Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

Rate this post

Bệnh zona ở trẻ em rất phổ biến và nếu không biết cách phòng tránh, điều trị hợp lý, có thể gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên không mọi bố mẹ đều biết rõ về bệnh zona này. Bài viết  của Blogtretho.edu.vn dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bố mẹ và từ đây, bố mẹ sẽ có cách bảo vệ, chăm sóc con mình thật tốt nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

1. Bệnh zona ở trẻ em có đáng sợ không?

  • Bệnh zona có tên gọi dân gian là bệnh giời leo, là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Khi bạn hết thủy đậu, virus vẫn có thể sống trong hệ thần kinh trong nhiều năm trước khi tái hoạt lại gây ra bệnh zona. Bệnh zona cũng có thể được gọi là herpes zoster.
  • Bệnh này không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng nhưng có thể gây đau. Vắc-xin có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona, điều trị sớm có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Bệnh zona thần kinh là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh zona. Tuy nhiên, virus gây bệnh thủy đậu và bệnh zona không phải là virus gây ra mụn rộp hoặc herpes sinh dục, một tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do virus varicella-zoster, nó có thể kích hoạt lại và đi dọc theo đường thần kinh đến da và tạo ra các bóng nước và bao gồm các loại virus gây mụn rộp và herpes sinh dục.
  • Zona ở các vùng thần kinh nhạy cảm cũng gây nguy hiểm đến các bộ phận chức năng liên quan như mắt và thị lực. Một vài trường hợp bệnh Zona thần kinh gây ra một số viêm nhiễm như viêm mô, gây nhiễm trùng da, vùng da viêm sẽ tấy đỏ và đau đớn.
  • Đau đầu thần kinh có thể xuất hiện ở người bệnh zona nếu không điều trị bệnh zona kịp thời.
  • Căn bệnh này thường có độ lây nhiễm rất cao.

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

2. Bệnh zona ở trẻ em phát triển như thế nào?

Zona thường kéo dài từ 2 – 4 tuần, sau đó chúng sẽ biến mất. Thế nhưng, cần lưu ý là bệnh này chỉ xảy ra ở những người đã bị thủy đậu trước đó. Có những nguyên nhân gây ra bệnh zona trẻ em, cụ thể như dưới đây:

  • Cơ thể trẻ không có tính đề kháng cao vì hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chưa thể phát huy hết chức năng bảo vệ cơ thể.
  • Vì nhiễm virus herpes gây mụn rộp sinh dục và lở miệng.
  • Thời tiết mưa, ẩm ướt ở những nước có khí hậu nóng ẩm gió mùa là điều kiện lý tưởng để lây truyền bệnh nhanh chóng.
  • Khi bé tiếp xúc với nọc độc của côn trùng như con bọ giời, kiến ba khoang hoặc sâu ban miêu.
  • Khi cơ thể chúng ta mệt mỏi, stress kéo dài là điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh.

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

3. Phát hiện bệnh zona ở trẻ em ra sao?

Phát hiện bệnh zona qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Bệnh thường xuất hiện từng mảng nhỏ, theo sau là phát ban đỏ. Các biểu hiện phát ban bao gồm:
  • Các mảng đỏ.
  • Xuất hiện của các mụn nước, tập trung thành từng chùm.
  • Bóng nước đầy dịch và dễ vỡ.
  • Phát ban khu trú xung quanh từ cột sống đến thân mình.
  • Phát ban trên mặt và tai.
  • Ngứa.
  • Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược và hay quấy khóc.

Có thể xuất hiện một số cơn đau đi kèm :

  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Nhức đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Yếu cơ.
  • Đau dây thần kinh dưới da.

Biểu hiện chung của Zona thần kinh là nổi dộp, bênh cạnh đó kèm theo triệu chứng sốt cao, nổi mẩn ngứa.

Biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng

  • Đau hoặc phát ban có liên quan đến mắt, cần được điều trị để tránh tổn thương mắt vĩnh viễn.
  • Mất thính lực hoặc đau ở một tai dữ dội, chóng mặt hoặc mất vị giác, có thể là triệu chứng của hội chứng Ramsay Hunt.
  • Nhiễm trùng vi khuẩn, bạn có thể gặp phải nếu làn da trở nên đỏ, sưng và ấm khi chạm vào.
  • Mụn nước không biến mất sau 10 – 14 ngày.
  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi và những mụn nước có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Đau và ngứa ở những nơi nổi mụn nước.

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

4. Chữa trị bệnh zona ở trẻ em bằng cách nào?

4.1 Chữa trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc trị zona để kiểm soát nhiễm trùng và tăng tốc độ lành bệnh, giảm viêm và giảm đau cho bé. Tuy nhiên cần được bác sĩ kiểm tra để không gây ảnh hưởng cho bé.

4.1.1 Các thuốc kháng virus

Làm chậm quá trình phát ban của bệnh zona, đặc biệt nếu bạn dùng thuốc trong vòng 72 giờ ngay sau khi có triệu chứng. Các thuốc trị zona thuộc nhóm thuốc kháng virus gồm:

  • Acyclovir (Zovirax).
  • Famciclovir (Famvir).
  • Valacyclovir (Valtrex).
4.1.2 Thuốc giảm đau

Giúp trẻ giảm bớt khó chịu bởi các dấu hiệu của bệnh zona, giúp bé loại bỏ chứng đau dây thần kinh sau zona bạn có thể mắc phải sau khi phát ban và mụn rộp của bệnh zona biến mất.

  • Acetaminophen.
  • Ibuprofen.
  • Naproxen.
4.1.3 Thuốc trị zona theo toa
  • Kem capsaicin: bạn hãy cẩn thận không để kem dính vào mắt trẻ.
  • Thuốc tê: bạn có thể bôi lidocain (Lidoderm, Xylocaine) giảm đau cho trẻ. Thuốc này có thể có nhiều dạng khác nhau như kem, nước thơm, miếng dán, bột và thuốc xịt.
  • Thuốc kháng sinh: bạn có thể cần những loại thuốc này nếu vi khuẩn gây nhiễm trùng da và phát ban. Tuy nhiên, nếu không bị nhiễm vi khuẩn, bạn không cần dùng kháng sinh cho trẻ.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Có rất nhiều loại thuốc có thể giúp giảm đau sau khi da đã lành như amitriptyline, desipramine (Norpramin) và nortriptyline (Aventyl, Pamelor). Các thuốc này cũng có thể giúp trị trầm cảm, nếu bị trầm cảm kèm với bệnh zona. Bác sĩ có thể cho bạn biết những rủi ro và lợi ích của thuốc.
  • Khi sắp khỏi bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ và kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi ngừa sẹo, giảm ngứa để ngăn ngừa tình trạng sẹo lồi, sẹo lõm cho trẻ.

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

4.2 Điều trị bệnh zona cho trẻ em tại nhà

4.2.1 Bằng thảo dược
  • Bột yến mạch giúp giảm sự lây lan của các mụn nước và giảm ngứa.
  • Hỗn hợp giấm và nước giúp giảm cảm giác ngứa ở những vùng nổi mụn nước.
  • Sử dụng gel lô hội và những loại kem dưỡng có chứa vitamin E để giúp trẻ giảm cảm giác ngứa.
  • Baking soda cũng có thể giúp giảm cảm giác ngứa.
4.2.2 Phương pháp dân gian

Lá sung

Có vị chát và có tính kháng khuẩn tiêu viêm hiệu quả nên sẽ làm sạch vết zona, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tránh lây lan.

Lấy một vài lá sung, giã nát thêm chút giấm ăn thông thường rồi đắp lên vết bị zona sau vài lần thì vết zona sẽ tự động khô dần đi và khỏi hẳn.

Rau sam

Có tác dụng kháng khuẩn làm lành vết thương nhanh chóng vì rau sam có tính hàn, làm dịu vết zona và giảm sưng tấy, làm khô vết thương nhanh chóng nhất.

Lấy một nắm rau sam nhỏ ngâm nước muối loãng, để ráo rồi giã nát rồi lấy nước của lá sau đó trộn thêm tí băng phiến vào và bôi tại vết zona ngày 3 lần.

Cây nhọ nồi (cây cỏ mực)

Được coi như một thần dược có khả năng chữa zona tuyệt vời. Nó có khả năng kháng khuẩn làm khỏi vết đau chỉ sau vài ngày, hạn chế sự lây lan ra các khu vực khác.

Trên các vết zona bạn hãy sử dụng nước ép cây nhọ nồi thêm vài hạt muối bôi trực tiếp lên đó.

Nha đam

Nha đam cũng được dùng như một cách trị giời leo ở trẻ em rất hiệu quả. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng nha đam cho bé.

Cắt bỏ hết phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ lấy phần thịt màu trắng trong suốt bên trong bỏ ngăn lạnh. Đắp kín lên vùng da đang bị mụn của bé, để yên như thế trong 20 phút.

Đậu xanh

Đây là phương pháp vừa an toàn vừa dễ tìm của bố mẹ có thể áp dụng cho bé.

Lấy lượng đậu xanh vừa đủ đem rửa thật sạch rồi đem giã hoặc xay nhuyễn. Tiếp đến cho một ít nước vo gạo vào trộn đều rồi đắp lên vùng da bị bệnh.

Mật ong

Mật ong có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus cực mạnh, nên có thể góp phần điều trị giời leo tại nhà, xoa dịu các nốt giời leo.

Thoa một lớp mật ong mỏng lên vùng da bị bệnh và để nguyên trong vài tiếng. Thực hiện trong vài ngày bạn sẽ thấy những biến chuyển tích cực.

Tìm hiểu thêm: Muốn con có đôi chân dài như “siêu mẫu” mẹ đừng quên thường xuyên làm 4 việc sau

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

5. Liệu có phòng chống được bệnh zona ở trẻ em không?

  • Đảm bảo rằng trẻ đã được tiêm ngừa thủy đậu. Mặc dù bệnh zona có thể xuất hiện nhiều lần nhưng việc tiêm vắc xin có thể làm giảm khả năng bùng phát bệnh.
  • Nếu trẻ có anh chị em, không nên để những đứa trẻ khác dùng chung các vật dụng cá nhân với trẻ bị bệnh zona.
  • Giữ cho trẻ tránh xa những đối tượng đang bị bệnh zona thần kinh, không cho trẻ tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh là cách tốt nhất để không bị lây nhiễm .
  • Nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ (rửa tay chân trước khi ăn, tắm rửa thường xuyên, không cho trẻ vui chơi ở nơi có nhiều bụi bẩn).
  • Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên trang bị đầy đủ cho trẻ một số vật dụng che chắn như nón, áo khoác, khẩu trang y tế, nhất là vào mùa mưa.
  • Nên bổ sung cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng như cam, ngũ cốc, rau có màu xanh, đậu, cà chua, gà, sữa và trứng…
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế căng thẳng, tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa hoạt tính của virus gây bệnh.
  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn gây bệnh zona không còn điều kiện để phát triển.

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

6. Khi trẻ bị bệnh zona bố mẹ cần chăm sóc làm sao?

6.1 Nên làm

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn giữ cho da trẻ khô và sạch sẽ để tránh lây sang các bộ phận khác.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái để tránh các mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều và hạn chế tình trạng chúng bị vỡ.
  • Đắp khăn lạnh, chườm đá để giảm đau. Hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vết thương bị loét từ các nốt mụn mủ để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng.
  • Dùng băng sạch ngâm nước lạnh, đặt vào vùng da đang bị tổn thương khoảng 20 phút. Thực hiện 7-8 lần/ngày, không chà xát mạnh mà chỉ áp miếng gạc lên, tránh làm vỡ mụn nước.
  • Sử dụng đồ cá nhân, khăn mặt, chăn mềm riêng, chọn loại có chất liệu mềm mịn để tránh gây tiếp xúc da.
  • Phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Trẻ vẫn có thể tắm rửa bình thường, chỉ lưu ý là không gãi, không chà xát trực tiếp xà phòng lên vùng da bị bệnh.
  • Cho bé uống nhiều nước hơn nhất là các loại nước hoa quả, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng.
  • Dùng nước muối pha loãng, nước muối sinh lý để làm sạch vùng da bị bệnh mỗi ngày 3 lần. Nước muối được xem là chấy khử trùng và giảm ngứa rất tốt.
  • Tắm nước mát để làm dịu da, giảm ngứa và đau do bệnh zona gây ra.

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

6.2 Không nên làm

  • Không cho trẻ đến trường hoặc tiếp xúc trực tiếp với bất cứ ai nếu các mụn nước bị chảy mủ.
  • Không băng các vết mụn nước lại.
  • Không sử dụng các loại kem có chứa kháng sinh vì chúng làm chậm quá trình lành bệnh.
  • Chạm hoặc ấn vào các mụn nước.
  • Kiêng cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây kích ứng da như hải sản, thịt bò, rau muống, thịt gà, sữa, trứng… để da được hồi phục hiệu quả.
  • Không nên tự ý đắp các loại thuốc lá, thuốc nam điều trị tại nhà hoặc sử dụng các phương pháp truyền miệng như đắp đỗ xanh, gạo nếp…lên vết thương hở trên da của trẻ.
  • Không tự ý mua thuốc bôi lên da hoặc cho trẻ uống nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Bạn không nên cậy vảy bởi nguy cơ để lại sẹo trên da bé rất cao, hãy để chúng tự bong tróc.
  • Cần phải tránh thức uống có đường.
  • Những loại thực phẩm có chứa Gelatin và Collagen có xu hướng thúc đẩy virus bệnh giời leo như: Lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng,..

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

7. Làm sao để phân biệt được bệnh zona và bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh zona và bệnh thủy đậu ở trẻ em rất thường gặp và 2 bệnh có nhều điểm giống nhau. Hãy cùng xem bệnh zona và bệnh thủy đậu có gì khác nhau, để các phụ huynh phân biệt được nhé.

  • Thủy đậu và Zona đều do vi rút Varicella Zoster (hay còn gọi là Herpes Zoster) gây ra. Tuy nhiên, nếu thủy đậu do vi rút này trực tiếp gây ra thì Zona chỉ là do vi rút này tái hoạt động sau khi người bệnh đã mắc thủy đậu gây ra, chứ không phải do một đợt vi rút mới tấn công.
  • Bệnh thủy đậu, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, đau nhức và đặc biệt là các mụn nước xuất hiện khắp cơ thể, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Các nốt mụn nước của bé bị zona chỉ nổi lên trên một vùng da cố định chứ không phải toàn thân. Các nốt mụn Zona thường gây đau rát và cũng thường kéo dài hơn so với các mụn nước thủy đậu.
  • Bệnh thủy đậu chỉ mắc 1 lần trong đời trong khi đó, zona có thể tái phát đi tái phát lại trong suốt cuộc đời trẻ. Do đó, để phòng tránh zona quay trở lại, cũng như phòng tránh một số bệnh trẻ em điển hình khác, chúng ta nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ vì zona chỉ tấn công khi sức đề kháng cơ thể kém.

Bệnh zona ở trẻ em và những câu hỏi liên quan thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh cực hiệu quả bố mẹ hãy áp dụng ngay

Bệnh zona ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt và vui chơi của bé. Để phòng ngừa bệnh và chữa trị thì bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc bé yêu mình tốt hơn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu gây zona hay  bệnh giời leo  này. Và điều quan trọng nhất là, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khi thấy những biểu hiện bất thường, để có kết quả kiểm tra cho bé chính xác nhất bố mẹ nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *