Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

Rate this post

Bị bỏng ở trẻ em là dạng tai nạn mà có lẽ tất cả các cha mẹ không bao giờ muốn trẻ gặp phải vì mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài của nó cả về mặt tâm lý và thể lý. Do đặc điểm cấu tạo của làn da (nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp khi bị bỏng) và cả cơ thể của trẻ còn non yếu, chưa hoàn chỉnh nên dù mức độ bỏng nhẹ cũng có thể để lại hậu quả xấu cho cơ thể con.

Bạn đang đọc: Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

Để phòng ngừa bỏng cũng như hạn chế tối đa những tổn thương do bỏng gây ra (nếu có), các cha mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin liên quan rất hữu ích dưới đây nhé.

1. Bỏng là gì?

Bỏng là tình trạng chấn thương trên da hoặc mô do tiếp xúc với nhiệt (quá nóng hoặc quá lạnh), điện, hóa chất, ma sát và bức xạ có thể từ cả chất lỏng, chất rắn hoặc chất cháy.

Đối với trẻ em, do lớp da mỏng hơn người lớn, lớp tế bào sừng hóa cũng mỏng nên việc che chở bảo vệ cho các lớp tế bào bên trong còn khá yếu. Do vậy, trẻ em bị bỏng thường bị tổn thương sâu hơn.

Tuy nhiên, do khả năng phục hồi của trẻ nhanh nên nếu được sơ cứu và điều trị đúng cách, trẻ có thể lành vết thương một cách nhanh chóng hơn.

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

2. Những con số đáng chú ý về tai nạn bỏng ở trẻ em tại Mỹ

Theo các thống kê liên quan đến bỏng ở trẻ em thì có những con số đáng chú ý sau:

  • Những tổn thương do tai nạn không chủ ý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 14 tuổi.
  • Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn không chủ ý tại nhà là bỏng, chết đuối, nghẹt, hóc dị vật , ngộ độc té ngã và súng.
  • Bỏng và hỏa hoạn là nguyên nhân phổ biến thứ năm gây tai nạn và tử vong cho cả trẻ em và người lớn, với con số ước tính khoảng 3.500 người mỗi năm.
  • Gần 75% các trường hợp bỏng do nước (hoặc các loại chất lỏng) sôi là phòng ngừa được.
  • Trẻ mới biết đi và trẻ em nói chung thường bị bỏng do chất lỏng sôi hoặc lửa.
  • Hầu hết trẻ em dưới 4 tuổi phải nhập viện vì bỏng là do bỏng nước sôi (65%) và bòng tiếp xúc (20%).
  • Bỏng từ nước sôi, nóng gây ra nhiều ca tử vong và nhập viện hơn bất cứ bỏng từ chất lỏng nào khác.

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

Tuy nhiên, trong vòng 30 năm qua các thương tích do bỏng đã giảm đi do một số nguyên nhân như:

  • Sự tăng cường sử dụng các thiết bị báo cháy.
  • Tính dễ cháy của các sản phẩm tiêu dùng như đồ chơi hay đồ ngủ được quy định chặt chẽ theo liên bang.
  • Chính phủ Hoa Kỳ giám sát an toàn tại nơi làm việc.
  • Việc phòng chống thương tích do bỏng và vấn đề an toàn cháy nổ được đặt làm trọng tâm hơn.
  • Giảm hút thuốc.
  • Máy nước nóng tại nhà và các khu vực công cộng được cài đặt nhiệt độ thấp hơn để hạn chế bỏng nước.
  • Có ít đám cháy mở hơn.

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

3. Một số hình thức bỏng thường gặp ở trẻ

3.1 Bỏng do nhiệt

3.1.1 Tình trạng bỏng do nhiệt

Bỏng do nhiệt là dạng bỏng phổ biến nhất đối với trẻ em. Bỏng do nhiệt nóng, nhiệt lạnh và lửa đều có thể gây tổn thương nghiêm trọng và để lại hậu quả lâu dài đối với trẻ.

Bỏng do nhiệt nóng:

  • Nhiệt ướt: là bỏng do nước sôi, nước nóng, dầu sôi, hơi nước, nhựa đường, thức ăn nóng sôi. Bỏng do nhiệt ướt có thể gây bỏng sâu rất nguy hiểm.
  • Nhiệt khô: là bỏng do tiếp xúc với các vật nóng ở nhiệt độ cao từ 800 đến 1400oC như bàn ủi, khí nóng, bô xe, kim loại nóng. Bỏng do nhiệt khô cũng gây bỏng sâu.

Bỏng do nhiệt lạnh : là bỏng do tiếp xúc hoặc ở trong môi trường cóng lạnh như nước đá hay nitơ lỏng.

Bỏng do lửa : là bỏng do tiếp xúc với lửa có thể gây tổn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng, và là dạng bỏng thường gặp.

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ với những căn bệnh thường gặp nhất

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

3.1.2 Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nhiệt

Khi trẻ bị bỏng nhiệt, việc cần làm trước tiên là cách ly trẻ khỏi nguồn nhiệt, sau đó bạn cần thực hiện những thao tác sau:

  • Làm mát khu vực tiếp xúc với nhiệt bằng nước sạch cho tới khi cơn đau giảm.
  • Nếu da tại vị trí bỏng bị phồng rộp lên, bạn không nên làm vỡ nó.
  • Bạn cần bảo vệ vùng da bị bỏng bằng cách băng gạc vô trùng hoặc vải sạch.
  • Nếu quần áo của trẻ bị dính vào vết bỏng, đừng cố cởi nó ra mà hãy dùng kéo cắt quanh khu vực bị bỏng, và đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.
  • Không bôi bất kỳ loại thuốc mỡ, dầu hoặc thuốc xịt nào vào vết bỏng.
  • Nếu trẻ bị bỏng ở khu vực tay, chân, háng, mặt, mắt hoặc một vùng cơ thể rộng, hãy liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ khẩn cấp.

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

3.2 Bỏng do điện

3.2.1 Tình trạng bỏng do điện

Bỏng do điện là dạng bỏng rất nguy hiểm vì khi luồng điện truyền qua cơ thể, sẽ gây ảnh hưởng không chỉ trên bề mặt da mà còn tới các bộ phận khác trên cơ thể như tim, phổi, cơ, xương, mạch máu, não. Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ có thể mất mạng hoặc bị mang các di chứng lâu dài.

Bỏng điện hay điện giật là có thể từ các luồng điện từ các vật dụng, dây điện bị hở điện, tia lửa hồ quang điện hay sét đánh.

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

3.2.2 Cách xử lý trẻ bị bỏng điện

Khi trẻ bị bỏng điện trước tiên bạn cần rút phích cắm của thiết bị gây bỏng hoặc ngắt nguồn điện trước khi chạm vào người trẻ, gọi cấp cứu, sau đó cần thực hiện những thao tác sau:

  • Kiểm tra xem trẻ còn thở hay không. Nếu trẻ không thở được, hãy thực hiện hồi sức tim phổi cho trẻ.
  • Bảo vệ khu vực bị bỏng bằng băng gạc vô trùng hoặc khăn vải sạch.
  • Không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì.
  • Đặt trẻ nằm ngửa trừ khi bạn nghi ngờ trẻ bị thương ở cổ hay lưng. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị chấn thương vùng cổ hoặc lưng, không được di chuyển trẻ cho tới khi nhân viên y tế tới.
  • Nếu trẻ bị nôn mửa hoặc bị thương nặng ở vùng mặt hay miệng, bạn có thể đặt trẻ nằm nghiêng.
  • Giữ ấm cho trẻ bằng chăn hoặc quần áo nhưng không sử dụng nguồn nhiệt để sưởi ấm cho trẻ.

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

Do bỏng điện gây các tổn thương cho các bộ phận bên dưới da, mà chúng ta không thể nhìn thấy được vì vậy ngoài việc sơ cứu đúng cách cho trẻ, bạn cần liên lạc khẩn cấp để trẻ nhận được sự trợ giúp y tế một cách sớm nhất.

Như vậy, bị bỏng ở trẻ em có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng vì ngoài việc cơ thể trẻ còn quá non nớt, sự nhận thức về nguy hiểm và rủi ro của trẻ cũng chưa được hình thành đầy đủ. Trẻ lại thường có xu hướng mải vui chơi mà trở nên ít chú ý hơn khi quá nóng hoặc quá lạnh, cho đến khi mọi thứ trở nên quá muộn. Vì vậy, để phòng tránh bỏng cho trẻ, tốt nhất bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn gây bỏng. Bên cạnh đó bạn cũng nên nắm được cách xử lý cơ bản đúng cách khi trẻ bị thương do bỏng, để giúp giảm thiểu tổn thương cho trẻ, bạn nhé.

Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Các kiểu tóc cho bé trai hot nhất năm 2020 bố mẹ hãy tham khảo ngay

  • Lời nhắn từ Blogtretho.edu.vn đến các bậc phụ huynh

Những ngày nghỉ đến gần, mùa hè cũng đang về đến cửa, trẻ vui chơi hay cùng gia đình đi du lịch với gia đình,…đều sẽ không tránh khỏi những phút rời khỏi tầm mắt của cha mẹ. Vì vậy, việc một số tai nạn xảy ra với trẻ như té ngã, đứt tay, bị bỏng,…thậm chí là đuối nước đều có thể xảy trong tích tắc, mà chúng ta không kịp để mắt. Trong đó, tai nạn bỏng có thể được xem là một trong những tai nạn dễ dẫn đến các mức độ nghiêm trọng, để lại hậu quả nhất định, không chỉ từ tình trạng tai nạn, mà còn từ cách xử lý của cha mẹ.

Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy tham khảo thông tin hữu ích đã chia sẻ ở trên, như một phần quan trọng bổ sung vào kỹ năng của mình. Điều này nhằm luôn bảo vệ con, cũng như xử lý nhanh, sơ cứu đúng cách, giảm thiểu tổn thương nếu chẳng may trẻ nhà mình, hoặc những trẻ khác mình vô tình gặp trong trường hợp trẻ bị bỏng nhé.

Lily Nguyễn lược dịch và tổng hợp

Nguồn tham khảo: Hopkins Medicine, NCBI & WHO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *