻ 2 đứa con đứa nào cũng trắng muốt luôn. Các mẹ tăng cân nhiều quá vừa không tốt cho sức khỏe lại làm cơ thể không phản ứng kịp khiến da không co giãn, đàn hồi kịp sẽ dễ bị rạn da và sau sinh da bị chảy xệ.
Cùng ngắm thêm hình ảnh của Ngọc Châm ở thời điểm hiện tại
Bà mẹ 2 con có vòng eo 58
Tìm hiểu thêm: Những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý
Ngọc Châm tự tin khoe dáng dưới mọi ống kính
Ngọc Châm còn còn làn da trắng sứ khiến nhiều người mơ ước
>>>>>Xem thêm: Bà bầu có nên dùng viên uống bổ sung vitamin trong suốt thai kỳ?
Ngọc Châm chỉ tăng 5 kg khi mang bầu nhưng sinh con nặng 3.4 kg
Theo PNO